Phiên trị liệu thứ nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp tâm lí cho một trường hợp nữ bệnh nhân trầm cảm tuổi trung niên001 (Trang 57 - 59)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5. Thực hiện can thiệp

2.5.1. Phiên trị liệu thứ nhất

Thời gian: Ngày: 05/03/2018 từ 9 giờ đến 10 giờ 30 phút Mục tiêu buổi trị liệu

- Thiết lập mối quan hệ trị liệu - Thu thập các thông tin về thân chủ

Kỹ thuật sử dụng trong buổi

- Kĩ năng hỏi chuyện lâm sàng - Kĩ thuật quan sát lâm sàng -Kĩ năng đặt câu hỏi

- Kĩ năng thấu cảm - Kĩ năng tóm lược

- Kĩ thuật đánh giá cảm xúc

Các hoạt động

Đầu tiên nhà trị liệu gặp gỡ cả 2 mẹ con chị H để giới thiệu, làm quen và thảo luận về nguyên tắc làm việc. Sau đó, nhà trị liệu làm việc riêng với mẹ trong 20 phút để thu thập các thông tin liên quan đến gia đình, tiểu sử, bệnh sử và các vấn đề của chị H. Sau khi lắng nghe các chia sẻ của mẹ chị thì nhà trị liệu làm việc với chị H.

Bắt đầu buổi làm việc riêng với chị H, nhà trị liệu nhắc lại một số các nguyên tắc làm việc vừa thảo luận với chị để chị hiểu hơn về cách thức làm việc. Khi được hỏi về mong muốn của chị khi đến với trị liệu thì chị trả lời “Chị muốn gia đình mình hạnh phúc”.

Chị H: Chị cảm thấy buồn chán và mệt mỏi quá em ơi. Đã lâu lắm rồi chị

chưa cảm nhận được tình cảm từ gia đình.

Nhà trị liệu: Điều gì khiến chị cảm nhận như vậy?

Chị H: Chồng chị thì suốt ngày đi làm rồi đi công tác, con cái thì đi học suốt

cả ngày, đến tối chồng con cũng không dành thời gian quan tâm đến chị. Chị cảm thấy mệt mỏi và cô đơn. Chị đã cố gắng làm những việc yêu thích để khiến mình vui vẻ nhưng không được.

Sau đó Chị H và nhà trị liệu đã trò chuyện về sở thích, những việc yêu thích của chị. Chị H chủ động chia sẻ và rất cởi mở.

Nhà trị liệu: Vậy bây giờ chị cảm thấy cơ thể mình như thế nào?

Chị H: Bây giờ chị cảm thấy cơ thể mệt mỏi, run rẩy chân tay, vận động kém

và thường xuyên không ngủ được. Trước giờ chỉ ngủ ngon lắm, chỉ có vận động thì chị hơi chậm một chút vì cách đây 10 năm chị có mổ u não nên từ đó vận động của chị bị giảm đi một chút và em thấy đấy khuôn mặt của chị bị lệch hẳn qua một bên.

Nhà trị liệu: Theo như chị chia sẻ thì chị thường xuyên không ngủ được và

thiện tốt hơn thì em có một trắc nghiệm nhanh về đánh giá chất lượng giấc ngủ. Chị có muốn thử không?

Chị H đồng ý. Khi thực hiện đánh giá chất lượng giấc ngủ, chị H rất tập trung suy nghĩ.

Sau khi thấy chị H cởi mở hơn, nhà trị liệu có gợi ý để chị thực hiện bảng mô tả tâm trạng (nhiệt kế cảm xúc) và chị đồng ý. Trong bảng nhiệt kế cảm xúc sẽ tìm hiểu về cảm xúc tại thời điểm hiện tại nếu xét theo mức điểm từ 1 – 10 điểm, trong đó 1 điểm là điểm cảm xúc tệ nhất, 10 điểm là điểm cảm xúc ổn định, tích cực nhất. Khi nhà trị liệu hướng dẫn sử dụng nhiệt kế cảm xúc, thân chủ hiểu nhanh, thực hiện được luôn việc đánh giá tâm trạng của mình lúc đó và đánh giá tâm trạng của mình ở mức 2 điểm. Dựa trên bảng nhiệt kế cảm xúc, nhà trị liệu hỏi thêm để làm rõ các triệu chứng, các vấn đề mà chị H đang có. Chị H hợp tác tốt, chủ động chia sẻ các vấn đề của mình.

Nhận xét, đánh giá về phiên trị liệu

Ban đầu tiếp xúc chị H có sự phòng vệ cao, sau khi chia sẻ về các vấn đề chị quan tâm như sở thích, đặc biệt là sau khi thực hiện trắc nghiệm đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI thì chị đã cởi mở hơn. Đến khi thực hiện các trắc nghiệm chị H cũng hợp tác trong việc chia sẻ các vấn đề của mình. Như vậy, quá trình thiết lập mối quan hệ trị liệu đã có những thành công nhất định. Và thông qua những chia sẻ của mẹ và chị H, những thông tin thu thập được nhà trị liệu nhận thấy chị H có nguy cơ cao mắc rối loạn trầm cảm, lo âu. Từ kết quả thu được trong buổi làm việc đầu tiên, chúng tôi đặt mục tiêu trong buổi làm việc tiếp theo là đánh giá xác định vấn đề và xác định mục tiêu trị liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp tâm lí cho một trường hợp nữ bệnh nhân trầm cảm tuổi trung niên001 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)