Theo sự quan sát của chúng tôi, trong tổng số 19 văn bia đình Thừa Thiên Huế, có 8 bia đƣợc gắn vào tƣờng ở bên trong đình hoặc ở ngoài hiên. Có một số bia không có diềm bia hoặc trán bia. Qua mỗi lần trùng tu, các tấm bia này đƣợc bồi đắp thêm trán bia và diềm bia bằng chất liệu xi măng. Có khi, các tấm bia này cũng bị thay đổi vị trí cũ.
Đình Hạ Lang khởi tạo vào năm Cảnh Hƣng thứ 26, Ất Dậu (1765) đời vua Lê Hiển Tông. Trùng tu lần thứ nhất vào năm Gia Long thứ 7, Mậu Thìn (1808) đời vua Nguyễn Thế Tổ. Trùng tu lần thứ hai vào năm Tự Đức 15, Nhâm Tuất (1862) đời vua Nguyễn Dực Tông. Rồi “tân chế cải tạo” vào năm Tự Đức 34, Tân Tỵ (1881). Lại “tái tu” lần một vào năm Thành Thái thứ 7, Ất Mùi (1895) đời vua Nguyễn Thành Thái. Rồi “tái tu: lần 2 vào năm 1957. Và lần cuối cùng là “đại tu nâng cấp” vào năm Kỷ Sửu (2009). Qua 7 lần trùng tu, hai văn bia cũng đã bị thay đổi vị trí nhiều lần. Hiện tại hai văn bia này đƣợc áp vào hai bên tƣờng phía trong đình với độ cao 2m7.
Ngoài hai văn bia ở đình Hạ Lang, những văn bia có đắp thêm trán bia, diềm bia hoặc đế bia bằng chất liệu xi măng nhƣ bia đình làng Long Hồ Thƣợng, văn bia đình Phú Cát 1, văn bia đình Phú Cát 2, văn bia đình Hô Lâu, văn bia đình Đệ Nhất 1, Đệ Nhất 2.
Có 6 văn bia có nhà bia: văn bia đình Hoà Viện, văn bia đình Phú Vĩnh, văn bia đình Đệ Cửu, văn bia đình An Truyền 1, An Truyền 2, văn bia đình Thủ Lễ 2. Những văn bia có nhà bia che chở, hầu hết còn nguyên vẹn, chữ nghĩa rõ ràng, ít hƣ hao. Chỉ có bia đình làng Hoà viện, tuy vẫn có nhà bia,
nhƣng tấm bia này đƣợc tạo từ đá nhám hồng, nên văn khắc đã có bị bào mòn theo năm tháng.
Tấm bia bùa ở đình làng Thủ Lễ (Phụ lục 2) bị chôn mất ¼ phần chân đế. Văn bia này toạ lạc ngay trƣớc bậc tam cấp của đình và bị cây cột ở hàng hiên án trƣớc mặt.
Bởi bao tháng năm hứng chịu mƣa nắng và nhiều nguyên nhân khác, nên 3 văn bia ở đình làng Phƣớc Tích đều bị rạn nứt. Văn bia thứ 2 đã bị mất một phần ở trán bia và diềm bia. Hai văn bia còn lại thì rạn nứt thành 4 đến 5 mảnh.
Văn bia ở đình Văn Xá tuy đƣợc gắn ở bình phong của đình làng, vẫn có mái che đơn giản nhƣng cũng bị nứt rạn và rêu cỏ phủ mờ .
Đặc biệt, ở hai nội dung bia đình làng Phú Vĩnh và đình làng Đệ Cửu cùng chung một tấm bia trong một nhà bia. Xét về mặt nội dung, cách gọi tên phƣờng, cũng nhƣ năm tạo, chúng tôi “tạm” tách ra thành hai bia độc lập. Điều đó, càng làm rõ thêm quá trình trùng tu đình phƣờng, cũng nhƣ thay đổi tên phƣờng trên địa bàn Thị xã Huế mà sau này là Thành phố Huế.
STT Tên bia Nơi đặt Số lượng
1 Hoà Viện Nhà bia 1 2 Phú Vĩnh Nhà bia 1 3 Đệ Cửu Nhà bia 1 4 An Truyền Nhà bia 2 5 Thủ Lễ 2 Nhà bia 1 6 Long Hồ Thƣợng Gắn vào tƣờng 1 7 Phú Cát 1 Gắn vào tƣờng 2 8 Hô Lâu Gắn vào tƣờng 1 9 Hạ Lang Gắn vào tƣờng 2 10 Đệ Nhất Gắn vào tƣờng 2
11 Thủ Lễ 1 Chôn trƣớc thềm 1 12 Phƣớc Tích Trƣớc hiên 3 13 Văn Xá Gắn trên bình phong 1 Tổng cộng: 19
Tiểu kết chương 1
1. Thừa Thiên Huế, xƣa thuộc đất Ô Châu, là vùng đất có lịch sử lâu đời, đầu công nguyên, thuộc huyện Tƣợng Lâm, quận Nhật Nam, đến năm 1366 chính thức trở thành một phần lãnh thổ Đại Việt. Từ đời Trần về sau, vùng đất này đóng một vai trò đặc biệt đối với công cuộc Nam tiến cũng nhƣ sự nghiệp bảo vệ dân tộc.
2. Từ triều Trần cho tới hết triều Nguyễn, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn chú trọng phát triển “vùng đất mới” của dân tộc về mặt lãnh thổ cũng nhƣ văn hóa. Trong đó sự phát đời sống làng xã là một khía cạnh cơ bản.
Nét chung dễ nhận thấy của tiến trình hình thành, phát triển làng xã Thừa Thiên Huế là sự không ngừng gia tăng số lƣợng các làng, đồng nghĩa với việc phát triển về đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân nơi đây. Đó đƣợc coi là nền tảng cho sự phát triển các đình làng và văn bia đình theo tiến trình lịch sử.
3. Hiện nay, số đình làng Thừa Thiên Huế còn lại khá nhiều, tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau (thiên tai, địch hoạ…), số lƣợng bia đình chỉ còn 19 và đƣợc phân bố rải rác trên địa bàn Thành phố Huế (7 bia) cùng các huyện: Phong Điền (4 bia), Hƣơng Trà (2 bia), Quảng Điền (4 bia), Phú Vang (2 bia). Các chƣơng còn lại của công trình này sẽ đi sâu nghiên cứu đặc điểm, phân bố và những vấn đề sinh hoạt làng xã thể hiện qua văn bia.
Chương 2
QUÁ TRÌNH TẠO TÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VĂN BIA ĐÌNH THỪA THIÊN HUẾ