4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3. Các phƣơng pháp đánh giá và can thiệp rối loạn trầm cả mở phụ nữ tuổ
1.3.2. Liệu pháp thư giãn
Thư giãn được xem là một trong những phương pháp thường dùng và rất có hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh tâm thần. Đó là quá trình làm giãn mềm cơ bắp, giúp cho thần kinh, tâm trí được thư thái, qua đó làm giảm những cảm xúc tiêu cực hoặc chứng bệnh tâm thần. Các chuyên gia tâm thần, các nhà trị liệu tâm lý đều cho rằng thư giãn làm giảm chuyển hóa cơ bản, tiết kiệm năng lượng, khiến máu về tim dễ hơn và nhiều hơn. Thư giãn giúp tập trung tư tưởng, ức chế vỏ não, ngắt bỏ những kích thích bên ngoài giúp tinh thần hết căng thẳng, làm chủ được giác quan và cảm giác. Thư giãn giúp dập tắt dần những phản xạ được điều kiện hóa có hại cho cơ thể [8].
Thư giãn là học cách để cơ thể nghỉ ngơi, học cách thở chậm và điều hòa nhịp thở. Những kĩ thuật này có thể áp dụng khi người bệnh sắp có cơn hoảng sợ.
Sự luyện tập trước sẽ giúp các triệu chứng cơ thể không xuất hiện khi cơn sợ hãi xâm nhập. Chiến lược đương đầu với sợ hãi qua can thiệp bằng thư giãn giúp các cá nhân giảm được rối loạn lo âu, hoảng sợ. Thư giãn bao gồm các chương trình được thiết kế để giúp cá nhân học cách thư giãn cơ thể, biết cách thở chậm và kiểm soát được nhịp thở khi có lo lắng [24].
Có nhiều cách khác nhau giúp cho các thân chủ có rối loạn trầm cảm thư giãn, trong luận văn này chúng tôi chọn lọc và sử dụng một số bài tập như sau:
Thư giãn tĩnh dựa vào tưởng tượng: khi thư giãn, thân chủ đồng thời quán
tưởng những cảnh như dạo chơi trên bãi biển thanh bình lúc sáng sớm mặt trời mọc hoặc nghe tiếng sóng vỗ nhè nhẹ, hoặc tiếng kêu của đàn chim hải âu. Cũng có thể quán tưởng đang ở trên một mỏm núi cao phóng tầm mắt vào khoảng không tuyệt đẹp, mênh mông rộng lớn phía trước, trong khi nghe tiếng gió thì thầm qua những hàng cây. Cũng có thể tưởng tượng ra một khuôn mặt của bạn bè, người thân hoặc người yêu…Các bài tập thư giãn bằng tưởng tượng cung cấp những phương tiện tự nhận biết, tự điều chỉnh tự học cách kiểm soát xúc cảm và kiểm soát các trạng thái bất ổn của cơ thể, đây là điều rất cần thiết cho các thân chủ có rối loạn trầm cảm [8].
Thư giãn bằng thở sâu: Kỹ thuật phổ biến nhất là thư giãn qua thở sâu có sử
dụng các cơ bụng. Kĩ thuật này cung cấp cho cơ thể lượng lớn oxy, mở rộng phổi và điề hòa tuần hoàn máu. Lợi ích sức khỏe của hơi thở sâu là giúp: giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể; thư giãn cơ bắp, massage cơ quan bên trong cơ thể; tăng huyết sắc tố trong máu, tăng cường hoạt động của phổi; giúp trao đổi chất nhanh hơn, dẫn đến tiêu hóa chất béo nhanh hơn; nuôi dưỡng và tăng cường não, tủy sống và tất cả các dây thần kinh lan truyền khắp cơ thể; giúp giảm sự căng thẳng, cơ thể thư thái và dễ tập trung vào những công việc và tăng cường sức chịu đựng [8].
Thư giãn bằng âm nhạc: Các chuyên gia trị liệu qua can thiệp thư giãn bằng
âm nhạc cho rằng, việc dành hai mươi phút nghe nhạc (rock hoặc nhạc cổ điển) là một biện pháp nhằm làm bình thường hóa điện não đồ của trên thùy trán ở phụ nữ có triệu chứng trầm cảm mãn tính. Bản nhạc thư giãn với giai điệu nhẹ nhàng, thư thái ngoài việc giúp cá nhân chìm sâu vào giấc ngủ, không mơ mộng, còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, giúp thư giãn tinh thần, xả stress, cân bằng sức khỏe thì
nó còn có tác dụng như việc học ngồi thiền, giúp cá nhân cảm thấy khỏe hơn, yên bình, tinh thần minh mẫn sáng suốt, giảm bệnh tật và tính cách cũng sẽ làm dịu nhẹ, bình tĩnh và sáng suốt hơn trong các ứng xử xã hội, học tập, làm việc và chăm sóc con [8].