Hoa văn trang trí cũng là phần quan trọng tô điểm thêm cho hình thức văn bia sinh động hơn. Trong số 19 văn bia của thì có 18 bia có hoa văn trang trí. Khác với văn bia cung đình, văn bia đình Thừa Thiên Huế có hoa văn
tƣơng đối đơn giản. Hoa văn trang trí trên trán bia thƣờng có hình rồng + mặt trời. Diềm bia và chân bia thƣờng có hình: hoa, lá, con thú, linh vật thể hiện sự phát triển sinh sôi. Nhìn chung, văn bia đình Thừa Thiên Huế có chất liệu từ đá xanh (11/19 bia) và có kích thƣớc không lớn nên trán bia, diềm bia và đế bia đƣợc trang trí hoa văn không cầu kỳ.
Stt Bia Trên trán bia Trên diềm bia Trên đế bia
1 Hô Lâu 2 Đệ Nhất 1 Hình sóng + Hoa dây 3 Đệ Nhất 2 Hình sóng + Hoa dây 4 Đệ Cửu Rồng +mặt trời +cánh sen Mây 5. Phú Vĩnh Rồng + mặt trời Hoa lá 6 Phú Cát 1 Rồng + mặt trời 7 Phú Cát 2 Rồng + Mặt trời 8 Phƣớc Tích 1 Rồng + Mặt trời Mây 9 Phƣớc Tích 2 Mây 10 Phƣớc Tích 3 Mây
11 Hòa Viện Mây Mặt trời + mây 12 Văn Xá Rồng + mặt trời Mây + chữ Thọ 13 Long Hồ Thƣợng Hoa lá 14 Hạ Lang 1 15 Hạ Lang 2 16 Thủ Lễ 1
17 Thủ Lễ 2
18 An Truyền 1 Rồng + mây 19 An Truyền 2 Rồng + mây
Bảng 13: Bảng kê các kiểu thức trang trí hoa văn trên văn bia đình Thừa Thiên Huế
II.5. Chữ húy trên văn bia
Cách viết hay đọc trại một từ nào đó do bị kiêng kỵ trong ngôn ngữ văn tự xã hội gọi kỵ huý hay tị huý. Đó là những chữ viết dị thể một chữ Hán thông thƣờng để kiêng húy các bậc đế vƣơng và các bậc tôn trƣởng. Theo Từ nguyên, thông thƣờng, ngƣời ta phân biệt kiêng huý làm hai loại: tư huý (gia
huý, tộc huý, hƣơng huý) và công huý (quốc huý). Quốc huý bao gồm: ngự danh (ngự huý) là tên huý của vua và hoàng hậu đƣơng triều. Còn miếu huý là
tên huý của các đời vua trƣớc, tức là tên huý của cha mẹ ông bà của vua, tuỳ theo quy định cụ thể. Khác với các loại tư huý có tính chất quy ƣớc tục lệ,
thuộc phạm trù đạo đức cộng đồng, quốc huý do triều đình ban bố bằng các chỉ dụ luật lệnh có tính chất bắt buộc, thuộc phạm trù pháp luật, có hiệu lực thi hành trong toàn quốc [tr73]. Kiêng húy là một điều cấm kỵ khi soạn thảo văn bản, đƣợc áp dụng nghiêm ngặt trong khoa cử, bắt buộc thí sinh phải mƣợn chữ khác để thay thế. Nếu thí sinh nào vi phạm ắt sẽ bị đánh trƣợt. Ở mỗi thời đại có quy định thể lệ kiêng huý nhất định.
Ở thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn, do kiêng tên thuỵ hiệu Nhân Chiêu Vƣơng Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648), nên các chữ Nhân đều đổi
thành Nhơn (nhƣ Quy Nhơn). Kiêng âm tên huý Nghĩa Vƣơng Nguyễn Phúc Thái (1687 - 1691), các chữ Thái đều chuyển thành Thới (nhƣ Bình Thới).
Chúa Nguyễn Phúc Thái có tên thuỵ là Hoằng Nghĩa Vƣơng, nên chữ Nghĩa
Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), các địa phƣơng Đàng Trong thƣờng đổi Chu thành Châu (nhƣ Châu Thới).
