Mục đích chính của văn bia nói chung không phải phản ánh lịch sử hình thành làng xã. Tuy nhiên, do đặc điểm xã hội từng vùng, ảnh hƣởng trực tiếp, sâu sắc tới sự tụ cƣ, tạo lập và tái lập làng xã, ảnh hƣởng tới đời sống tinh thần cƣ dân nên trong khi xây đình, dựng bia, tác giả có đề cập đến. Sự biến động lịch sử cuối thế kỷ XVIII ở vùng Thuận Hoá với cuộc khởi nghĩa Tây sơn, đặc biệt khu vực kinh đô, ngoại đô Phú Xuân khiến tổ chức hành chính cũng nhƣ các công trình kiến trúc, trong đó có đình làng bị xáo trộn, phá huỷ. Vì vậy, trong nội dung, phần nói về nguyên nhân, văn bia xây dựng đình Đệ Nhất đã nói khá chi tiết tới quá trình tụ cƣ của cƣ dân các làng, phƣờng, đặc biệt là làng Hạ Lang (thuộc huyện Quảng Điền) và phƣờng Đệ Nhất (nay phần lớn thuộc phƣờng Phú Hoà - thành phố Huế), cụ thể nhƣ sau:
Quá trình tụ cƣ ở phƣờng Đệ Nhất:
本 坊 疆 土 開 托 有 自 來 矣 國 朝 定 鼎 春 京 割 香 江 之 上 附 環 城 以 為 郭 外 嗣 德 年 奉 準 民 居 聚 集 四 至 焉 暫 成 坊 邑 成 泰 己 亥 蒙 保 護 貴 大 臣 束 立 環 城 之 外 自 東 南 門 石 橋 官 路 沿 江 至 于 青 龍 橋 東 合 五 甲 為 京 城
鋪 第 一 坊 第 一 之 名 坊 于 此 矣 给 公 章 設 里 長 置 鄉 簿 分 司 坊 務 以 供 國 課 從 此 官 商 士 庶 雲 集 雨 歸 繁 盛 日 臻
Bản phƣờng cƣơng thổ khai thác hữu tự lai hỹ. Quốc triều định đỉnh Xuân kinh, cát Hƣơng Giang chi thƣợng phụ vu hoàn thành dĩ vi quách ngoại. Tự Đức niên gian phụng chuẩn dân cƣ tụ tập tứ chí yên tạm thành phƣờng ấp. Thành Thái Kỷ Hợi mông Bảo hộ quý đại thần thúc lập hoàn thành chi ngoại, tự Đông Nam môn thạch kiều quan lộ duyên giang chí vu Thanh Long kiều đông hợp ngũ giáp vi kinh thành phố Đệ Nhất phƣờng. Đệ Nhất chi danh phƣờng vu thử hỹ, cấp công chƣơng, thiết lý trƣởng, trí hƣơng bộ, phân ty phƣờng vụ dĩ cung quốc khóa. Tòng thử quan thƣơng sĩ thứ vân tập vũ quy, phồn thịnh nhật trăn.
Dịch nghĩa:
Đất đai thuộc bản phường khai thác đã từ xưa rồi. Khi quốc triều định đô ở Phú Xuân, đã cắt dải đất bên trên của sông Hương vây quanh kinh thành để làm vùng ngoài quách. Khoảng đời Tự Đức, đã cho dân cư tụ tập bốn phía, tạm thành phường ấp. Năm Kỷ Hợi triều Thành Thái (1899) đội ơn quý quan lớn bảo hộ thúc giục thành lập ở vòng quanh ngoài thành, từ đường quan giáp cầu đá cửa Đông Nam dọc theo sông cho đến phía đông cầu Thanh Long gồm 5 giáp làm nên phường Đệ Nhất của thành phố. Phường tên Đệ Nhất có từ đó vậy, được cấp con dấu, đặt lý trưởng, cử hương bộ, chia lo việc phường để sung thuế nhà nước. Từ đó quan lại, nhà buôn, học trò, dân chúng tụ hội, ngày càng phồn thịnh.
