Các điểm giống và khác nhau của các di tích cơng cộng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di sản vật thể làng cổ Việt Nam và Hàn Quốc qua hai trường hợp làng Đường Lâm và An Đông (Trang 91 - 118)

Làng cổ Đường Lâm Làng cổ An Đông Cổng

làng

Có cổng làng.

Cổng làng thường với cây đa cổ thụ.

Có cổng làng.

Cổng làng với tượng mặt nạ gỗ được đặt hai bên.

Ngõ Có ngõ vừa lối đi cùng đường đất hoặc đường rải đá. Nhiều ngõ là đường dốc thoai thoải.

Có ngõ vừa lối đi đa số là đường đất, đa số các ngõ đều hướng về trung tâm làng.

Xóm Khu phố

Cụm dân cư được phân nhỏ thành các xóm. Tên xóm được đặt theo nghề, theo vị trí...

Phân loại thành các khu phố dựa theo đặc điểm và tính chất của mỗi khu phố.

Nhà thờ họ

Nhà thờ họ thờ những người đứng đầu của dịng họ, có cơng lớn với đất nước, với quê hương, dòng họ.

Nhà thờ họ ở Đường Lâm có rất nhiều. Mỗi dịng họ có riêng một nhà thờ nên chỉ người trong dòng họ mới lui tới nhà thờ họ của dịng họ mình.

Nhà thờ họ của người làng An Đông cũng để thờ người đứng đầu dịng họ, có cơng lớn với đất nước, với quê hương, dòng họ.

Còn được mở rộng thành một nơi triển lãm, giới thiệu về thân thế, tiểu sử của chính người được thờ phụng.

Tất cả mọi người đều có thể đến nhà thờ họ để tìm hiểu về dịng họ này.

Ao làng Có ao làng.

Làng nào cũng có ao làng, nằm ngay ở đầu làngvà ao làng cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân.

Có ao làng.

Ao làng nằm giữa làng, có hoa sen và xung quanh cây cối được mọc tự nhiên rất nên thơ.

Thư đường (trường học)

Trường học.

Nơi dạy và học tập cho trẻ em trong làng.

Thư đường.

Là nơi dạy học giờ một số thư đường trở thành bảo tàng, khơng cịn có người học.

Bảo tang

Chỉ có nhà văn hóa, khơng có bảo tàng chính thức.

Có bảo tàng dân gian An Đông.

Nghĩa địa

Chủ yếu là nằm ở khu vực gần ruộng, được xây và qui hoạch cẩn thận.

Nằm ở phía Bắc của làng, các bia mộ được xếp theo thứ tự từ người đứng đầu của làng.

Chợ Có chợ bán các mặt hàng hữu dụng hàng ngày phục vụ người dân. Chợ họp chính vào buổi sáng, buổi chiều số lượng hàng bán đã giảm đi phân nửa. Trong chợ,các đồ lưu niệm, đặc sản của làng được bày bán và khách tham quan có thể ghé chợ để mua.

Chợ nhỏ và họp vào buổi sáng. Có khu bán đồ riêng phục vụ khách du lịch.

3.1.3. So sánh về tổ chức không gian của một ngôi nhà cổ

Không chỉ các di tích tín ngưỡng và cơng cộng làm nên sự độc đáo riêng biệt cuả mỗi làng cổ, những ngôi nhà lâu năm tại đây cũng làm nên dấu ấn.

Làng cổ Đƣờng Lâm Làng cổ An Đông

Mái Nhà mái ngói. Mái ngói có tên gọi ngói âm và ngói dương. Chỉ là một loại ngói và được gọi tên theo cách đặt sấp hay ngửa.

Nguyên lý lợp mái: một viên sấp - một viên ngửa. Ngói được lợp từ trên xuống.

Vật liệu chủ yếu là ngói (ngói vẩy cá) màu nâu đỏ và dần chuyển nâu đen do thời gian. Ngói được làm bằng đất nung, phía dưới có lớp ngói lót (ngói chiếu) liên kết với nhau bằng chính trọng lực bản thân viên ngói và lực ma sát giữa chúng.

Nhà mái ngói và mái lá. Mái ngói có tên gọi ngói đàn ơng và ngói đàn bà, hai loại ngói khác nhau.

Nguyên lý lợp mái: một viên sấp - một viên ngửa. Ngói được lợp từ dưới lên

Những ngôi nhà mái ngói màu nâu sẫm.

Những ngơi nhà thường dân có đặc trưng là mái tranh thay vì những mái ngói truyền thống của nhà hanok phong cách. Chất liệu tường ngôi nhà Tường gạch đá ong. Gạch đá ong là loại gạch tự nhiên được đào lên từ lòng đất và sử dụng để xây dựng nhà cửa.

Các ngôi nhà cổ Ha Huêđược chia thành hai loại: Nhà của giới quí tộc đều được xây bằng gỗ, hành lang cũng có các chấn song làm bằng gỗ cách điệu. Nhà của dân thường được xây bằng đất hoặc gỗ nhưng nhà hết sức đơn

Cổng nhà

Cổng nhà không quá rộng, thường có lối đi nhỏ và các gian nhà nằm kín đáo khép mình phía bên trong nên khó có thể quan sát được phía bên trong các gian nhà.