Tháng 4 năm 1803, vua Gia Long ban lệnh kiêng huý, các địa danh khi viết phải tránh 6 chữ: Noãn, Ánh, Chủng, Côn, Hoàn, Lan. Trong đó, 3 chữ Noãn, Ánh, Chủng là tên huý, Hoàn là tên mẹ đẻ của vua, Lan là tên mẹ cả,
còn Côn là tên huý của cha vua Gia Long. Cho nên, 6 chữ phải đổi thành (theo trật tự) là: Áo, Chiếu, Thực, Diệu, Viên, Hương.
Các địa danh ở Thừa Thiên Huế cũng bị thay đổi nhiều nhƣ: Kim Long
Kim Luông, cửa Hải Noãn cửa Thuận An.
Lệnh kiêng huý thứ hai, vua Gia Long ban hành vào tháng 2 năm 1817 gồm hai chữ Kiểu thành Hạo, Đảm thành Phủ.
Đời vua Minh Mạng có 5 lần ban bố lệnh kiêng huý.
Đời vua Thiệu Trị có 8 lần với các chữ: Tuyền, Tông, Dung, Hoa, Thật, Miên. Nên ở Thừa Thiên Huế hai làng Hoa Lang và Đường Hoa đổi thành Hiền Lương và Đường Anh. Tƣơng tự, chợ Đông Hoa (nguyên tên là Quy
Giả) Đông Gia Đông Ba. Cửa Tư Dung cửa Tư Hiền. Các tên làng
cũng theo huý kỵ mà thay đổi nhƣ: Thanh Tuyền Thanh Thuỷ, Mỹ Toàn
Mỹ Lợi, Trung Toàn Trung Đồng, La Miên La Ỷ.
Đến thời Tự Đức cũng có 4 dụ ban lệnh kỵ huý gồm các chữ Thì, Hồng,
Nhậm, Hằng, Phúc… nên Thì Thời, Hồng Phúc Thanh Phước. Cũng
trong đời Tự Đức các chữ Thiên cũng phải đổi thành chữ khác nhƣ: Thiên Lộc Thọ Lộc, Thiên Tuỳ Xuân Tuỳ.
Đến các đời vua sau, chữ kỵ huý vẫn còn ban hành nhƣng không đáng kể.
Trong Văn Xá xã đình bi ký文舍社亭碑記 , làng Văn Xá 文 舍 vốn tên là Võ Xá武舍, do kiêng huý miếu hiệu Võ vƣơng Nguyễn Phúc Khoát 武 王 阮福闊 mà đổi thành tên này. Võ vƣơng Nguyễn Phúc Khoát húy là Hiếu 孝,
còn gọi là Chúa Vũ (1714 – 1765) là vị chúa Nguyễn thứ 8 trong lịch sử Việt Nam.
Trong Văn bia đình Thừa Thiên Huế chúng tôi tìm thấy 01 chữ húy và xuất hiện 01 lần (kỵ húy chữ Võ武). Chữ húy trong Văn bia đình Thừa Thiên Huế là chữ viết kiêng húy thời Nguyễn. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì các văn bia của đình Thừa Thiên Huế chủ yếu là bia thời Nguyễn.
II.6. Bài minh, bài tán trên văn bia
Trong bố cục một bài văn bia đình, tuỳ theo ngƣời soạn, mà phần cuối thƣờng có một bài minh hoặc bài tán theo thể tứ ngôn, không giới hạn số câu. Về nội dung, bài minh hoặc bài tán nói lên cảm xúc của ngƣời soạn bia đại diện cho dân chúng trong làng bày tỏ nỗi niềm hân hoan, vui mừng khi đã hoàn tất công việc xây dựng hoặc trùng tu đình làng, ca ngợi công đức... Qua đó, nói lên đƣợc sự biết ơn của dân làng đối với đất trời, thần linh, Phật Thánh hoặc sự cảm kích, tri ân đối với những bậc công đức đã giúp đỡ cho bản xã về vật chất cũng nhƣ tinh thần. Mong muốn ghi chép lại những ơn phƣớc đó lại cho đời sau.
Theo sự khảo sát của chúng tôi, có 3/19 bia có bài minh ở phần cuối, chiếm tỉ lệ 15,78%. Về hình thức, các bài minh có dung lƣợng nhƣ sau: Văn bia đình Văn Xá có 36 câu. Văn bia công đức làng Phƣớc Tích (bia Phƣớc Tích 1) có 12 câu. Văn bia đình Đệ Nhất gồm 4 câu.