於是辛酉夏绅弁于咸集相吉于邑之沖湖既迺薰沐誓齋請命于神卜舊 址不吉卜新遷吉卜地與向聖茭躍而舞三擲三吉眾皆神之迺差榖迺培基词 以茅慎考卜也後三年閭耆考祥吉兆果如卜於是呈工費具材料澈舊亭移新 址
Phiên âm:
Ƣ thị, Tân Dậu hạ, thân biền vu hàm tập tƣơng cát vu ấp chi xung hồ, ký nãi huân mộc thệ trai thỉnh mệnh vu thần, bốc cựu chỉ bất cát, bốc tân thiên cát, bốc địa dữ hƣớng thánh giao dƣợc nhi vũ, tam trịch tam cát, chúng giai thần chi. Nãi si cốc, nãi bồi cơ, từ dĩ mao thận khảo bốc dã. Hậu tam niên lƣ kỳ khảo tƣờng cát triệu quả nhƣ bốc. Ƣ thị trình công phí, cụ tài liệu, triệt cựu đình di tân chỉ.
Dịch nghĩa:
Đến mùa hè năm Tân Dậu (1861), chức sắc trong làng họp lại đều cho chỗ đất ở xung hồ trong làng là tốt. Thần cho cơ bói nhảy múa, ba lần gieo ba lần tốt, mọi người đều cho là thiêng, bèn gặt lúa, đắp nền, làm đền tranh để khảo bói kỹ lưỡng. Ba năm sau làng khảo được điềm tốt quả như đã bói được trước đây, bèn dự toán kinh phí, sắm sửa gỗ, vật liệu, triệt hạ đình cũ dời đến đình mới.
Quá trình tụ cƣ của phƣờng Đệ Nhất có thể mô tả tóm tắt bằng bảng sau:
Thời điểm Lãnh thổ được hình thành
Trƣớc khi vua Nguyễn định đô ở Phú Xuân
Phƣờng Đệ Nhất chƣa định hình Từ khi vua Nguyễn
định đô ở Phú Xuân
Dải đất vây quanh kinh thành, bên bờ sông Hƣơng Khoảng đời Tự Đức Dân cƣ tập chung, phƣờng sơ khai thành lập
Năm Kỷ Hợi triều Thành Thái (1899)
Phƣờng thành lập gồm 5 giáp, từ cửa Đông Nam (Đông Ba) phía đông cầu Thanh Long (khu vực Cồn Hến) Đến mùa hạ năm Tân
Dậu (1861)
Phƣờng bắt đầu triển khai việc lập đình
Bảng 15: Quá trình tụ cư của làng Đệ Nhất
Quá trình trùng tu đình tƣơng ứng với các giai đoạn phát triển của làng Hạ Lang đƣợc xác định thông qua cả 2 văn bia bao gồm các thời điểm: năm 1765 (Lê Hiển Tông 25, niên hiệu Cảnh Hƣng) 1808 (Gia Long thứ 7 1862 (Tự Đức 15) 1881 (Tự Đức 34) 1895 (Thành Thái 6): “Đình này bói đƣợc nền tốt vào năm Cảnh Hƣng… Năm Mậu Thìn (1808) Gia Long thứ 7, mùa thu ngày 9 tháng 8 trùng tu. Năm Nhâm Tuất (1862), Tự Đức thứ 15 mùa thu, mồng 1 tháng 9 trùng tu nhƣ cũ. Trải qua nhiều năm truyền đến nay, năm Tân Tỵ mùa đông, ngày 15 tháng 12 (1881) cải tạo theo quy chế mới. Tất cả công việc thành mối. Từ nay y nhƣ buổi đầu kéo dài đến đời đời. Nên viết văn để ghi sự việc. Hoàng triều Tự Đức thứ 34, ngày tốt tháng 2 tạo bia (1881) (Bia số 1) (…) Hoàng triều Thành Thái năm thứ 7 (1895) ngày tốt tháng 11 tạo bia (Bia số 2).
