Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 102 - 109)

7. Bố cục của luận văn

2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh sản phẩm du lịch học tập

2.4.3. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch học tập

a) Thực trạng chung của nguồn nhân lực du lịch TPHCM: Với tốc độ

tăng trƣởng đều về lƣợt khách trong thời gian tới cũng nhƣ các thời cơ, thách thức đối với du lịch TP.HCM trong giai đoạn hội nhập và phát triển , đòi hỏi phát huy tất cả các nguồn lực để phát triển Du lịch TP.Hồ Chí Minh, trong đó nguồn nhân lực du lịch có ý nghĩa quan trọng nhất, do đó việc khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực trong Du lịch là vấn đề cốt lõi trong việc thúc đẩy nhanh sự nghiệp phát triển Du lịch TP. Hồ Chí Minh. Điều này chỉ có thể thành công thông qua những nỗ lực rất lớn và những giải pháp đồng bộ trong công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dƣỡng nguồn nhân lực trong Du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu du lịch học tập.

Bảng 2.7. Tổng hợp lao động trực tiếp trong ngành Du lịch tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010-2015

Đơn vị tính: Người Lĩnh vực 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lữ hành 13,000 15,855 18,700 21,565 24,425 28.800 Khách sạn 21,701 27,045 32,389 37,734 43,075 49,560 Khác 6,940 8,580 10,115 11,860 13,500 16,200 Tổng cộng 41,641 51,480 61,204 71,159 81,000 94,560 (Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM)

Hiện nay, TPHCM là trung tâm đào tạo lực du lịch lớn nhất nƣớc, nguồn nhân lực du lịch thành phố chiếm khoảng 17% tổng nguồn nhân lực du lịch của cả nƣớc.

Bảng 2.8. Lao động trực tiếp trong ngành Du lịch TP.HCM theo trình độ Đơn vị tính: Người

Số

TT Phân theo trình độ

Năm 2015 Số lƣợng Tỷ lệ

1 Đại học, sau đại học 1.891 15%

2 Trung cấp và Cao đẳng 23.429 50%

3 Sơ cấp 40.660 25%

4 Dƣới sơ cấp và chƣa qua đào tạo

19.000 10%

Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM.

 Các doanh nghiệp lớn, có thƣơng hiệu hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ Saigontourist, Vietravel, Bến Thành tourist, Hòa Bình… đều có những chính sách đào tạo cho đội ngũ nhân viên hàng năm nhƣ đội ngũ hƣớng dẫn viên, các cấp quản lý, đội ngũ nhân viên tài xế. Do quy mô lớn, hầu hết đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp này điều đƣợc đào tạo tƣơng đôi bài bản và có nhiều kinh nghiệm nên chất lƣợng phục vụ đáp ứng đƣợc

cơ sở đào tạo du lịch nhƣ Vietravel, Tranviet, Saigontourist, Mai Linh, Du Ngoạn Việt hàng năm cung cấp trên 3.500 lao động đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng các kỹ năng nghề nhƣ hƣớng dẫn viên, điều hành tour, bản về máy bay, Lễ tân, Phòng, Bàn,...

 Đối với lực lƣợng HDV DL hiện nay cho thấy có sự bất cập. Một số ngoại ngữ thông dụng đào tạo nhiều nhƣng chất lƣợng không cao, thiếu HDV ở một số ngoại ngữ hiếm do ràng buộc một số điều kiện của luật Du lịch… tạo ra hiện tƣợng thừa số lƣợng mà thiếu về chất lƣợng.

Bảng 2.9. Số lượng HDVDL quốc tế theo ngoại ngữ Đơn vị tính: Người Năm Ngoại ngữ 2011 2012 2013 2014 2015 28/11/2016 Lƣợt KDLQT 9 tháng 2016 ANH 917 1.116 1.367 1.467 1.632 1.731 PHÁP 194 217 231 229 224 218 95.100 TRUNG 95 126 166 187 195 206 301.500 NHẬT 136 150 166 150 151 143 275.800 NGA 71 92 114 114 112 111 42.600 ĐỨC 59 82 99 107 96 91 64.800 TÂY BAN NHA 19 26 32 33 36 36 10.200 THÁI 8 9 15 17 22 29 92.400 HÀN 4 4 6 12 19 22 311.500 INDONESIA 4 5 10 10 13 15 35.800 KHMER 0 1 3 5 7 11 16.800 Ý 2 5 5 4 5 7 16.600 TỔNG CỘNG 1.509 1.833 2.214 2.335 2.512 2.595