Văn bia đình Văn Xá ca ngợi công đức của nhà vua đã ban ơn huệ cho dân chúng trong làng. Thuế ruộng đƣợc giảm, sƣu dịch đƣợc tha. Vì thế, ngƣời dân biết dành dụm từng đồng để lo việc hƣơng hoả, ghi khắc công đức ấy không những trong tâm khảm của mình mà còn lƣu tích trên bia đá để vĩnh truyền cho mai hậu.
Nguyên văn Phiên âm Dịch thơ
國之戚里 惟皇孝熙 疇以多祇 寒泉滋浚 甘露流邰 憂之渥之 五十年來 徭役驰征 田租肆赦 帑鍰盈千 神皋香火 后皇嘉惠 先民是經 必恭必慎 遲之乃成 翼翼其停 江山信美 經之營之 自今伊始 其雲蒸蒸 其風冷冷 Quốc chi thích lý Duy hoàng hiếu hi Trù dĩ đa chi
Hàn tuyền tƣ tuấn Cam lộ lƣu thai Ƣu chi ốc chi Ngũ thập niên lai Dao dịch trì chinh Điền tô tứ xá
Thảng hoàn doanh thiên Thần cao hƣơng hoả Hậu hoàng gia huệ Tiên dân thị kinh Tất cung tất thận Trì chi nãi thành Dực dực kỳ đình Giang sơn tín mỹ Kinh chi dinh chi Tự kim y thủy
Kỳ vân chƣng chƣng Kỳ phong lãnh lãnh Linh bảo lai tƣ Yết kiền thoả hinh Khánh ký đồ ngôn Nãi mƣu trinh thạch Dĩ ký ấm hƣu
Thọ thử linh tích Sử khắc ban bật
Thích lý nhà vua Lớn thay hiếu nghĩa Toan tính bao mùa Suối trongnhuần thấm Cam lộ lƣu thai
Chịu ơn mƣa móc Năm chục năm nay Sƣu dịch lính tráng Thuế ruộng miễn bàn Ngàn đồng dành đủ Lo hƣơng hỏa thần Vua ban ơn huệ Trƣớc khi dân lo Cung kính cẩn thận Chầy ngày mới nên Đình này vòi vọi Đất nƣớc đẹp thay! Mở mang xây cất Nhƣ xƣa đến nay Mây thì rờ rỡ
Gió lại phong phanh Giữ lại linh tích Cung kính thơm lành Phƣớc lành lời đẹp Khắc đá không quên Ơn lành lƣu giữ
Truyền mãi dấu thiêng Sử ghi thâm cung
靈保來思 謁虔妥馨 慶既圖言 乃謀 貞石 以記蔭庥 壽此靈蹟 史克頒閟 推本姜姬 我銘新亭 媼釐則藩 俾昌而大 俾壽而富 於萬斯年 無易胥宇
Suy bản Khƣơng cơ Ngã minh tân đình Ảo hy tắc phiên Tỉ xƣơng nhi đại Tỉ thọ nhi phú Ƣ vạn tƣ niên Vô dịch tƣ vũ. Giữ gốc bà Khƣơng Kính chép đình mới Phƣớc dày chở che Càng thịnh mà lớn Sống lâu mà giàu Mãi vạn năm nữa Không thay cõi này.
Văn bia công đức làng Phƣớc Tích (Phƣớc Tích 1)
Nguyên văn Phiên âm Dịch nghĩa
福山之高 梃生人豪 念及民勞 爾粟爾錢 不吝不慳
Phƣớc sơn chi cao Đĩnh sinh nhân hào Niệm cập dân lao Nhĩ túc nhĩ tiền Bất lận bất khan Dân lại dĩ toàn Hữu quy tƣ thạch
Cao thay núi phƣớc Sinh ngƣời phú hào Nghĩ đến dân khổ Lúa tiền đƣa trao Chẳng keo chẳng tiếc Dân đƣợc vẹn tuyền Chọn viên đá đẹp
民賴以全 有歸斯石 曰堅曰白 以紀其跡 尚德若人 可敬可親 永不可泯
Viết kiên viết bạch Dĩ kỷ kỳ tích Thƣợng đức nhƣợc nhân Khả kính khả thân Vĩnh bất khả mân. Vừa trắng vừa bền Ghi lại sự tích Chuộng đức thế này Đáng thân đáng kính Mãi không thể mòn.