Tiểu kết chương 3
Văn bia đình Huế là di sản văn hoá quan trọng còn lại đến ngày nay. Thông qua nội dung văn bia, chúng ta biết đƣợc thời điểm xây dựng, trùng tu đình làng, đình phƣờng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, một số văn bia đình còn phản ánh cụ thể quá trình tụ cƣ của cƣ dân các làng, các phƣờng nơi đây. Sự phản ánh này chủ yếu trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX, đặc biệt văn bia làng Hạ Lang đã phản ánh đƣợc trong khoảng thời gian 130 năm, từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa sau thế kỷ XIX - giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều xáo trộn.
Mặt khác, qua sự phản ánh quá trình xây dựng đình, văn bia đình Thừa Thiên Huế đã cho thấy quan niệm phong thuỷ của cƣ dân nơi đây bộc lộ cụ thể qua việc chọn lựa thời điểm xây dựng, hoàn tất, lựa chọn không gian, hƣớng toạ lạc cho ngôi đình. Những quan niệm đó xuất phát từ tâm lí, tâm thức “trọng thần”, chủ trƣơng sống hoà hợp với tự nhiên, qua đó thể hiện mong ƣớc trƣờng cửu cho công trình, khát vọng ấm no, yên ổn cho mỗi gia tộc và cá nhân trong làng của nhân dân ta bao đời nay.
Văn bia đình Huế là cứ liệu quan trọng và đáng tin cậy cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá.
KẾT LUẬN
Thông qua sự khảo sát văn bản hệ thống văn bia đình Thừa Thiên Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:
Thứ nhất, Thừa Thiên Huế ngày nay là một vùng đất có lịch sử lâu đời, từ giữa thế kỷ XIV, chính thức sát nhập lãnh thổ Đại Việt. Trải qua tiến trình lịch sử, dƣới sự cai trị của các triều đại phong kiến, vùng đất này đƣợc phát triển theo hƣớng ngày càng hoà nhập với đời sống cƣ dân, dân tộc Việt. Cũng trong quá trình đó, các làng Việt nơi đây không ngừng phát triển về nhiều mặt làm nền tảng cho sự xuất hiện hệ thống đình làng và bia đình. Sự phát triển này có thể khái quát nhƣ sau:
- Việc phân định địa hạt hành chính vùng Thuận Hóa (gồm các lộ (trấn), châu, huyện, xã, thôn, giáp...) đã đƣợc hoàn chỉnh vào đời Trần. Đến đời Lê Thánh Tông trị vì (1460 – 1497), các làng xã vùng đất Thuận Hoá về cơ bản đã có một lề lối sinh hoạt ổn định.
- Đến đời các chúa Nguyễn về sau, làng Việt vùng Thuận Hoá phát triển rất mạnh với chính sách di dân từ Bắc vào, nhất là từ Châu Ái (Thanh Hoá – quê hƣơng nhà Nguyễn). Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá đã đƣa theo một lực lƣợng lớn dân binh nhằm xấy dựng nơi này thành nơi “vạn đại dung thân”. Từ đó về sau, số lƣợng cƣ dân ngoài Bắc vào lập làng, lập nghiệp ngày càng đông đảo. Đời sống văn hoá làng xã của cƣ dân đƣợc định hình chắc chắn. Đây là nền tảng cho sự xuất hiện của văn bia đình Thừa Thiên Huế.
- Từ tháng 6- 1989, tỉnh Thừa Thiên - Huế đƣợc tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên. Hiện nay, Thừa Thiên Huế gồm các đơn vị hành chính sau: thành
Phú Lộc, huyện Hƣơng Thuỷ và huyện miền núi A Lƣới với diện tịch tự nhiên của tỉnh là 5.053,99 km2, chiếm hơn 1,5% diện tich toàn quốc. Nét đặc sắc về văn hóa là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình, văn hóa ẩm thực độc đáo.
