Phiên trị liệu thứ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp tâm lí cho một trường hợp nữ bệnh nhân trầm cảm tuổi trung niên001 (Trang 72 - 75)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5. Thực hiện can thiệp

2.5.5. Phiên trị liệu thứ năm

Thời gian: ngày 30/03/2018từ10 giờ đến 11 giờ Mục tiêu của phiên trị liệu:

- Giúp chị H cân bằng cảm xúc.

- Tăng cường nhận thức tích cực về bản thân và cuộc sống. - Tăng cường kĩ năng giao tiếp

Các kĩ thuật sử dụng

- Kĩ thuật ghi lại và tự củng cố - Kĩ thuật tăng cường

- Kĩ thuật khám phá có hướng dẫn - Kĩ năng giải quyết vấn đề

- Điều chỉnh nhận thức sai lệch - Tái cấu trúc nhận thức

- Giáo dục tâm lí - Kích hoạt hành vi - Kĩ thuật thư giãn

Các hoạt động

Đầu tiên nhà trị liệu cho chị H thực hiện đánh giá tâm trạng ban đầu và rà soát việc thực hiện bài tập về nhà của chị.

Tiếp theo để giúp chị nhận ra được các điểm mạnh của bản thân nhà trị liệu cho chị H thực hiện biểu mẫu “Điểm mạnh của tôi”. Nhà trị liệu phân tích từng điểm mạnh của chị, nên lên những lợi thế để giúp chị nhận ra nhiều khả năng của chính mình, giúp chị nâng cao sự tự tin vào bản thân.

Theo chia sẻ của mẹ chị rằng chồng con chị thường xuyên gọi điện thoại nhưng chị không nghe máy, chị hay viện cớ mệt mỏi hoặc đang bận việc. Nhưng mỗi tối chị đều nói với mẹ chị rất nhớ hai đứa con nhưng vì chị nghĩ con mình không thương mình nên chị không muốn nghe điện thoại của con. Sau khi nghe như vậy, nhà trị liệu sẽ giúp chị H giải tỏa cảm xúc của chính mình.

Nhà trị liệu sử dụng kĩ thuật chiếc ghế trống để giúp chị H giải tỏa cảm xúc khó chịu trong quá khứ.

Bước 1: Chị H được yêu cầu tưởng tượng là chồng chị đang ngồi trên chiếc ghế trống trước mặt chị. Và chị nói với chồng những điều chị suy nghĩ nhưng không dám nói trực tiếp với chồng.

Bước 2: Hỏi về cảm nhận của chị H khi thực hiện kĩ thuật này.

Bước 3: Hỏi xem chị H có muốn nói chuyện với ai khác nữa không? Chị H muốn nói chuyện với hai đứa con và mẹ chồng của mình.

Bước 4: Nhà trị liệu lần lượt yêu cầu chị H tưởng tượng là hai đứa con/mẹ chồng chị đang ngồi trên chiếc ghế trống bên cạnh và chị H nói với mẹ những điều mà chị suy nghĩ nhưng không dám nói trực tiếp.

Bước 5: Hỏi về cảm nhận của chị H sau khi chị đối thoại tưởng tượng với 4 người đó.

Sau khi thực hiện kĩ thuật chiếc ghế trống, nhà trị liệu quan sát thấy cơ thể chị có dấu hiệu mệt mỏi bởi vậy đã cho chị thực hiện kĩ thuật thư giãn.

Nhà trị liệu sử dụng kĩ thuật thư giãn tập trung vào hơi thở; căng cơ, chùng cơ.

Để giúp chị H giảm thiểu ý nghĩ tiêu cực về bản thân và cuộc sống, nhà trị liệu cùng chị rà soát lại những biểu hiện mà chị thường gặp phải, như tự ti về ngoại hình, tự đổ lỗi cho bản thân là kém cỏi, ngại giao tiếp, cảm thấy không ai yêu thương mình, mất lòng tin, nghi ngờ,… Chị H được thảo luận về vòng tròn luẩn quẩn của những niềm tin tiêu cực trước mỗi vấn đề/sự kiện. Ví dụ: Chồng đi công tác thì suy nghĩ chồng có thể vui thú nơi nào, chồng có người đàn bà khác,… Cảm thấy căng thẳng, buồn bực, giận dữ, thất vọng,…Tim đập nhanh, mệt mỏi, mất ngủ, cơ thể rối loạn, chìm vào trạng thái lả đi. Hành vi không phù hợp, tiêu cực: kiểm soát điện thoại, tra hỏi lớn tiếng với chồng. Vấn đề không được giải quyết dẫn đến căng thẳng, buồn rầu tiếp tục tăng lên suy nghĩ càng tiêu cực, dẫn đến nổi nóng, quát mắng con và cho rằng anh bỏ rơi mình và con, con lại không vâng lời, không yêu thương mình, tâm trí lang thang nhiều chuyện – tính đến chuyện li hôn… Cơ thể càng rối loạn, không ăn uống, yếu ớt, phát bệnh. Không làm gì hoặc có thể có hành vi hủy diệt: chán ghét con, không muốn thấy chồng con, đòi li hôn trong khi sợ li hôn,…