Bài tán ở văn bia đình Đệ Nhất chỉ vỏn vẹn 4 câu nhƣng cũng đã khắc hoạ đƣợc dáng vẻ uy nghi của ngôi đình mới bền vững đến muôn đời:
Nguyên văn Phiên âm Dịch nghĩa
矗矗其亭 聿俊有聲 百年垂廕 桑梓芳情
Súc súc kỳ đình. Duật tuấn hữu thanh. Bách niên thùy ấm. Tang tử phƣơng tình.
Ngôi đình vòi vọi, Có tiếng cao vời. Trăm năm để phƣớc, Quê cũ thấm tình.
Tiểu kết chương II
Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy những đặc điểm nổi bật của văn bia đình Thừa Thiên Huế.
Thứ nhất, văn bia đình Thừa Thiên Huế hầu nhƣ không đƣợc quan tâm nhiều so với bia cung đình do Viện Viễn đông Bác cổ sƣu tầm phân bố trên diện rộng ở rất nhiều loại hình di tích.
Thứ hai, các tác giả soạn Văn bia đình Thừa Thiên Huế đa số là những ngƣời có chức sắc nhỏ trong làng. Chỉ có một số tác giả là quan nội triều nhƣ Vũ Phạm Khải 武 笵 啟 , Nguyễn Đỉnh Thần 阮 鼎 神 . Cho nên, giá trị về nội dung của văn bia đình Thừa Thiên Huế chủ yếu phản ánh quá trình xây dựng trùng tu, hoặc ca ngợi công đức. Qua đó, chúng ta thấy đƣợc phong tục tập quán thuần hậu của ngƣời dân xứ Huế.
Thứ ba, về đặc điểm hình thức: văn bia đình Thừa Thiên Huế phần lớn có kích thƣớc trung bình là trên dƣới 5000cm2. Trong đó, có 2 văn bia có diện tích khá lớn ở đình làng Đệ Nhất (nay là phƣờng Phú Hòa, thành phố Huế) và 2 văn bia đình làng Phú Cát (nay thuộc phƣờng Phú Cát thành phố Huế).
Văn bia đình Thừa Thiên Huế phần lớn không có tên bia. Trong 19 văn bia mà chúng tôi khảo sát chỉ có 4 văn bia có tên. Về mặt sử dụng chữ Nôm và chữ kỵ húy cũng thấy ít xuất hiện.
Về hoa văn trang trí, văn bia đình Thừa Thiên Huế rất đơn giản, chỉ có một số bia có hoa văn đáng chú ý là văn bia đình Văn Xá, văn bia đình Hòa Viện và văn bia đình An Truyền.
Chương 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỘI DUNG VĂN BIA ĐÌNH THỪA THIÊN HUẾ
I. Quá trình xây dựng, trùng tu đình làng
I.1. Đôi nét về thực trạng đình làng ở Thừa Thiên Huế
Sinh hoạt văn hóa cộng đồng có tính truyền thống ở các ngôi đình. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, những ngôi đình cũng bị mờ nhạt dần theo năm tháng. Do đó, việc cúng tế theo qui tắc chuẩn của ngƣời xƣa cũng mang tính giản lƣợc. Tuy nhiên, những ngôi đình xƣa đang còn tồn tại ở Thừa Thiên Huế vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt trong hành trình Nam tiến.
Nhìn tổng thể đình làng ở Thừa Thiên Huế, chúng ta dễ dàng nhận ra điểm chung về kiến trúc tạo nên một phong cách riêng cho đình làng xứ Huế. Tuy nhiên, vẫn có một số đình làng ở các vùng quê nghèo có quy mô kiến trúc đơn giản hơn.
Phần lớn, những đình làng ở phía Bắc thƣờng các dãy Tả vu, Hữu vu ở hai bên sân, có tòa Tiền tế ở phía trƣớc và Hậu cung ở phía sau. Ngƣợc lại, đa số những ngôi đình ở Thừa Thiên Huế đều đƣợc xây dựng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với lối kiến trúc khá đơn giản so với những đình làng ở phía Bắc.
