Giao thông đô thị gồm một hệ thống các loại đường xá và các phương tiện vận tải hàng hố và hành khách. Nó có chức năng đảm bảo sự vận chuyển các đầu vào cũng như đầu ra của các công ty, doanh nghiệp từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, vận chuyển hành khách đi lại hàng ngày nơi làm việc hoặc đến các điểm cần thiết trong đô thị hoặc ngược lại.
Giao thông đô thị phải đảm bảo cho sự vận chuyển hàng hoá và hành khách được thực hiện. Tổ chức giao thông đô thị phản ánh trình độ phát triển của đơ thị đó. Tổ chức giao thơng hợp lý sẽ là động lực của sự phát triển kinh tế của đơ thị đó và của cả vùng. Theo một số nhà nghiên cứu, giao thông đô thị là việc kết nối tuyến đường hai khu vực trong đô thị với sự tham gia của mạng lưới giao thông, điểm nút giao thơng và nhu cầu giao thơng.
Tóm lại, giao thơng đơ thị là sự di động vị trí khơng gian từ điểm này
đến điểm kia của người hoặc vật trong đô thị bằng một phương thức giao thông nhất định nào đó như vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường thuỷ, vận tải hàng không…
Trên các báo điện tử của Trung ương và Hà Nội, lĩnh vực giao thông đô thị Hà Nội được tuyên truyền gồm các nội dung như: “Chuyên gia giao thông: BRT quá đắt mà hiệu quả không cao” (Đấu thầu điện tử); “Hà Nội: Thiếu quy hoạch đường giao thông trong phát triển đô thị”; “Đôi điều về giao thông đô thị Hà Nội” (Xây dựng điện tử); “Giao thông đơ thị Hà Nội sẽ bước đầu kết nối hồn chỉnh vào năm 2021” (Báo điện tử Kinh tế & Đô thị ); “Đề
xuất các phương tiện đi vào làn BRT từ nửa đêm đến rạng sáng” (Người lao
động điện tử); “Buýt thường không được đi vào làn buýt nhanh BRT” (Zing.vn)…