Sản phẩm du lịch học tập và phân loại sản phẩm du lịch học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45 - 57)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Du lịch học tập và sản phẩm du lịch học tập

1.3.3. Sản phẩm du lịch học tập và phân loại sản phẩm du lịch học tập

a) Sản phẩm du lịch học tập: Sản phẩm du lịch học tập là tất cả những

hàng hóa và dịch vụ mà du khách sử dụng trong chuyến đi nhằm thỏa mãn nhu cầu bao gồm nhu cầu du lịch và nhu cầu học tập.

Nhìn từ góc độ hẹp hơn, sản phẩm du lịch học tập là các chƣơng trình du lịch trọn gói hoặc từng phần của các doanh nghiệp du lịch bán cho du khách có nhu cầu đi du lịch để học tập. Sản phẩm du lịch học tập đƣợc tạo thành từ hai thành phần là: dịch vụ du lịch và dịch vụ học tập. Trong đó, dịch vụ phục vụ nhu cầu du lịch là cơ bản, dịch vụ đáp ứng mục tiêu học tập là chính yếu.

b) Phân loại sản phẩm du lịch học tập:

Nhu cầu học tập của con ngƣời rất đa dạng và gần nhƣ là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Sản phẩm du lịch học tập vì thế cũng vô cùng phong phú. Có nhiều cách phân loại sản phẩm du lịch học tập căn cứ vào các tiêu chí để phân chia. Nhƣ Ủy ban Du lịch Canada (2001) lƣu ý, có hai hình thức khác nhau: 1) Đi du lịch và sẽ đƣợc học điều gì đó, nghĩa là du lịch là chính và việc học điều gì đó là phần giá trị cộng thêm, trong khi loại hình mà mục đích học là chính sau đó tìm điểm du lịch phù hợp.

Sơ đồ 1.3. Học tập/ du lịch liên tục

Nguồn: Phỏng theo (Modified from) CTC (2001)

Theo hình 1.3 chƣơng trình du lịch học tập sẽ đƣợc chia theo đối tƣợng du khách gồm khách đi tự do, Khách nhóm thuộc cùng một tổ chức, khách nhóm không cùng tổ chức.

Theo Brent W. Ritchie, Neil Carr and Chris Cooper trong sách Educational Tourism đã chia du lịch học tập thành hai dạng sản phẩm chính căn cứ vào tiêu chí mục đích chính của du khách mà họ đặt ra. Một là những sản phẩm du lịch học tập mà mục tiêu du lịch là đầu tiên và mục tiêu học tập là sau bao gồm những sản phẩm Adult Study Tours/Seniors‟ Tourism, „Edu-Tourism‟ (Ecotourism and Cultural Tourism ), Ví dụ chƣơng trình tour có ngƣời hƣớng dẫn Học tập và Du lịch có mục đích Lợi ích học tập chung khi

đi du lịch Chƣơng trình Du lịch học tập Ví dụ Chƣơng trình du lịch học ngôn ngữ Khách Lẻ Khách đoàn cùng một tổ chức Khách đoàn ghép

Sơ đồ 1.4. Các mối quan hệ giữa giáo dục, du lịch và môi trường bên ngoài Nguồn: Theo Brent W. Ritchie, Neil Carr and Chris Cooper, Educational Touris

Hình 1.4 cung cấp một mô hình minh họa một số phân khúc thị trƣờng du lịch tiềm năng giáo dục và các mối quan hệ giữa giáo dục, du lịch và môi trƣờng bên ngoài thay đổi. Mặc dù một mô hình tƣơng đối đơn giản, ngƣời đọc có thể thấy rằng du lịch giáo dục có thể bao gồm: Các cách phân chia vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, Luận văn đƣa ra cách phân loại sản phẩm du lịch học tập phù hợp với thực tế của Việt Nam nhƣ sau:

Sản phẩm du lịch giáo dục: Là những sản phẩm du lịch đƣợc thiết kế theo mục tiêu học tập của các chƣơng trình giáo dục chính quy. Những sản phẩm du lịch học tập giáo dục gắn liền với các chƣơng trình, trở thành một cách thức tổ chức học tập, một công cụ hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức của con ngƣời trong quá trình giáo dục.

Sản phẩm du lịch học tập chuyên đề: Là những sản phẩm du lịch đƣợc thiết kế theo các chuyên đề học tập trong đời sống xã hội và trong lao động. Các chuyên đề có thể nằm trong các chƣơng trình giáo dục chính quy hoặc có thể không. Việc phân chia này mang tính tƣơng đối, rất đa dạng và phong phú tùy theo nhu cầu của con ngƣời. Nội dung và các tổ chức các sản phẩm du lịch học tập chuyên đề chủ yếu do du khách, ngƣời tổ chức yêu cầu.