Bảng 2.10. Số lượng HDVDL nội địa tại TPHCM Đơn vị tính: Người

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 28/11/2016

Số lƣợng 1559 2178 2772 2275 2310 2401

Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM

 Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do quy mô nhỏ và tài chính có hạn nên việc đào tạo và bồi dƣỡng cho đội ngũ nhân viên tại đơn vị hầu nhƣ là không có. Các đơn vị này chủ yếu tham gia các lớp tập huấn do cơ quản lý ngành tổ chức (chủ yếu là cán bộ quản lý tham dự). Bình quân lao động tại các doanh nghiệp này từ 3-6 ngƣời (chủ doanh nghiệp hầu hết chƣa đƣợc đào tạo. về nghiệp vụ quản lý và điều hành du lịch) và một ngƣời kiêm nhiều chức vụ để tiết kiệm các khoản chi nên giá tour thấp dẫn đến chất lƣọng phục vụ kém làm ảnh hƣởng đến doanh nghiệp khác.

 Do nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi và tham quan của khách du lịch ngày càng tăng nên lực lƣợng lao động tại các điểm, khu vui chơn giải trí tăng đáng kể. Tuy nhiên, lực lƣợng thuyết minh viên đa phần chƣa đƣợc đào tạo về nghiệp vụ du lịch để đủ điều kiện cấp thẻ thuyết minh viên du lịch theo quy định của Luật du lịch.,

 Đối với các doanh nghiệp vận chuyên du lịch do các quy định bắt buộc nên trong thời gian qua các đơn vị này rất quan tâm và tham gia tích cực các lớp nghiệp vụ du lịch dành cho đội ngữ tài xế, nhân viên, thuyền viên, ngƣời lái phƣơng tiện đƣờng thủy. Thông qua các lớp nghiệp vụ này, đội ngũ lao động hiểu thêm về hoạt động du lịch, các quy định trong họat động du lịch, cách giao tiếp và ứng xử để phục vụ du khách tốt hơn.

 Các doanh nghiệp khách sạn từ 4-5 sao luôn quan tâm đến công tác và đào tạo bồi dƣỡng kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên tại đơn vị. Hàng năm, các đơn vị điều có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cho nhân viên theo quý và chia ra

cho từng các bộ phận nhƣ phục vụ Phòng, Lê tân, Bàn,.. đôi với các câp quản lý thƣờng đƣợc bồi dƣỡng các khóa nâng cao nghiệp vụ tại nƣớc ngoài hoặc tham gia các Hội thảo và các lớp ngắn hạn do các tổ chức nƣớc ngoài hỗ trợ.

 Hiện nay, các khách sạn rất quan tâm đến các kỹ năng đánh giá nghề theo tiêu chuẩn VTOS. Một số khách sạn 5 sao nhƣ Park Haiyat, New Word, Sofitel,… đã thuê Hội đồng Cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam đánh giá kỹ năng nghề của nhân viên tại khách sạn với mục đích bồi dƣỡng và nhìn nhận lại tay nghề của nhân viên trong quá trình làm việc đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách và khả năng cạnh tranh trong khu vực khi thảo thuận Asean về tự do luân chuyển nguồn nhân lực đƣợc thực hiện. Từ đó, để ra chính sách đào tạo phù hợp đôi với từng bộ phận trong khách sạn.

 Đối với các khách sạn 3 sao trở xuống: qua công tác quản lý và thẩm định hồ sơ thì hiện nay, tình hình lao động của các đơnvị này hầu hết đã qua đào tạo các lớp nghiệp vụ: buồng, bàn, quản lý, lễ tân, bếp. Điều này chứng minh, các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến chât lƣợng phục vụ và các quy định trong hoạt động kinh doanh lƣu trú so với các năm trƣớc. Tuy nhiên, lực lƣợng quản lý điều hành đối với các khách sạn tƣ nhân hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ quản lý.

Đánh giá chung về nguồn nhân lực TPHCM, có thể nhận thấy lực lƣợng lao đô ̣ng làm viê ̣c trong liên doanh , doanh nghiệp nhà nƣớc và công ty TNHH đƣợc đào ta ̣o , huấn luyê ̣n chính qui và tƣơng đối có bài bản . Tuy nhiên, trên bình diê ̣n chung thì ph ần lớn lƣ̣c lƣợng lao đô ̣ng trong ngành , đặc biệt đối với các doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chƣa thông qua đào tạo chính qui, cả trong nghiệp vụ chuyên môn lẫn trong quản lý điều hành. Nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn TPHCM chƣa đáp ứng nhu cầu ngành Du lịch ở mức về số lƣợng và chất lƣợng. Về số lƣợng, các cơ sở đào tạo đào tạo du lịch chỉ mới đáp ứng 60% - 70% nhu cầu. Về chất lƣợng, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo hiện nay yếu về ngoại ngữ và

những kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ khách du lịch.