Thứ hai, bia đình Thừa Thiên Huế rất ít đề cập đến các tác giả soạn bia một cách cụ thể. Phần lớn thƣờng ghi là bản xã kính ghi hoặc kính khắc. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 13/19 bia không ghi tên ngƣời soạn, (chiếm 68,42%).
Bia đình Huế có bố cục 5 phần, chủ yếu tồn tại dƣới dạng bia hình dẹt, diềm bia dao động từ 5 - 10 cm, trán bia dao động từ 20 - 80cm.
Văn bia Huế (cả bia dân gian lẫn cung đình) hầu hết đều là bia chữ Hán. Tuy nhiên, trong các bài văn bia, nhất là văn bia dân gian, trong đó có bia đình, chữ Nôm vẫn xuất hiện. Trong số 19 văn bia đình Thừa Thiên Huế, chúng tôi tìm thấy chữ Nôm xuất hiện với 6 lần.
Trong số 19 văn bia của thì có 18 bia có hoa văn trang trí. Khác với văn bia cung đình, văn bia đình Thừa Thiên Huế có hoa văn tƣơng đối đơn giản. Hoa văn trang trí trên trán bia thƣờng có hình rồng + mặt trời. Diềm bia và chân bia thƣờng có hình: hoa, lá, con thú, linh vật thể hiện sự phát triển sinh sôi. Nhìn chung, văn bia đình Thừa Thiên Huế có chất liệu từ đá xanh (11/19 bia) và có kích thƣớc không lớn nên trán bia, diềm bia và đế bia đƣợc trang trí hoa văn không cầu kỳ
Trong Văn bia đình Thừa Thiên Huế chúng tôi tìm thấy 01 chữ húy và xuất hiện 01 lần. Chữ húy trong Văn bia đình Thừa Thiên Huế là chữ viết kiêng húy thời Nguyễn.
Theo sự khảo sát của chúng tôi, có 3/19 bia có bài minh ở phần cuối, chiếm tỉ lệ 15,78%. Các bài minh có dung lƣợng từ 4 câu tới 36 câu.
Thứ ba, nội dung văn bia đình Huế khá đa dạng, nhƣng nổi bật nhất là ba vấn đề: quá trình xây dựng, trùng tu đình; quan niệm phong thuỷ và quá trình tụ cƣ của cƣ dân.
Hầu hết các văn bia đình còn lại trên địa bàn Thừa Thiên Huế đều đề cập đến việc xây dựng hoặc trùng tu đình làng. Có 18/19 văn bia đề cập đến quá trình xây dựng, trùng tu đình làng Huế, trong đó, 16 bia có ghi cụ thể thời gian (triều đại, niên hiệu, can chi, ngày tháng), tiểu biểu là: Văn bia đình làng Văn Xá, Văn bia đình phƣờng Phú Vĩnh, thành phố Huế, Văn bia đình làng Hoà Viện – tổng Phò Trạch – huyện Phong Điền.
Việc xây dựng đình làng ở các địa phƣơng Thừa Thiên Huế cũng không tách rời quan niệm phong thuỷ, tập trung thể hiện ở các khâu: chọn lựa thời gian động thổ, hoàn thành, chọn lựa không gian oạ lạc và hƣớng của ngôi đình. Có 8/19 văn bia đề cập đến vấn đề phong thuỷ, tiêu biểu là: Văn bia đình Hoà Viện, Văn bia xây dựng phƣờng Phú Vĩnh, Văn bia đình làng Hạ Lang, bia 1, Văn bia đình phƣờng Đệ Nhất.
Một số văn bia đình đã phản ánh khá cụ thể quá trình tụ cƣ ở làng xã, tiêu biểu là văn đình Đệ Nhất và Hạ Lang. Bia đình Đệ Nhất đã nói khá chi tiết tới quá trình tụ cƣ của cƣ dân phƣờng này. Văn bia đình Hạ Lang đã đƣa ra 5 mốc thời gian kéo dài từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX tƣơng ứng với quá trình xây dựng, trùng tu đồng thời cũng là tiến trình phát triển của làng.
