Ba cấp độ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 39)

Nguồn: Internet

Thứ hai là, Chu kỳ sống (vòng đời) sản phẩm (trải qua 4 giai đoạn chủ yếu) Giai đoạn 1 là ra đời, bắt đầu xuất hiện sản phẩm mới trên thị trƣờng, mức tiêu thụ sản phẩm còn thấp, trong khi đó chi phí sản xuất kinh doanh lớn,

mức tiêu thụ tăng nhanh, sản xuất kinh doanh bắt đầu có lãi. Giai đoạn 3 là Trƣởng thành, sản lƣợng tiêu thụ đạt tối đa, lợi nhuận cũng đạt tối đa và bắt đầu giảm dần. Giai đoạn 4: Suy thoái, mức tiêu thụ giảm nhanh, lợi nhuận giảm. Việc hiểu về chu kì sống của sản phẩm sẽ giúp các nhà kinh doanh đề ra đƣợc kế hoạch kinh doanh phù hợp và chiến lƣợc dài hạn cho các dòng sản phẩm, không ngừng sáng tạo đổi mới sản phẩm cung cấp cho thị trƣờng.

Biểu đố 1.1. Chu kì sống (vòng đời) sản phẩm Nguồn: www.voer.edu.vn Nguồn: www.voer.edu.vn

Đặc điểm và các chiến lƣợc sản phẩm tƣơng ứng với từng giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm đƣợc tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 1. Đặc điểm và các chiến lược sản phẩm trong Chu kỳ sống (vòng đời ) sản phẩm.

Giai đoạn ĐẶC ĐIỂM CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ NỔ

LỰC

+ Doanh thu tăng chậm, khách hàng chƣa biết nhiều đến SP

+ Chuẩn bị vốn cho giai đoạn sau

Giai đoạn ĐẶC ĐIỂM CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ NỔ LỰC GIỚI THIỆU

+ Lợi nhuận là số âm, thấp + Sản phẩm mới, tỉ lệ thất bại khá lớn

+ Cần có chi phí để hoàn thiện sản phẩm và nghiên cứu thị trƣờng

+ Cũng cố chất lƣợng sản phẩm + Có thể dùng chiến lƣợc giá thâm nhập hay giá lƣớt qua thị trƣờng

+ Hệ thống phân phối vừa đủ để phân phối và giới thiệu sản phẩm

+ Quảng cáo mang tính thông tin, có trọng điểm: ngƣời tiêu dùng, thƣơng lái trung gian

PHÁT TRIỂN

+ Doanh thu tăng mạnh, lợi nhuận tăng khá

+ Chi phí và giá thành giảm + Thuận lợi để tấn công vào thị trƣờng mới nhằm tăng thị phần + Cần chi phí nghiên cứu, cải tiến “CẦN TRANH THỦ KÉO DÀI” + Nhanh chóng xâm nhập mở rộng thị trƣờng + Duy trì công dụng chất lƣợng sản phẩm

+ Giữ giá hay giảm nhẹ giá + Mở rộng kênh phân phối mới + Chú ý các biện pháp kích thích tiêu thụ: quảng cáo chiều sâu, tặng phẩm, thƣởng, hội chợ triển lãm. TRƯỞNG THÀNH

+ Doanh thu tăng chậm, lợi nhuận giảm dần

+ Hàng hóa bị ứ đọng ở một số kênh phân phối

+ Cạnh tranh với đối thủ trở nên gay gắt

+ Định hình qui mô kinh doanh + Cải tiến biến đổi SP, chủng loại, bao bì, tăng uy tín, chất lƣợng sản phẩm

+ Cố gắng giảm giá thành để cóï thể giảm giá mà không bị lỗ

Giai đoạn ĐẶC ĐIỂM CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ NỔ LỰC “CẦN TRANH THỦ KÉO DÀI” + Cũng cố hệ thống phân phối, chuyển vùng tìm thị trƣờng mới + Tăng cƣờng quảng cáo nhắc nhở và các biện pháp khuyến mãi để giữ chân khách hàng.

