I.1. Đôi nét về thực trạng đình làng ở Thừa Thiên Huế
Sinh hoạt văn hóa cộng đồng có tính truyền thống ở các ngôi đình. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, những ngôi đình cũng bị mờ nhạt dần theo năm tháng. Do đó, việc cúng tế theo qui tắc chuẩn của ngƣời xƣa cũng mang tính giản lƣợc. Tuy nhiên, những ngôi đình xƣa đang còn tồn tại ở Thừa Thiên Huế vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt trong hành trình Nam tiến.
Nhìn tổng thể đình làng ở Thừa Thiên Huế, chúng ta dễ dàng nhận ra điểm chung về kiến trúc tạo nên một phong cách riêng cho đình làng xứ Huế. Tuy nhiên, vẫn có một số đình làng ở các vùng quê nghèo có quy mô kiến trúc đơn giản hơn.
Phần lớn, những đình làng ở phía Bắc thƣờng các dãy Tả vu, Hữu vu ở hai bên sân, có tòa Tiền tế ở phía trƣớc và Hậu cung ở phía sau. Ngƣợc lại, đa số những ngôi đình ở Thừa Thiên Huế đều đƣợc xây dựng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với lối kiến trúc khá đơn giản so với những đình làng ở phía Bắc.
Đình làng ở Thừa Thiên Huế thƣờng toạ lạc tại trung tâm một khuôn viên hoàn chỉnh có thành bao bọc, ngoài toà đình chính gồm 1 gian 2 chái, 3 gian 2 chái, 5 gian 2 chái, còn có các am miếu và các nhà giải vũ hay nhà trù chung quanh; có ba gian và hai chái, ở hai đầu không có tƣờng bao, luôn mở với bên ngoài. Những đình lớn nhƣ đình Lại Thế thì hai chái kéo dài, mở rộng thành những chái kép, tạo cho lòng đình nhƣ năm gian hai chái. Phía hiên trƣớc đình thƣờng có mái đua vƣơn ra một khoảng rộng do một hệ thống sân đình rộng thoáng, cổng đình, bình phong và trụ hoa biểu ở phía trƣớc.
Trên cột trƣớc các cột gỗ thƣờng đƣợc trang trí bằng những câu liễn đối hầu hết bằng chữ Hán chân phƣơng, biểu hiện sự nhận thức triết lý, lòng tôn kính thần linh tổ tiên, xác định vị trí phƣơng hƣớng, hay thời điểm thành lập, ca ngợi quê hƣơng, truyền thống của làng và bày tỏ lòng biết ơn thần linh, tổ tiên…[105].
Những đình làng ở Thừa Thiên Huế, hiện trạng và kiến trúc đều thuộc phong cách cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Phần lớn đó là niên đại trùng tu hơn là khởi dựng. Chẳng hạn kiến trúc đình Kim Long (thuộc phƣờng Kim Long, thành phố Huế) còn ghi rõ: Khải Định, Canh Thân đại tu bổ 啟 定 庚 申 大 修 補 cho biết lần đại trùng tu vào năm Canh Thân đời Khải Định (1920). Đình Xuân Hoà (thuộc xã Hƣơng Long, thành phố Huế) (…).
Những đình làng thuộc nội thành hoặc ở vùng lân cận có quy mô bề thế hơn nhƣ: Lại Thế, Phú Xuân, Kim Long, An Cựu, Xuân Hoà, Vĩ Dã (Vĩ Dạ)... Những đình làng ở các vùng huyện nhƣ: Văn Xá, Hạ Lang, La Chử, Khuông Phò, Thủ Lễ… cũng uy nghi không kém. Trong số đó, có một ngôi đình đang trên đà bị xoá sổ, vẫn biết Nhà nƣớc đã công nhận di sản văn hoá cấp tỉnh (An Cựu). Đình làng Dƣơng Phẩm, nằm trên đƣờng Phan Đình Phùng, hƣớng ra sông An Cựu đang bị trong tình trạng gần nhƣ huỷ diệt hoàn toàn. Nhà cửa của cƣ dân ở chung quanh dần dần lấn át hết diện tích sân đình. Đây là ngôi đình cổ đã gần 200 tuổi nhƣng thực trạng chỉ còn một đống ngói vỡ, kèo cột tan hoang bày la liệt trong đám xà bần.
