Phong Thủy là một bộ môn khoa học về môi trƣờng sống, là những lời diễn dịch của ngƣời Trung Quốc xƣa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng ... nên một hệ thống canh tác hiệu quả. Ngoài ra với ý nghĩa sâu xa hơn...
Phong Thủy còn chứa dựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của các thiên thể mà ngƣời Trung Quốc đã nghiên cứu để xác định đƣờng đi của thời gian. Qua nhiều thế kỷ, những lý lẽ diễn dịch này càng phức tạp và đƣợc ghi chép lại bằng chữ viết và đƣợc lƣu truyền đến ngày nay [118]. Ngƣời xƣa, khi tiến hành xây dựng công trình đều rất chú ý tới phong
các loại công trình phục vụ sinh hoạt cộng đồng vấn đề này càng đƣợc coi trọng hơn. Trong các văn bia chùa đƣợc dựng từ thời Lý, nhiều văn bia thể hiện rõ sự cân nhắc của ngƣời xƣa đối với vấn đề phong thuỷ trƣớc khi động thổ dựng chùa. Trong bài “An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí” (Bài ký bia chùa
Báo Ân núi An Hoạch), Chu Văn Thƣờng có mô tả rõ địa thế của chùa Báo
Ân, phản ánh việc đề cao phong thuỷ của ngƣời khởi xƣớng lập chùa - thái uý Lý Thƣờng Kiệt: “Ở phía tây nam huyện, có một quả núi lớn và cao gọi là núi An Hoạch… Phía trƣớc hƣớng về phƣơng Nam, giáp huyện Cổ Chiến, đồng ruộng san sát, xanh tốt nhƣ mây. Phía sau liền gò Tƣờng Phƣợng, bên cạnh vút đồi Bạch Long, giòng sông trong chảy ngang, hình thành một giải. Bên tả thông tới cõi Ngung Di…” [Thơ Văn Lý Trần tập 1, tr 309].
Đình là công trình mang tính xã hội cao nhất của cƣ dân nông thôn xƣa. Đó là nơi diễn ra các sinh hoạt chung, trọng đại của cả làng, từ việc họp, hội cho tới các lễ đón rƣớc, tôn vinh tân khoa. Do vậy, dựng đình, trùng tu đình trở thành vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống nhân dân.
Theo quan niệm tín ngƣỡng dân gian, khi đặt nền móng cho một kiến trúc, việc trƣớc tiên là bói xem cho đƣợc hƣớng tốt. Có nhƣ vậy, kiến trúc ấy mới bền chắc theo thời gian và lƣu giữ những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng. Cũng nhƣ ngôi nhà của mình, ai cũng nuốn ngôi nhà đó đem lại thuận lợi không chỉ cho gia đình mình mà còn cho những ngƣời thân thuộc, tránh đƣợc những điềm xấu, tức là tránh điều giữa để mong muốn gặp điều lành.
Với quan niệm đó, bia đình Văn Xá đã thể hiện đƣợc mong muốn của cƣ dân là không thay đổi ngôi nhà này để bảo tồn lâu dài điều tốt đẹp ấy. Một
cái rui, một viên ngói, nhà nước cũng không xem nhẹ phí tổn, huống hồ là làng, huống hồ là đạo của thần càng không thể thay đổi. (Văn bia đình Văn
Xá). Nguyên văn: 蔡無易此堂構以永保此貞吉一榱一瓦在國不輕費況邑乎
nhất suy nhất ngoã tại quốc bất khinh phí huống ấp hồ. Thần đạo chi bất khả độc hồ).
Các công đoạn dựng đình nhƣ: chọn hƣớng, không gian, thời gian xây cất đều đƣợc thực hiện thận trọng, nghiêm cẩn. Tất cả những điều này kết hợp với tâm lí “sùng thần” và chủ trƣơng (tập quán) sống hoà hợp, dựa vào tự nhiên của cƣ dân nông nghiệp là nền tảng cho quan niệm phong thuỷ thể hiện trong nhiều công trình dân trong dân gian từ xƣa tới nay.
Việc xây dựng đình làng ở các địa phƣơng Thừa Thiên Huế cũng không tách rời quan niệm phong thuỷ. Thông qua văn bia đình Huế, chúng ta nhận thấy rõ quan niệm này, tập trung ở các khâu: chọn lựa không gian đóng, thời gian động thổ, hƣớng đình.
Quan niệm về phong thuỷ của ngƣời Huế thì việc chọn đƣợc hƣớng tốt là quan trọng nhất, đặc biệt là sơn hướng. Sơn hƣớng gồm 24 phần phân chia theo không gian dùng Thiên can, Địa chi cùng Bát quái để xác định. Tuỳ theo năm sẽ có những sơn hƣớng đại lợi hoặc hung sát. Ngƣời Huế quan niệm sơn
hướng hay địa thế là vị thế của một cuộc đất mà trên đó sẽ dựng cơ nghiệp lâu
dài nên nhất thiết phải xem sông ngòi, đƣờng sá, để biết thuỷ tụ nơi nào, hƣớng gió lợi hại ra sao? [ptnvh].
Thời điểm xây dựng hoặc hoàn thành đình thƣờng đƣợc lựa chọn vào mùa thu, thời tiết mát mẻ, khí trời lắng dịu, đó là khoảng thời gian thuận lợi cho thiên - nhân tƣơng giao, cảm ứng.
Không gian, hƣớng đình bao giờ cũng là nơi phong cảnh hữu tình, khí thiêng hun đúc. Trên phông cảnh đó, đình quay mặt về hƣớng nam theo đúng quan niệm của dân gian “lấy vợ hiền hoà, làm nhà hƣớng Nam”.