SUY THOÁI

+ Doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh, nếu không có biện pháp tích cực dễ dẫn đến phá sản + Hàng hóa bị tẩy chay, không bán đƣợc

+ Đối thủ rút khỏi thị trƣờng

+ Chuẩn bị tung SP mới thay thế

+ Theo dõi và kiểm tra thƣờng xuyên hệ thống phân phối, ngừng sản xuất kịp thời, đổi mới “gối đầu lên nhau”

+ Có thể giẫy chết bằng: cải tiến SP mô phỏng, hạ giá, tìm thị trƣờng mới để thu hồi vốn

Nguồn: www.voer.edu.vn

Đặc điểm và các chiến lƣợc sản phẩm tƣơng ứng với từng giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm giúp ngƣời kinh doanh chuẩn bị đƣợc phƣơng án đầu tƣ phù hợp cho từng giai đoạn của sản phẩm, và công ty.

Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản khác: Nguyên tắc phù hợp với nhu cầu khách: tìm hiểu nhu cầu, xu hƣớng của khách du lịch và nghiên cứu thị trƣờng để tìm ra nguồn khách, thị trƣờng mục tiêu, từ đó tiến hành các công việc kinh doanh du lịch.

Nguyên tắc lợi ích kinh tế: bất cứ đầu tƣ xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nào cũng cần phải xét đến những tác động của nó đối với nền kinh tế.

Nguyên tắc đặc sắc: nét đặc trƣng của thiên nhiên, văn hóa của cộng đồng địa phƣơng là nền tảng để tạo ra sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch.

Nguyên tắc bảo tồn và giữ gìn: khi khai thác tài nguyên du lịch cần bảo đảm nguyên tắc bảo tồn và gìn giữ môi trƣờng, duy trì sự cân bằng sinh thái, nghiêm cấm việc phá hoại cảnh quan môi trƣờng nhất là các tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt.

1.2. Cơ sở lý luận về học tập

1.2.1. Các khái niệm và quan điểm về học tập

Để tiến hành nghiên cứu về sản phẩm du lịch học tập, việc quan trọng nhất là hiểu khái niệm học tập. Có nhiều quan điểm đã đƣợc đƣa ra về khái niệm học tập. Và thực tế hiện nay khái niệm học tập trên thế giới cũng chƣa có những định nghĩa thống nhất. Dƣới đây là vài khái niệm phổ biến về học tập.

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học: “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết và có kỹ năng”. Cách hiểu này học tập là từ ghép giữa hai hành động “học” và “tập”. Học là tiếp thu cái mới để hiểu biết hơn, tập là rèn luyện để có thêm kỹ năng. Cách hiểu này phổ biến và đơn giản nhất.

Quan điểm học tập của Lê-Nin thể hiện qua câu nói nổi tiếng “học, học

nữa, học mãi”. Học tập là một quá trình thu nhận kiến thức trọn đời, có cấp

độ từ cơ bản đến nâng cao. Học trƣớc tiên là học trong nhà trƣờng dƣới sự hƣớng dẫn của Thầy Cô. Sau đó là học ở gia đình, học trong cuộc sống, ngoài xã hội….

Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang, nghiên cứu dạy học theo quan điểm quá trình: “Học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện. Vai trò tự điều khiển của quá trình học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa

này, học tập là một loại hình hoạt động đƣợc thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy, cần có ngƣời dạy – thầy để giúp ngƣời học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phƣơng thức hành vi nhằm phát triển nhân cách toàn diện.

Theo thuyết kiến tạo của J. Bruner là lý thuyết về sự nhận thức đƣợc bắt nguồn từ tƣ tƣởng của J.Piaget (1896 -1980). Tƣ tƣởng cốt lõi của thuyết kiến tạo là: “Học tập là quá trình cá nhân hình thành các tri thức cho mình”. Tri thức đƣợc xuất hiện thông qua việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào hệ thống bên trong của mình, tri thức mang tính chủ quan. Với việc nhấn mạnh vai trò chủ thể nhận thức trong việc giải thích và kiến tạo tri thức, thuyết kiến tạo thuộc lý thuyết chủ thể. Cần tổ chức sự tƣơng tác giữa ngƣời học và đối tƣợng học tập, để giúp ngƣời học xây dựng thông tin mới vào cấu trúc tƣ duy của chính mình, đã đƣợc chủ thể điều chỉnh. Học không chỉ là khám phá mà còn là sự giải thích, đƣa ra cấu trúc mới tri thức. Nhƣ vậy, quan điểm này học tập là hành vi chủ động của con ngƣời và đƣợc diễn ra trong hoạt động. Học là một hoạt động đặc thù của con ngƣời, trong đó ngƣời học vừa là chủ thể, vừa là đối tƣợng tác động. Bởi vậy, cách học tốt nhất là học trong hoạt động và thông qua hành động. Do đó, vai trò của thầy giáo – ngƣời dạy là phải tổ chức các hoạt động, tình huống để đƣa học viên vào quá trình tƣ duy nhận thức, qua đó học viên kiến tạo đƣợc kiến thức, phát triển trí tuệ và nhân cách của chính mình.