Từ đầu thế kỷ XIX, việc mở rộng khu trung tâm thành phố song hành với việc xây dựng các kiến trúc cung đình, tôn giáo và các công sở hành chính, buộc dân làng phải di dời về vùng đất thuộc ngoại vi thành phố.
Sau những năm 1975, phần lớn các ngôi đình làng ở Huế có chung một số phận. Chính quyền địa phƣơng tiếp quản đình và giao cho các hợp tác xã sản xuất chổi đót, mây tre xuất khẩu. Việc sản xuất những mặt hàng này,
đồng nghĩa với việc tiếp tay cho mối mọt làm cho các ngôi đình ở Thừa Thiên Huế dần xuống cấp và bị thất thoát nhiều dụng cụ thờ cúng.
Cùng chung số phận, đình làng Kim Long - một kiến trúc nổi tiếng trong hệ thống làng ở Huế đã biến thành chợ Kim Long suốt mấy chục năm qua nay đã đƣợc trả lại cho làng.
Đình làng An Cựu cũng chịu sự án ngữ trong sân bởi hai dãy nhà HTX cũ đổ nát. Kiến trúc tuy còn nguyên vẹn nhƣng mái ngói có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Rƣờng gỗ lâu ngày không đƣợc sửa chữa đang hƣ hại nặng nề. Với kiến trúc một gian hai chái gần 150 tuổi, đình làng Xuân Dƣơng đang đƣợc lợp bằng tôn lạnh vì mái ngoái đã đổ nát từ lâu.
Đình làng Thế Lại Thƣợng - di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, là một trong những ngôi đình nổi tiếng với kiến trúc cổ ba gian hai chái, mái ngói âm dƣơng rất độc đáo, đang chịu sự cộng cƣ của ngôi trƣờng tiểu học Phú Hiệp. Tám phòng học của ngôi trƣờng này chia thành hai dãy chầu hai bên sân. Nội thất điện chính đƣợc nhà trƣờng biến thành nhà kho chất đầy bàn ghế.
Tƣơng tự, đình làng Xuân Hoà cũng bị án hai dãy phòng học của trƣờng Tiểu học Hƣơng Long.
Đình làng Phú Xuân cũng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, hầu nhƣ không ai quản lý đình về đêm nên cả khu đình, đặc biệt nhà tiền đình trở thành nơi hò hẹn của các đôi tình nhân và các con nghiện.
Qua mấy lần trùng tu, đình Phú Vĩnh hiện nay chỉ là một ngôi đình hoang phế thậm tệ. Ngôi đình này đã bị quên lãng từ lâu. Rƣờng cột đổ nát, lỗ bộ rêu phong, mái ngói tan hoang. Trâu bò vào phóng uế bừa bãi. Trƣớc sân đình vẫn còn một bình phong lớn và hai trụ biểu uy nghi. Nhƣng toàn bộ di tích đã chìm khuất giữa cỏ tranh và keo lá tràm. Nhà bia là nơi tiêm chích của những con nghiện.
Trên thực tế, có một nguyên nhân quan trọng khác, là sự dịch chuyển từ cơ chế làng sang tổ chức đô thị làm cho thiết chế văn hóa các làng này dần mất đi một số đặc trƣng quan trọng. [120]
Bên cạnh đó, có một số ngôi đình đã đƣợc trùng tu gần đây đã làm mất đi vẻ cổ kính của ngôi đình làng truyền thống (đình Hạ Lang, đình Thủ Lễ, đình Khuông Phò).