Cổng nhà rất to và thường nằm cạnh ngôi nhà. Từ cổng nhà có thể hướng tầm mắt để quan sát hết các gian nhà. Tường rào

Tường rào bao quanh

Tường được xây bằng đá ong, gạch.

Tường rào bao quanh.

Tường được xây bằng đá, gạch hoặc được đắp bằng đất. Thiết kế

gian nhà

Hình thức liên kết giữa các gian nhà rất phong phú với: Nhà chính và nhà phụ hoặc hai nhà chính song song với nhau; dạng hình chữ mơn nhà chính, nhà phụ, bếp nằm xung quanh ba phía của sân; Nhà chính và nhà phụ bố trí liền kề và thẳng hàng với nhà chính - các gian nhà nằm ngang nhau; Nhà chính và nhà phụ hoặc hai nhà chính song song với nhau.

Các gian nhà theo hình chữ “L” hoặc hình hộp chữ nhật để đón ánh nắng. Hệ khung gỗ Cột hình trịn, được chạm khắc cầu kỳ. Cột nhà hình vng, không được chạm khắc cầu kỳ.

Cửa Cửa các gian nhà thô sơ. Gian nhà chính có thể có từ 2 cửa trở lên. Các gian nhà đều

Cửa của các gian nhà cầu kỳ và có dán bằng giấy gạo tạo sự thơng thống và nhận được ánh

thông với nhau và có rất ít cửa giữa các gian nhà.

sáng vào nhà.

Mỗi gian nhà đều có cửa riêng.

Gian bếp

Được thiết kế thô sơ, chủ yếu nấu bằng rơm, rạ hoặc củi với kiềng bếp. Rơm, rạ thu được sau khi cấy hái được sử dụng để làm chất đốt.

Người nấu ngồi để đẩy rơm, rạ, củi vào bếp.

Được xây dựng cầu kỳ, được coi trọng nhất trong nhà. Chất đốt chủ yếu là củi và được ủ cháy quanh năm. Được là hệ thống sưởi ấm luôn cho gia đình vào mùa đông.

Bếp thiết kế cao, người nấu đứng nấu.

Ao Có ao thường để thả cá, ni bèo để làm thức ăn cho việc chăn nuôi.

Ít nhà có, nếu có ao sen phía sau nhà.

Sân Dùng để phơi phóng đặc biệt là thóc lúa cho mỗi vụ mùa. Cũng được đặt các chum làm tương ở những gia đình có nghề truyền thống này.

Dùng để phơi phóng và đặc biệt là đặt các chum làm tương

Vườn Có vườn.

Trồng cây trái và rau cỏ phục vụ đời sống hằng ngày, có những nhà dùng vườn là nơi canh tác vườn ao chuồng tạo thêm thu nhập cho gia đình.

Có vườn.

Các vật dụng bên trong ngôi nhà phục vụ cho người dân sinh hoạt hằng ngày cũng có những đặc điểm giống và khác không kém phần đặc sắc.

Làng cổ Đƣờng Lâm Làng cổ An Đông

Bàn tiếp khách

Bộ bàn ghế gỗ, ngồi cao và không thể thiếu bộ chén uống chè búp hoặc tích pha chè xanh.

Bàn ghế với đệm ngồi bệt, bộ ly trà đạo là không bao giờ thiếu và gắn liền với văn hóa trà đạo của người Hàn Quốc.

Chum làm tương

Có nghề làm tương nên không thể thiếu những chiếc chum làm tương.

Có nghề làm tương và rất nhiều chum được đặt ở sau nhà.

3.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng cổ ở Đƣờng Lâm và An Đông Đông

Làng cổ An Đông Hàn Quốc đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010, làng cổĐường Lâm là di tích quốc gia và đang cố gắng để được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới. 2 khu làng cổ nhất đại diện của Việt Nam và Hàn Quốc chứa được những kiến trúc và những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể điển hình đã và đang bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống cổ như thế nào? Du lịch của 2 khu làng này đã được thực hiện và phát triển như thế nào?

3.2.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng cổ Đƣờng Lâm

Các ngôi làng cổ của Đường Lâm được hình thành cùng với quá trình dựng nước và giữ nước. Đặc điểm của các ngôi làng cổ này cùng với các thiết chế xã hội, tín ngưỡng và khơng gian văn hố đã phản ánh khá đầy đủ về quá trình hình thành, lối sống, ăn ở và sinh hoạt của người dân trong xã hội từ xưa đến nay. Những luật lệ và quan niệm dân gian để lại dấu ấn đậm nét trong sinh hoạt và xây dựng nhà ở. Đó là hình ảnh rõ nét nhất về cách tổ chức xa xưa của người dân trong xã hội cũ: Nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một gia đình (3 đến 4 thế hệ). Nền kinh tế chủ yếu dựa