Sản phẩm du lịch học tập trọn đời: Là những sản phẩm du lịch đƣợc thiết kế dựa trên nền tảng quan điểm học tập trọn đời, theo đó con ngƣời sẽ tham gia các chuyến đi đƣợc xây dựng và thiết kế dựa trên các tiêu chí về mục tiêu học tập, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, tài chính…

1.3.4. Đặc điểm của sản phẩm du lịch học tập

Sản phẩm du lịch học tập có đầy đủ những đặc điểm của sản phẩm du lịch lịch thông thƣờng, bên cạnh đó có những đặc điểm riêng :

Tính giáo dục là đặc điểm khác biệt quan trọng nhất của sản phẩm du lịch học tập. Đối với các sản phẩm du lịch khác thì tính giáo dục vẫn tồn tại trong các chƣơng trình, nghĩa là khi đi du lịch thì con ngƣời đã đƣợc học hỏi và hiểu biết về tự nhiên, văn hóa con ngƣời ở điểm đến. Tính chất giáo dục trong các chƣơng trình du lịch thông thƣờng là chủ quan theo cá nhân mỗi ngƣời. Cũng cùng một chuyến đi nhƣng có thể ngƣời này học đƣợc điều này, nhƣng một số ngƣời khác lại đƣợc học điều khác. Còn đối với sản phẩm du lịch học tập, tính chất giáo dục là khách quan do con ngƣời nghiên cứu và định hƣớng nội dung học tập trƣớc cho du khách tham gia. Tính giáo dục là điều kiện tiên quyết hình thành nên sản phẩm du lịch học tập. Khi đó, nội

dung học tập trở nên rõ ràng hơn, chi tiết hơn giúp cho ngƣời tham gia tiếp nhận kiến thức một cách có ý thức và cụ thể hơn.

Tính sƣ phạm: Sản phẩm du lịch học tập là một cách thức cho con ngƣời tiếp thu kiến thức, là một công cụ học tập vì thế các sản phẩm phải có tính sƣ phạm. Tính sự phạm đƣợc thể hiện không chỉ thông qua các chƣơng trình, nội dung mà còn thể hiện ở cách tổ chức, hƣớng dẫn viên truyền đạt kiến thức và các hoạt động trƣớc, sau chuyến đi. Việc truyền đạt nội dung kiến thức trong các sản phẩm du lịch học tập cần phù hợp theo đúng mục tiêu học tập đề ra. Vì vậy, con ngƣời thực hiện và tổ chức sản phẩm du lịch học tập cần có những kiến thức về sƣ phạm và chuyên môn nghiệp vụ sƣ phạm nhất định.

Tính Khoa học: Các sản phẩm du lịch học tập cung cấp những kiến thức khoa học, chuẩn xác và nhất quán theo những tiêu chí đã đƣa ra. Thông thƣờng khi đi du lịch ngƣời ta sẽ để khách tự cảm nhận và tự tìm hiểu thông qua sự hƣớng dẫn của nhà tổ chức. Đối với du lich học tập, các kiến thức sẽ đƣợc truyền đạt một cách khoa học hơn, không tùy tiện, và không theo chủ quan của nhà tổ chức mà phải tuân thủ theo mục đích học tập đã đƣợc đề ra từ trƣớc.

Tính hệ thống: Các sản phẩm du lịch học tập đƣợc thiết kế theo các chƣơng trình học tập do đó nó có tính hệ thống. Tính hệ thống đƣợc thể hiện theo các tiêu chí khác nhau nhƣ theo cấp độ trong hệ thống giáo dục chính quy, theo độ tuổi trong chƣơng trình cho du lịch học tập trọn đời, tính hệ thống trong kiến thức.

1.3.5. Nguyên tắc, điều kiện và vai trò của sản phẩm du lịch học tập

a) Nguyên tắc: Sản phẩm du lịch học tập có đầy đủ những nguyên tắc

phát triển nhƣ một sản phẩm du lịch thông thƣờng, bên cạnh đó còn có những nguyên tắc phát triển riêng: 1) Sản phẩm du lịch học tập phải gắn liền với mục đích của chƣơng trình học tập cụ thể trong một hệ thống giáo dục đào tạo, hoặc nhu cầu học tập cụ thể nào đó. Nguyên tắc này làm cho sản phẩm du

lịch học tập trở nên chuyên biệt và có đặc thù cao. 2) Sản phẩm du lịch học tập phải cung cấp những nội dung học tập cụ thể cho khách hàng. 3) Tiêu chí trƣớc tiên để thiết kế sản phẩm du lịch học tập đó là nội dung học tập, sau đó mới đến các dịch vụ du lịch.

b) Các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch học tập:

Cũng nhƣ tất cả các sản phẩm du lịch khác, để phát triển sản phẩm du lịch học tập cần có các điều kiện chung để phát triển và những điều kiện cung cầu riêng biệt.

Các điều kiện chung để phát triển:

Thứ nhất là An ninh chính trị, an toàn xã hội. Để du lịch không ngừng

phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng nhƣ các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trƣờng ổn định cho đất nƣớc và khách tới tham quan. Du lịch học tập, với mục tiêu là tham quan học hỏi và trao đổi, thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ, tiếp thu kiến thức mới…Điều này đòi hỏi sự giao lƣu, đi lại của du khách giữa nơi này đến nơi khác, các quốc gia, các vùng với nhau. Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch học tập quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hƣởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách nhất là du khách đi du lịch học tập.