Về việc chọn thời gian, hƣớng xây đình, văn bia Hoà Viện viết:
邇 於 今 年 六 月 日 重 修 亭 宇 壬 山 丙 向 分 針 丁 亥 丁 巳 如 舊
Phiên âm:
Dịch:
Ngày tháng 6 năm nay ngôi đình đã được trùng tu, tọa Nhâm hướng Bính, phân châm Đinh Tỵ, Đinh Hợi như cũ.
Văn bia xây dựng phƣờng Phú Vĩnh:
Đẹp thay đất này, vượng khí un đúc. Lập ra, tạo ra, mở mang, phát triển. Sau khi qua đời, vẫn không thể quên vậy.
Bia đình làng Hạ Lang 2:
是亭也坐子向午兼壬丙千作地生山標壯案水繞回朝耿哉祉哉從來者 遠景興二十六年乙酉秋八月二十四日肇卜吉址嘉隆七年戊辰秋八月初九 日重修
Phiên âm:
Thị đình dã toạ Tý hƣớng Ngọ kiêm Nhâm Bính. Thiên tác địa sinh, sơn tiêu tráng án, thủy nhiễu hồi triều. Cảnh tai chỉ tai! tòng lai dã viễn. Cảnh Hƣng nhị thập lục niên Ất Dậu thu bát nguyệt, nhị thập tứ nhật triệu bốc cát chỉ. Gia Long thất niên Mậu Thìn thu bát nguyệt sơ cửu nhật trùng tu.
Dịch nghĩa:
Đình này tọa Tý, hướng Ngọ, kiêm Nhâm Bính. Trời tạo, đất sinh, núi làm nên án mạnh, nước bọc chầu về …. Cảnh Hưng năm thứ 26 (1765) Ất Dậu mùa thu, ngày 24 tháng 8 bói được nền tốt. Năm Mậu Thìn (1808) Gia Long thứ 7, mùa thu ngày 9 tháng 8 trùng tu. Năm Nhâm Tuất (1862), Tự Đức thứ 15 mùa thu, mồng 1 tháng 9 trùng tu như cũ.
Bia đình làng Hạ Lang 1:
是亭也景興年間肇卜吉址坐子向午兼癸丁分金內盤庚子庚午多歷年所傳 及于斯耿哉祉哉從來者遠嗣德三十四年辛巳十二月十五日新造改立坐子 向午兼壬丙大不如前歲在乙未冬十一月戊子二十四日庚申
Phiên âm:
Thị đình dã Cảnh Hƣng niên gian triệu bốc cát chỉ tọa Tý hƣớng Ngọ kiêm Quý Đinh phân kim, nội bàn Canh Tý, Canh Ngọ. Đa lịch niên sở truyền cập vu tƣ. Cảnh tai chỉ tai! tòng lai dã viễn. Tự Đức tam thập tứ niên Tân Tỵ thập nhị nguyệt, thập ngũ nhật tân tạo cải lập toạ Tý hƣớng Ngọ kiêm Nhâm Bính, đại bất nhƣ tiền. Tuế tại Ất Mùi đông, thập nhất nguyệt Mậu Tý, nhị thập tứ nhật Canh Thân, Canh Thìn bài cải tuân cựu hƣớng. Tự kim y thủy, vật thế dẫn chi.
Dịch nghĩa:
Đình này bói được nền tốt vào năm Cảnh Hưng, toạ Tý hướng Ngọ kiêm Quý Đinh, phân kim nội bàn Canh Tý, Canh Ngọ. Trải qua nhiều năm truyền đến ngày nay. Sáng tỏ thay, phúc đức thay, truyền đến nay đã lâu rồi. Năm Tân Tỵ, Tự Đức thứ 34, ngày 15 tháng chạp cải tạo mới, đổi lập toạ Tý hướng Ngọ kiêm Nhâm Bính, lớn không bằng cũ. Giờ Canh Thìn ngày canh Thân 24 tháng 11 Mậu Tý, mùa đông năm Ất Mùi đổi lại tuân theo hướng cũ. Từ nay y như buổi đầu sẽ nối tiếp vô cùng.
Có 8/19 văn bia đình Thừa Thiên Huế đề cập tới vấn đề phong thuỷ khi xây dựng, trùng tu đình, chiếm 42,10 %, bao gồm các văn bia sau:
STT Tên văn bia
1 Văn bia đình Phú Vĩnh
2 Văn bia đình Phú Cát (bia 1) 3 Văn bia đình Phú Cát (bia 2) 4 Văn bia đình Hoà Viện 5 Văn bia đình Văn Xá
6 Văn bia đình Hạ Lang (bia 1) 7 Văn bia đình Hạ Lang (bia 2) 8 Văn bia xây dựng đình Đệ Nhất
Xem xét hệ thống bia đình Huế trong mối tƣơng quan với văn bia chùa thời Lý cũng nhƣ văn bia cung đình Huế và quan niệm dân gian khi xây dựng công trình, chúng ta thấy rằng, việc đề cập tới vấn đề phong thuỷ làm nền tảng cho việc lựa chọn không, thời gian, hƣớng xây cất là sự phản ánh tâm lí, tâm thức truyền thống từ lâu đời của nhân dân ta. Nó cho thấy đời sống văn hoá tinh thần của cƣ dân vùng Huế giai đoạn mạt Nguyễn không tách rời đời sống tinh thần nói chung ở những làng quê Việt khác.