Văn bia là di sản vật thể và phi vật thể gắn với một giai đoạn văn hoá lâu dài và quan trọng của dân tộc ta. Văn bia Thừa Thiên Huế nói chung, văn bia đình nói riêng đã phản ánh đƣợc nhiều mặt đời sống của cƣ dân nơi đây từ cuối thế kỷ XVIII, nhất là giai đoạn mạt Nguyễn, cuối thế kỷ XIX. Trải qua những biến động xã hội cũng nhƣ thiên tai, số lƣợng và chất lƣợng 19 văn bia đình Huế còn lại ngày nay chắc chắn chƣa phản ánh hết diện mạo văn bia đình
vùng này thời phong kiến. Nghiên cứu hệ thống văn bia đình Huế vì vậy, là việc làm cần thiết nhƣng không hề dễ dàng. Chúng tôi chỉ dám xem luận văn này là kết quả nghiên cứu bƣớc đầu với nhiệt tâm khám phá các giá trị văn hoá trong di sản của tổ tiên. Đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những điểm thiếu sót, tác giả mong nhận đƣợc sự góp ý của quý bạn đọc để có cơ hội bổ khuyết trong lần sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bia (Xin xem Phần phụ lục)
II. Các sách, bài nghiên cứu, chuyên luận, tài liệu
1. Dương Văn An (2001), Ô châu cận lục, Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc
dịch và hiệu chú, NXb Thuận Hoá.
2. Phan Thuận An (1999), Quốc sử quán triều Nguyễn và giá trị của nó trong
nền học thuật Việt Nam, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số
2(24).1999, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
3. Phan Thuận An (1999), Phong cách kiến trúc cố đô Huế, Tạp chí Thông
tin Khoa học và Công nghệ số 3(25).1999, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
4. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb KHXH, Hà
Nội.
5. Đào Duy Anh (2001), Từ điển Hán Việt, Nxb KHXH, Hà Nội
6. Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên (2005), Nhà Xuất bản Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
7. Bảo tàng Văn hoá dân gian Huế (2008), Văn bản Hán Nôm làng xã vùng
Huế, Nxb Thuận Hoá, Huế.
8. Vĩnh Cao - Phan Thanh Hải (2005), Phong thuỷ trong vườn Huế, Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 4-5(52-53).2005, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
9. Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên) (2005), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
10.Thiều Chửu (1999), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 11.Phan Đại Doãn - Nguyễn Minh Tường - Hoàng Phương - Lê Thành Lân -
Nguyễn Ngọc Quỳnh (1997), Một số vấn đề về quan chế triều Nguyễn,
Nxb Thuận Hóa, Huế.
12.Cao Xuân Dục (1993), Quốc triều hương khoa lục, Nxb TP HCM.
13.Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, Đỗ Mộng Khương dịch, Nxb KHXh, Hà Nội.
14.Ngô Thời Đôn (1999), Di sản Hán Nôm thời Nguyễn trong hành trình phát
triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Thừa Thiên Huế, Tạp
chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số 4(26).1999, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
15.Phạm Minh Đức (2009), Nghiên cứu Văn bia huyện Gia Lâm, Luận văn
Thạc sĩ Hán Nôm, Hà Nội.
16.Trần Văn Giáp (1969), Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 127.
17.Trần Văn Giáp (1969), Văn bia Việt Nam: Công cụ thác bản văn bia Việt
Nam đối với KHXH và những thác bản văn bia hiện có ở Thư viện Khoa học Xã hội, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1.
18.Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội.
19.Trần Văn Giàu (1958), Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước 1858, Sơ khảo, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
20.Piere Gourou (2001), Bước đầu khảo sát về nhà ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số 4(34).2001, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
21.Phan Thanh Hải (1999), Hệ thống thủ phủ các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong
(1558 - 1775), Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số 1-2-3(23-24-
25).1999, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
22.Phan Thanh Hải (2003), Bia và văn bia cung đình thời Nguyễn tại Huế: một di sản quý cần được chú ý bảo tồn, Tạp chí Thông tin Khoa học và