Theo quan điểm “tự học” của Edward Paxton cho rằng “Cuộc đời của chúng ta đi liền với sự học hỏi – Chúng ta học không ngừng, từng giây từng phút, dù ở nơi đâu. Trong mọi hoàn cảnh, luôn có những điều mới mẻ bổ sung vào vốn kiến thức đã có. Trí óc sẽ không bao giờ dừng lại một khi nó đã hoạt động. Ai ai cũng học, bất kể dù đang gì, ở đâu, trong cung điện, trong nhà

tranh, trên bài cỏ hay trên cánh đồng. Đó là luật lệ đã gắn với loài người5. Ông

5 Edward Paxton Hood (1852), Self-Education: Twelve Chapters for Young Thinkers – “Tự học: Mƣời hai chƣơng cho những nhà tƣ tƣởng trẻ”

cho rằng học tập diễn ra trong cuộc sống và liên tục không nhất thiết cứ phải vào lớp học, trƣờng học mới gọi là học.

Tổ chức UNESCO, đƣa ra khái niệm “Lifelong Learning” dịch là “Học tập suốt đời” với nghĩa: “Lifelong Learning is all learning activity undertaken throughout life, with the aim of improving knowledge, skills and competence,

within a personal, civic, social and/or employment-related perspective”6 có thể

dịch ra tiếng việt là Học tập suốt đời là tất cả các hoạt động học tập đƣợc thực hiện trong suốt cuộc đời, với mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực, trong một góc độ cá nhân, công dân, xã hội và liên quan đến việc làm.

Trong tiếng Anh, từ học tập có thể đƣợc hiểu study, learning, education… mang một ý nghĩa khác nhau. Theo từ điển Oxfort dịch nghĩa từ học tập có 3 ý nhƣ sau: 1) Study: the devotion of time and attention to acquiring knowledge on an academic subject, especially by means of books (Học tập là sự tận tâm dành toàn thời thời gian và sự chú ý để có đƣợc kiến thức về một vấn đề khoa học, đặc biệt là bằng các phƣơng tiện là sách). 2) Learning: the acquisition of knowledge or skills through experience, study, or by being taught (Học tập là tiếp thu kiến thức hoặc kỹ năng thông qua kinh nghiệm, học tập, hoặc đƣợc chỉ dạy). 3) Education: the process of receiving or giving systematic instruction, especially at a school or university. (Học tập (giáo dục ) là quá trình tiếp nhận hoặc đƣa ra hƣớng dẫn có tính hệ thống, đặc biệt là tại một trƣờng hoặc trƣờng đại học). Giáo dục đã đƣợc định nghĩa là “các tổ chức, nỗ lực có hệ thống để thúc đẩy học tập, để thiết lập các điều kiện, và để cung cấp các hoạt động thông qua đó học tập có thể xảy ra” (Smith, 1982: 37).

Phân biệt Learning, education: Từ “học tập - learning” chỉ ra một số hình thức của quá trình. Nhƣ Kulich (1987) khẳng định, việc học tập ( learning) là một

quá trình tự nhiên xảy ra trong suốt cuộc đời của một ngƣời và khá thƣờng xuyên phát sinh, trong khi giáo dục (education) là một quá trình có ý thức hơn, lên kế hoạch và có hệ thống phụ thuộc vào mục tiêu học tập và chiến lƣợc học tập. Giáo dục (education) có thể đƣợc coi là bao gồm các hình thức học tập thông qua các lớp học, các trƣờng ngôn ngữ, hoặc giáo dục dựa trên làm việc.

Theo những phân tích ở trên, học tập có rất nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau. Trong phạm vị nghiên cứu của đề tài, quan điểm về học tập đƣợc hiểu trong luận văn nhƣ sau: “Học tập là quá trình tiếp nhận tri thức của con người một cách có ý thức, chủ động, bằng nhiều hình thức khác nhau. Quá trình này diễn ra liên tục, có chọn lọc, và có sáng tạo trong suốt quá trình sống của con người”.