Theo Tổng cục Du lịch, trong những năm gần đây mặc dù nhân lực ngành Du lịch phát triển nhanh về số lƣợng, nhƣng chất lƣợng còn thấp, nhất là về chuyên môn nghiệp vụ chƣa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu và toàn diện; Việc “Cung - cầu” giữa các cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động chƣa tƣơng xứng. Mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động nhƣng lƣợng sinh viên chuyên ngành ra trƣờng chỉ khoảng 15.000 ngƣời, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Tính riêng tại TPHCM, từ năm 2014 dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch tăng sẽ 50% so với các năm trƣớc, trong đó nhóm ngành điều hành quản lý du lịch tăng 30%. Con số này dự báo sẽ có tăng mạnh khi thỏa thuận ASEAN về tự do luân chuyển nguồn nhân lực giữa các nƣớc trong khu vực đƣợc triển khai.

Một vấn đề nữa là chƣơng trình đào tạo của nhiều trƣờng còn chú trọng đến lý thuyết mà chƣa có điều kiện tổ chức nâng cao thực hành vì vậy, HSSV và học viên ra trƣờng thiếu kỹ năng. Thực tế, nhân lực ngành du lịch phải đƣợc học từ thực tế để biết cách tổ chức, xử lý tình huống, thông thuộc địa bàn du lịch.

b) Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch học tập: Sản phẩm du lịch học tập mới phát triển và đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Do đó lực lƣợng lao động và phục vụ cho các chƣơng trình du lịch học tập chƣa chuyên nghiệp mà chủ yếu vẫn là những lực lƣợng nhân lực du lịch hiện đang có.

Với đặc thù của sản phẩm du lịch học tập là phục vụ cho đối tƣợng du khách có nhu cầu tìm hiểu kiến thức thực tế đƣợc đặt lên hàng đầu, lực lƣợng lao động phục vụ cho các sản phẩm DLHT phải đảm bảo trình độ về tri thức để cung cấp kiến thức đầy đủ chính xác cho du khách. Bên cạnh nghiệp vụ

chuyên môn trong lĩnh vực du lịch ngƣời làm du lịch học tập cần có thêm kiến thức về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các nghiệp vụ liên quan đến giáo dục và đào tạo nhƣ nghiệp vụ sƣ phạm, nghiệp vụ tổ chức hoạt động đào tạo, nghiệp vụ chăm sóc trẻ...để đảm bảo công tác tổ chức đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu học tập của khách.

Thực tế hiện nay, hầu hết các công ty chƣa có ngƣời chuyên trách thiết kế chƣơng trình tour cho sản phẩm này, chƣa có bộ phận chuyên môn hoặc quy trình tổ chức cho việc điều hành, mà sẽ sử dụng lực lƣợng lao động đã và đang có của công ty. HDV Du lịch phục vụ cho các tour HSSV chƣa đƣợc chú trọng thậm chí các công ty còn xem nhẹ vai trò của HDV du lịch học tập khi họ cho rằng đi tour HSSV thì chỉ cần biết làm trò chơi, đố vui cho trẻ con và quản lý chặt chẽ khách là đƣợc. Vì vậy, HDV cho tour HSSV thƣờng là những SV hoặc HDV còn trẻ và chƣa có nhiều kinh nghiệm. Đây là một quan điểm chƣa đúng cần đƣợc thay đổi. Đối với một số công ty du lịch quốc tế hoặc có ngƣời nƣớc ngoài đầu tƣ thì đội ngũ lao động chính là những ngƣời nƣớc ngoài với khả năng tiếng anh chuẩn và kỷ năng sống theo phong cách phƣơng tây, và họ tập trung vào hai thế mạnh này để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, cắm trại, thể thao, .. hấp dẫn du khách nhất là đối tƣợng HSSV. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này thƣờng không có nghiệp vụ du lịch hoặc thẻ hành nghề HDV mà chỉ là nhân viên, cộng tác viên thậm chí là giảng viên các trung tâm ngoại ngữ, kỷ năng sống... thực hiện.

Để DLHT có thể phát triển đúng theo hƣớng chuyên nghiệp thì cần có một lực lƣợng lao động nồng cốt và chuyên biệt hội đủ các tiêu chuẩn kỷ năng nghề du lịch đồng thời có sự hiểu biết về lĩnh vực giáo dục và kỷ năng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục, bởi xét dƣới góc độ nào đó họ chính là những ngƣời thiết kế chƣơng trình hoạt động học tập giáo dục và cũng là Giảng viên trực tiếp truyền tải nội dung học tập thông qua các chuyến đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch học tập tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)