Nhà trị liệu cũng giúp chị tham gia tranh luận về những cảm xúc và niềm tin không hợp lí về một số tình huống, sự kiện. Tham vấn tâm lí cũng giúp chị H nhận ra ngoại hình của chị không quyết định việc mọi người có thích hay ghét mình mà việc đó được thể hiện ở tấm lòng, sự chân thành của mình. Trước những sự kiện xảy ra trong cuộc sống, chị H tự nhận là mình có xu hướng giải thích nguyên nhân từ hoàn cảnh tác động bên ngoài, chị có xu hướng “đổ lỗi” và dựa dẫm từ bên ngoài thay vì xem xét bản thân và trải nghiệm kinh nghiệm bản thân để ứng phó. Đối với các mối quan hệ, chị H cho rằng mình là người vốn không thích chia sẻ, không thích bạn bè. Vì vậy khi bố mẹ chồng không hài lòng ở chị thì chị chỉ im lặng, cho rằng bố mẹ chồng khó chịu với mình nhưng chị lại không trò chuyện với bố mẹ chồng để tìm ra lí do. Cách chị giải quyết những khó khăn tâm lí của mình là chạy trốn, lờ đi hoặc tự trách bản thân và đợi cho sự việc tự qua đi trong khi chị không ngừng dằn vặt và suy nghĩ về chúng. Cách ứng xử này càng làm tăng tình trạng rối nhiễu của chị.

Ngoài ra, nhà trị liệu còn giúp chị tăng cường các bài tập tự trải nghiệm tâm trạng khi thực hiện các công việc ở nhà để chị nhận biết về cảm xúc ở bản thân, về vấn đề xảy ra xung quanh mình một cách sâu sắc hơn. Các công việc ở nhà, các hoạt động yêu thích sẽ được chị chia sẻ vào buổi trị liệu tiếp theo.

Sau đó, nhà trị liệu giúp chị H tăng cường kĩ năng giao tiếp, kĩ năng gửi thông điệp và nhận phản hồi. Chị H được phân tích về ý nghĩa quan trọng của giao tiếp mắt, điệu bộ của cơ thể âm điệu và giọng nói. Giúp chị H tăng cường kĩ năng nhận phản hồi bao gồm việc lắng nghe tích cực, cách đặt câu hỏi để chắc chắn xem mình có hiểu đúng những gì người khác nói không. Ngoài ra, nhà trị liệu còn nói về một số động tác massage khuôn mặt, nhà trị liệu còn gợi ý chị tham khảo một số động tác massage qua một số clip hướng dẫn trên mạng để chị tập hàng ngày.

Nhận xét, đánh giá về phiên trị liệu

Chị H cảm thấy được giải tỏa cảm xúc sau khi sử dụng kĩ thuật chiếc ghế trống để đối thoại với chồng, với mẹ chồng. Ở kĩ thuật này chị H đã nói ra hết những cảm xúc khó chịu của mình với chồng và mẹ chồng trong suốt thời gian qua.

Khi thực hiện kĩ thuật thư giãn tập trung vào hơi thở, thư giãn căng cơ, chùng cơ, ban đầu chị cảm thấy khó nhưng dần chị cũng có thể thực hiện được.

Chị H đã tiếp thu rất nhanh về các kĩ năng giao tiếp, chị sẽ thực hành các kĩ năng này trong việc trò chuyện với các bệnh nhân ở viện.

Thông qua kĩ thuật chiếc ghế trống và trò chuyện cùng chị, nhà trị liệu nhận thấy bản thân chị H có nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ với chồng, hai vợ chồng không hiểu nhau và chị có nhận thức sai lệch về hai đứa con của mình. Bởi vậy, mục tiêu buổi làm việc tiếp theo sẽ là cải thiện mối quan hệ giữa chị với chồng con.

Bài tập về nhà

- Thực hành đánh giá tâm trạng

- Thực hành kiểm soát suy nghĩ tự động - Thực hành đi dạo khuôn viên bệnh viện - Thực hành trò chuyên với mọi người - Thực hành nghe điện thoại chồng con - Thực hành kĩ năng giao tiếp

- Thực hành quan sát đối tượng - Thực hành thư giãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp tâm lí cho một trường hợp nữ bệnh nhân trầm cảm tuổi trung niên001 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)