Đình làng ở Thừa Thiên Huế thƣờng toạ lạc tại trung tâm một khuôn viên hoàn chỉnh có thành bao bọc, ngoài toà đình chính gồm 1 gian 2 chái, 3 gian 2 chái, 5 gian 2 chái, còn có các am miếu và các nhà giải vũ hay nhà trù chung quanh; có ba gian và hai chái, ở hai đầu không có tƣờng bao, luôn mở với bên ngoài. Những đình lớn nhƣ đình Lại Thế thì hai chái kéo dài, mở rộng thành những chái kép, tạo cho lòng đình nhƣ năm gian hai chái. Phía hiên trƣớc đình thƣờng có mái đua vƣơn ra một khoảng rộng do một hệ thống sân đình rộng thoáng, cổng đình, bình phong và trụ hoa biểu ở phía trƣớc.
Trên cột trƣớc các cột gỗ thƣờng đƣợc trang trí bằng những câu liễn đối hầu hết bằng chữ Hán chân phƣơng, biểu hiện sự nhận thức triết lý, lòng tôn kính thần linh tổ tiên, xác định vị trí phƣơng hƣớng, hay thời điểm thành lập, ca ngợi quê hƣơng, truyền thống của làng và bày tỏ lòng biết ơn thần linh, tổ tiên…[105].
Những đình làng ở Thừa Thiên Huế, hiện trạng và kiến trúc đều thuộc phong cách cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Phần lớn đó là niên đại trùng tu hơn là khởi dựng. Chẳng hạn kiến trúc đình Kim Long (thuộc phƣờng Kim Long, thành phố Huế) còn ghi rõ: Khải Định, Canh Thân đại tu bổ 啟 定 庚 申 大 修 補 cho biết lần đại trùng tu vào năm Canh Thân đời Khải Định (1920). Đình Xuân Hoà (thuộc xã Hƣơng Long, thành phố Huế) (…).
Những đình làng thuộc nội thành hoặc ở vùng lân cận có quy mô bề thế hơn nhƣ: Lại Thế, Phú Xuân, Kim Long, An Cựu, Xuân Hoà, Vĩ Dã (Vĩ Dạ)... Những đình làng ở các vùng huyện nhƣ: Văn Xá, Hạ Lang, La Chử, Khuông Phò, Thủ Lễ… cũng uy nghi không kém. Trong số đó, có một ngôi đình đang trên đà bị xoá sổ, vẫn biết Nhà nƣớc đã công nhận di sản văn hoá cấp tỉnh (An Cựu). Đình làng Dƣơng Phẩm, nằm trên đƣờng Phan Đình Phùng, hƣớng ra sông An Cựu đang bị trong tình trạng gần nhƣ huỷ diệt hoàn toàn. Nhà cửa của cƣ dân ở chung quanh dần dần lấn át hết diện tích sân đình. Đây là ngôi đình cổ đã gần 200 tuổi nhƣng thực trạng chỉ còn một đống ngói vỡ, kèo cột tan hoang bày la liệt trong đám xà bần.
Từ đầu thế kỷ XIX, việc mở rộng khu trung tâm thành phố song hành với việc xây dựng các kiến trúc cung đình, tôn giáo và các công sở hành chính, buộc dân làng phải di dời về vùng đất thuộc ngoại vi thành phố.
Sau những năm 1975, phần lớn các ngôi đình làng ở Huế có chung một số phận. Chính quyền địa phƣơng tiếp quản đình và giao cho các hợp tác xã sản xuất chổi đót, mây tre xuất khẩu. Việc sản xuất những mặt hàng này,
đồng nghĩa với việc tiếp tay cho mối mọt làm cho các ngôi đình ở Thừa Thiên Huế dần xuống cấp và bị thất thoát nhiều dụng cụ thờ cúng.
Cùng chung số phận, đình làng Kim Long - một kiến trúc nổi tiếng trong hệ thống làng ở Huế đã biến thành chợ Kim Long suốt mấy chục năm qua nay đã đƣợc trả lại cho làng.
Đình làng An Cựu cũng chịu sự án ngữ trong sân bởi hai dãy nhà HTX cũ đổ nát. Kiến trúc tuy còn nguyên vẹn nhƣng mái ngói có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Rƣờng gỗ lâu ngày không đƣợc sửa chữa đang hƣ hại nặng nề. Với kiến trúc một gian hai chái gần 150 tuổi, đình làng Xuân Dƣơng đang đƣợc lợp bằng tôn lạnh vì mái ngoái đã đổ nát từ lâu.
Đình làng Thế Lại Thƣợng - di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, là một