Luận văn cũng cho rằng học tập là một quá trình trọn đời từ khi con ngƣời sinh ra đến khi chết đi. Quá trình học tập này là quá trình tiếp thu có ý thức, có tƣ duy và sáng tạo đƣợc con ngƣời chủ động thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Chủ động ở đây đƣợc hiểu là con ngƣời mong muốn tiếp thu, tiếp thu có chọn lọc đồng thời con ngƣời sẽ sáng tạo ra tri thức mới cho chính mình. Các hình thức giúp con ngƣời đạt đƣợc việc học tập có thể là tự học ( một cách tự nhiên trong quá trình sống), thông qua các tổ chức giáo dục (trƣờng học, công ty, tổ chức… ), thông qua một công cụ cụ thể có thể là ngƣời dạy, sách vở, máy móc, thiết bị…, hay thông qua quá trình làm việc.

Nhƣ vậy, luận văn sử dụng từ “Education” theo nghĩa “học tập”, nhấn mạnh là một quá trình tiếp thu hoặc đƣa ra những hƣớng dẫn có tính hệ thống và đƣợc con ngƣời tiếp nhận một cách chủ động.

1.2.2. Các hình thức học tập

Hình thức học tập đƣợc hiểu là các cách con ngƣời lựa chọn để đạt mục tiêu tiếp nhận tri thức theo nhu cầu của mình. Tùy theo cách hiểu và quan điểm khác nhau mà ngƣời ta có nhiều cách phân chia hình thức học tập. Theo Tác giả phân chia hình thức học tập cơ bản có hai hình thức chính là hình thức học trong các tổ chức giáo dục (Chính quy) , và hình thức tự học (các dạng học không nằm trong chính quy).

Hình thức học tập trong các tổ chức giáo dục ( Chính quy) : Hình thức học tập mà ngƣời học sẽ phải học tập phù hợp với những gì đƣợc chính thức quy định, hoặc phù hợp với tiêu chuẩn đƣợc công nhận nói chung thông qua các tổ chức giáo dục thƣờng đƣợc gọi là hình thức học tập chính quy. Đây là hình thức học tập phổ biến đƣợc áp dụng ở tất cả các quốc gia, và đƣợc xem là hình thức học tập chính quy (chính thống) có tính hệ thống. Hoạt động học tập này liên quan đến việc dạy và học trong môi trƣờng trƣờng học, lớp học, theo một chƣơng trình học nhất định. Chƣơng trình học này đƣợc thiết lập tùy theo mục đích đã đƣợc xác định trƣớc của trƣờng học, lớp học trong hệ thống giáo dục do nhà nƣớc của mỗi quốc gia phê duyệt và quy định. Các chƣơng trình học có thời gian cụ thể, nội dung và yêu cầu học tập chi tiết, đƣợc thẩm định và kiểm duyệt thông qua các cơ quan quản lý nhà nƣớc và hội đồng chuyên môn. Kết quả của quá trình học tập chính quy là con ngƣời sẽ đƣợc công nhận hoàn thành khóa học bằng một chứng nhận, chứng chỉ đƣợc đại đa số ngƣời dân trong quốc gia đó hoặc quốc gia khác công nhận. Ở nhiều quốc gia có một số chƣơng trình học tập là bắt buộc, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Thƣờng đƣợc gọi là chƣơng trình giáo dục phổ thông (chƣơng trình phổ cập ).

Mỗi quốc gia có một hệ thống giáo dục riêng. Tại Việt Nam, Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thƣờng xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo

dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Giáo dục đại học và sau đại học (gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

Hình thức tự học ( Không chính quy) : khái niệm tự học đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đƣa ra. Nhà tâm lý học N.ARubakin khái niệm rằng tự học là “tự tìm lấy kiến thức – có nghĩa là tự học”. Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài ngƣời thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng , kỹ xảo của chủ thể”. Trong cuốn “Học tập hợp lí” R.Retke chủ biên, “Tự học là việc hoàn thành các nhiệm vụ khác không nằm trong các lần tổ chức giảng dạy”. Theo tác giả Lê Khánh Bằng thì “tự học (self learning) là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ, các phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)