Tỉ lệ bia trên tổng số đình làng còn lại đến ngày nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là không cao. Điều này cho thấy rằng, có nhiều đình đến nay do nhiều nguyên nhân đã không còn văn bia (không kể những văn bia mới đƣợc tạo dựng theo quy cách hiện đại gần đây). Tuy nhiên, những nơi lƣu giữ tốt hoặc ít chịu tác động của chiến tranh và thiên tai thì số bia đình còn nguyên vẹn, nhƣ bia đình An Truyền, bia đình Phú Cát, bia đình Phú Vĩnh.
Vì vậy, hiện nay ở Thừa Thiên Huế, trong khi một số địa phƣơng khác không lƣu giữ đƣợc sản phẩm văn hóa quan trọng này, một số nơi tuy đình vẫn còn (chủ yếu là loại đình phục dựng gần đây) nhƣng không có bia. Qua khảo sát thực tế của chúng tôi, thì thành phố Huế vẫn là nơi cò lƣu giữ đƣợc
nhiều bia nhất (7 bia), tiếp đến là hai huyện Phong Điền, Quảng Điền, cả hai huyện đều còn lại 4 bia, Hƣơng Trà và Phú Vang là hai huyện còn lại ít nhất, mỗi huyện hai bia.
Địa phương còn bia đình
Tên đình có bia Số lượng bia
Thành phố Huế (7 bia) Hô Lâu 1 Đệ Nhất (Phú Hòa) 2 Đệ Cửu 1 Phú Vĩnh 1 Phú Cát 2 Huyện PhongĐiền (4 bia) Phƣớc Tích 3 Hòa Viện 1 Huyện Hƣơng Trà (2 bia) Văn Xá 1 Long Hồ Thƣợng 1 Huyện QuảngĐiền (4 bia) Hạ Lang 2 Thủ Lễ 2
Phú Vang (2 bia) An Truyền 2 Tổng số: 4 huyện,
thành phố.
11 đình 19 bia
Bảng 6: Sự phân bố văn bia đình Thừa Thiên Huế theo không gian
0 1 2 3 4 5 6 7 Tp Hue Quang Dien Phong Dien Huong Tra Phu Vang
Biểu đồ 1: Sự phân bố văn bia đình Thừa Thiên Huế theo địa bàn huyện, thị, thành phố.
Qua Bảng 1 và Biểu đồ 1, chúng tôi nhận thấy số lƣợng văn bia đình còn tồn lƣu ở tỉnh Thừa Thiên Huế quá ít. Nếu đem so sánh với số lƣợng văn bia của một huyện ở Hà Nội cụ thể là huyện Gia Lâm, thì tỉ lệ chênh lệch khá lớn. Theo tác giả Phạm Minh Đức, bia đình của huyện Gia Lâm có 33 bia, chiếm 23,25%. Nội dung bia đình cũng khá phong phú: ghi về các vị Thành Hoàng, quy định về lệ làng, trùng tu sửa chữa đình. Những bia đình tiêu biểu:
Sáng tạo đình miếu phù đồ bi 創造亭廟浮屠碑 ở đình xã Dƣơng Xá niên đại dựng năm Dƣơng Hòa 8 (1642), bia Tạo Thọ Sơn đình 造壽山亭 dựng năm Vĩnh Trị 4 (1679), ở đình xã Kim Sơn, bia Hậu thần bi kí 後神碑記 dựng năm Cảnh Trị 7 (1669) ở đình xã Ninh Hiệp, bia Hậu thần bi kí 後神碑記 [108] dựng năm Cảnh Hƣng 30 (1769) ở đình xã Yên Thƣờng [15].
Nhƣ vậy, tổng số bia đình của Thừa Thiên Huế chỉ gần 1/3 số lƣợng bia của huyện Gia Lâm. Với số lƣợng quá ít ỏi nhƣ vậy, cũng làm hạn chế cho công việc khảo sát, đối sánh giữa các văn bia trong từng giai đoạn lịch sử cũng nhƣ trong việc phân loại văn bia theo chủ đề.