Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại trường dạy nghề trẻ khuyết tật huyện thanh trì (Trang 81 - 84)

9. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Hoạt động dạy nghề may

3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy

- Thuận lợi:

+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp dạy may đã có nhiều năm kinh nghiệm dạy nghề cho TKT và đạt được nhiều thành tích tốt. Giáo viên dạy may, thường xuyên được nhà trường tạo điều kiện giao lưu, chia sẻ với giáo viên dạy nghề ở các cơ sở bảo trợ xã hội cho NKT trên địa bàn Hà Nội.

+ Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết với công việc và yêu thương trẻ. Giáo viên giảng dạy lớp nghề đều là những nhân viên CTXH bán chuyên, các cô có nhiều kỹ năng trong giảng dạy, tiếp xúc với trẻ khuyết tật, giáo viên nhà trường đều được đào tạo những kỹ năng giao tiếp cơ bản với trẻ khuyết tật nghe nói và khá thành thạo ngôn ngữ ký hiệu.

Giáo viên nhà trường phần lớn đã được học qua các lớp học ngắn hạn về CTXH. Là ngôi trường với đặc thù có nhiều TKT đang theo học với những dạng tật khác nhau trừ khuyết tật nhìn, giáo viên của nhà trường đều được đào tạo, thực hành kỹ năng giảng dạy, ứng xử với trẻ khuyết tật. Các cô giáo nhà trường đều khá thành thạo ngôn ngữ ký hiệu nên khả năng giao tiếp với trẻ khuyết tật nghe nói là rất tốt. (PVS. hiệu trưởng nhà trường)

+ Nhà trường luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể trong huyện, các cá nhân tổ chức hảo tâm trong và ngoài nước.

Trường dạy TKT huyện Thanh Trì luôn nhận được sự quan tâm ưu ái của Phòng giáo dục huyện Thanh Trì, Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện cùng nhiều tổ chức cá nhân khác. Trong ngày “người khuyết tật vừa qua” nhà trường nhận được trên 50 triệu đồng từ các cá nhân tổ chức trên địa bàn huyện và quân Hoàng Mai. Trong đó công ty Viha thống nhất đóng trên địa bàn huyện Thanh Trì đã tặng cho các cháu xuất quà trị giá 35 triệu đồng.

(PVS. hiệu trưởng nhà trường) + Được sự quan tâm, ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường, phụ

huynh học sinh. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, khuyến khích các lớp dạy nghề đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với TKT của nhà trường.

+ Các em học sinh ngoan, chăm chỉ và luôn có tinh thần học tập, giúp đỡ lẫn nhau trong lớp học.

+ Cơ sở vật chất của nhà trường về cơ bản đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn giảng dạy.

- Khó khăn:

+ Các em học sinh ở các dạng, mức độ khuyết tật, lứa tuổi, số năm kinh nghiệm học nghề khác nhau. Sự không đồng đều giữa các học sinh trong lớp học khiến các cô khó có điều kiện để thường xuyên thay đổi nội dung giảng dạy.

+ Trong các lớp học nghề may, có tới 5 em học sinh chậm phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức, nghe hiểu của các em chậm hơn hẳn so với các bạn khác trong lớp.

+ Về phía phụ huynh học sinh: bên cạnh những phụ huynh thường xuyên quan tâm tới chuyện học tập của các con, tích cực liên hệ với giáo viên và hỗ trợ các cô giáo trong liên hệ cơ sở tiêu thụ sản phẩm còn nhiều phụ huynh chưa thực sự chú trọng tới con em mình. Việc học sinh đi học không đầy đủ, thường xuyên nhiều khi là do bố mẹ bận rộn. Nhiều em học sinh khi lựa chọn nghề nghiệp theo học rất phân vân, lưỡng lự do chưa có sự định hướng, động viên đúng mức của gia đình.

+ Sản phẩm của nghề may có được tiêu thụ nhưng số lượng, mẫu mã đặt hàng của các doanh nghiệp không nhiều và phong phú, cùng với nhận thức, tay nghề của các em còn yếu nên nhiều mẫu mã sản phẩm phức tạp nhà trường chưa giám nhận để các em thực hành.

+ Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề còn thiếu, giáo viên dạy nghề may muốn ứng dụng máy tính, máy chiếu để tăng sự phong phú, đổi mới cho

bài giảng tuy nhiên nhà trường chưa có điều kiện trang bị phương pháp hỗ trợ giảng dạy hiện đại này.

“Trong các lớp học may trình độ tay nghề của các em chưa đồng đều,

nên những nội dung chúng tôi giảng dạy trong lớp đối khi là cũ so với các bạn đã học lâu nhưng lại là rất mới lạ so với các bạn mới vào nghề. Sự sắp xếp như vậy, chúng tôi muốn các em có nhiều cơ hội rèn luyện tay nghề cũng như giúp các cô giáo trong lớp hướng dẫn các bạn mới vào nghề.”

(PVS. Giáo viên dạy lớp may)

“Các em chậm phát triển trí tuệ khả năng nghe hiểu chậm hơn hẳn so

với các bạn khác trong lớp. Đối với những học sinh này chúng tôi thường tập trung hướng dẫn cho các em biết cắt những mảnh vải đã được đo vẽ trước với hình thù đơn giản, học cách sắp xếp chúng gọn gàng để hỗ trợ cho các bạn đã may thành thạo kịp hoàn thành tiến độ giao hàng. Thực tế các em hợp với những công việc đơn giản này trong hoạt động học nghề may. Đồng thời TKT trí tuệ còn hỗ trợ các bạn khuyết tật vận động trong việc sắp xếp sản phẩm sau khi hoàn thành. Trong lớp học các em luôn được phân công nhiệm vụ cụ thể để giúp đỡ nhau.” (PVS. Giáo viên dạy lớp may)

“Học sinh của chúng tôi rất ngoan, tuy bị khuyết tật ở các dạng khác

nhau nhưng các em lại khá thông minh, yêu nghề, các em luôn hợp tác, trao đổi với giáo viên trong quá trình học tập. Sự tương tác trong mỗi giờ học nghề may không phải theo một phía mà luôn có sự tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh.” (PVS. Giáo viên dạy lớp may)

“Giáo viên chúng tôi đã có những đề xuất với ban giám hiệu nhà

trường về việc đầu tư hệ thống máy tính và máy chiếu cho các lớp học nghề của chúng tôi. Các em cần có cái nhìn sinh động, phong phú hơn về những thao tác cụ thể của nghề may, qua đó giúp các em nâng cao trí tưởng tượng và tích cực sáng tạo trong quá trình học nghề.” (PVS. Giáo viên dạy lớp may)

thấy 3/4 các em đồng tình với phương pháp giảng dạy của giáo viên và nhận định trong mỗi giờ học luôn có sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh để tăng sự hiểu bài, tính chủ động của các em. Nhưng 1/4 chưa thật sự hài lòng, các em đề xuất giáo viên cần quan tâm, chỉ dạy nhiệt tình hơn nữa tới từng bạn học sinh nhất là các em học sinh mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại trường dạy nghề trẻ khuyết tật huyện thanh trì (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)