Thứ hai là Kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng

đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nƣớc có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nƣớc đó tự sản xuất đƣợc phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Khi nói đến nền kinh tế của đất nƣớc, không thể không nói đến giao thông vận tải. Từ

xa xƣa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch trên hai phƣơng diện: Số lƣợng và chất lƣợng. Sự phát triển về số lƣợng làm cho mạng lƣới giao thông thông vƣơn tới mọi miền trái đất. Chất lƣợng của phƣơng tiện giao thông ảnh hƣởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả. Có thể khẳng định ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật nhiều thành tựu đƣợc áp dụng vào sản xuất. Điều đó đồng nghĩa vói điều kiện kinh tế của con ngƣời đƣợc nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn, mặc, trở thành thứ yếu. Nhu cầu đƣợc nghỉ ngơi, giải trí và giao lƣu tình cảm xuất hiện tiếp theo đó là nhu cầu học tập và nâng cao tầm hiểu biết của bản thân. Hiện nay, trong các nƣớc kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của họ.Các nhà nghiên cứu kinh tế Du lịch đã đƣa ra nhận định là ở các nƣớc kinh tế phát triển nếu nhu cầu quốc dân trên mỗi ngƣời tăng lên 1% thì chi phí du lịch tăng lên 1,5%. Xu hƣớng ngày nay là hầu hết các du khách ở các nƣớc phát triển đều thích tham quan ở các nƣớc đang phát triển .Điều này rất dễ hiểu vì chi phí ở các nƣớc đang phát triển thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của ngƣời dân hạng trung lƣu và nghèo ở các nƣớc phát triển. Kinh tế và phát triển luôn có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lực quan trọng. Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp.

Thứ ba là Nhân tố hình thành nên khách du lịch bao gồm thời gian rỗi, đông cơ – nhu cầu đi du lich, khả năng tài chính. Chúng ta thấy rằng khả năng tài chính của cá nhân mỗi du khách đóng vai trò rất quan trong trong việc thúc đẩy bƣớc chân của du khách tham gia cuộc hành trình. Trong những năm gần đây, có sự bùng nổ về du lịch thế giới có nghĩa là nền kinh tế phát

triển, đời sống con ngƣời đƣợc nâng cao, các nhu cầu hàng ngày đƣợc đáp ứng thì con ngƣời xuất hiện những nhu cầu cao hơn trong đó có nhu cầu du lịch và du lịch học tập. Nhƣ vậu điều kiện kinh tế phát triển là cơ sở để ngành du lịch khai thác kinh doanh các nguồn khách khác nhau. Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch. Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng bá, góp phần xây dựng kinh tế. Có nhƣ vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bền vững.

Thứ tư là Trình độ văn hoá sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch và

các sản phẩm du lịch nhất là du lịch học tập. Phần lớn những ngƣời tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những ngƣời có trình độ văn hoá nhất định, nhất là những ngƣời đi du lịch nƣớc ngoài. Phải có trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến tham quan du lịch .Trong các nƣớc mà nhân dân có trình độ văn hoá cao thì số ngƣời đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừng với cƣờng độ cao. Bên cạnh độ, trình độ của ngƣời dân nƣớc sở tại, nơi đón khách cũng phải chú ý. Trình độ văn hóa thấp ảnh hƣởng đến phát triển du lịch: Ăn xin, cƣớp giật, ép khách mua hàng….Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con ngƣời, tức là con ngƣời thông qua trí tuệ của mình đƣa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lich. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhƣng nếu không biết sử dụng trí óc của con ngƣời để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi nhƣ “muối bỏ bể”. Ngƣợc lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhƣng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.

Thứ năm là đường lối phát triển du lịch, chính sách phát triển du lịch là

chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch .Nó có thể kìm hãm nếu đƣờng lối sai với thực tế. Chính sách phát triển du lịch đƣợc ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nƣớc thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phƣơng, quốc gia đó. Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động đƣợc

sức ngƣời, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đƣa ra chính sách phù hợp. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Việt Nam là chính sách dài hạn của Tổng cuc Du lịch Viêt Nam. Chính phủ đã chuẩn bị kế hoạch lớn đến năm 2025 nhằm phát triển du lịch, biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Các điều kiện riêng để phát triển du lịch học tập:

Điều kiện cung trong du lịch học tập :

Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển

sản phẩm du lịch học tập. Tài nguyên du lịch nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần đƣợc khai thác và phục vụ cho mục đích du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đối với sản phẩm du lịch học tập tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng đó chính là các di sản văn hóa trong và ngoài nƣớc chứa đựng giá trị kiến thức của nhân loại và đã đƣợc công nhận. Trong tài nguyên du lịch tự nhiên bên cạnh khí hậu, thì hệ động thực vật là một tiềm năng đã và đang khai thác có sức hấp dẫn lớn khách du

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)