trại, chăn nuôi, nghề thủ công... Chỉ có các gia đình quan lại, địa chủ, bn bán, nhà nhiều ruộng mới có điều kiện xây dựng các căn nhà có chất lượng tốt còn tồn tại đến ngày nay. Vật liệu làm nhà chủ yếu là vật liệu địa phương: đất, đá ong, gỗ, gạch ngói, rơm rạ, tre, nứa. Vì thế, làng cổ ở Đường Lâm có giá trị văn hố mang đặc trưng của nền văn hoá phương Đơng với cội nguồn là văn hố nơng nghiệp.Tổ chức không gian tổng thể cho thấy phương thức sống tự cung, tự cấp kết hợp với sản xuất nhỏ của người dân Việt từ ngàn đời và không mấy thay đổi qua thời gian. Cách tổ chức không gian văn hố, bài trí nội thất đã thể hiện văn hoá tổ chức cuộc sống, phong tục, tập quán và nhất là thể hiện nét đẹp văn hoá trong việc thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam. Cùng với nét đẹp của văn hố gia đình nhiều thế hệ mang tính giáo dục cao cho các thành viên trong gia đình nhờ sự ràng buộc gắn bó tình cảm ruột thịt đã giáo dục tư cách đạo đức cho thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của gia đình, của đất nước.

Năm 2003, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã hợp tác với cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm đưa ra các chính sách để bảo tồn di sản và xây dựng làng cổ Đường Lâm như một điểm đến du lịch nông thơn. Mục đích của JICA là nhằm cải thiện sinh kế của người dân nông thôn qua việc cử các chuyên gia, tình nguyện viên sang Việt Nam và thực hiện nhiều cuộc tìm hiểu, khảo sát. Sau cuộc khảo sát, Việt Nam đã công nhận khu bảo tồn tại làng gồm 5 thôn là Mông Phụ, Cam Thịnh, Đơng Sàng, Đồi Giáp và Cam Lâm có diện tích khoảng 100 ha với dân số khoảng 6.300 người. Trong số đó, Mơng Phụ là khu vực chính của khu bảo tồn. Và theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam, làng cổ Đường Lâm đã được cơng nhận là di tích quốc gia năm 2005. Đây là làng cổ đầu tiên trong cả nước được xếp hạng di tích quốc gia.

Chỉ tính trong năm 2014, Đường Lâm đã đón gần 100.000 du khách trong và ngồi nước đến thăm. Làng Đường Lâm cũng được cơng nhận là nơi để giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu về lịch sử thôn quê ở Việt Nam, hàng năm, có hàng ngàn học sinh sinh viên đến đây để trải nghiệm cuộc sống ở địa phương.

Người dân Đường Lâm cũng bắt đầu các hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch như dịch vụ ăn uống, dịch vụ ở cùng gia đình trong các ngơi nhà truyền thống, và bán hàng lưu niệm tại nhà, nơi cơng cộng.

Làng Đường Lâm từ xa xưa đã có rất nhiều sản phẩm truyền thống như: chè lam, kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi, chè kho.... Để có được những sản phẩm chất lượng tốt hơn, một số sản phẩm (hộ gia đình) như chè lam và kẹo lạc đã được cải thiện bao bì và chất lượng với hình ảnh phong cảnh, cơng trình di tích của ngơi làng và được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Các hướng dẫn viên du lịch địa phương trong làng cũng được đào tạo kỹ năng hướng dẫn, thuyết minh về di sản, quản lý thời gian và tuyến du lịch thích hợp để du khách có thể cảm nhận được cuộc sống của người dân địa phương, trải nghiệm truyền thống địa phương và mua đặc sản địa phương.

Tuy nhiên, trong hành trình phát triển, làng cổ Đường Lâm vẫn gặp phải nhiều thách thức. Trong đó có việc là làm thế nào để tạo sự hài hòa trong việc bảo tồn di sản văn hóa, lối sống truyền thống-hiện đại và phát triển du lịch.Hiện nay, Đường Lâm được đầu tư chủ yếu vào công tác bảo tồn, tơn tạo, bên cạnh đó vấn đề cảnh quan môi trường cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Ngồi số di tích đã được tu bổ tôn tạo, hiện một số di tích đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ bị sập đổ như: Đình Cam Thịnh, Đoài Giáp; các điếm và giếng cổ; các ngơi nhà cổ có niên đại từ 100-400 năm đang bị xuống cấp do hầu hết vật liệu xây dựng nhà bằng gỗ, tre nay đã bị mối mọt…Những ngôi nhà truyền thống đang bị đe dọa bởi sự hủy hoại và xuống cấp do điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thời gian, nhiều gia đình trẻ lại thích sống trong một ngơi nhà tiện nghi và hiện đại Đặc biệt là số lượng nhà truyền thống đã bắt đầu có dấu hiệu biến đổi về kiến trúc và cảnh quan mơi trường. Bên cạnh đó, việc giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn, phát triển di tích với cơng tác quản lý về trật tự xây dựng của các hộ dân đang sinh sống trên địa bàn xã; trong đó việc bảo vệ di tích và cấp phép cho các hộ dân xây dựng mới nhà ở hoặc cải tạo nhà trong khu vực di tích phải tuân thủ theo các nội dung quy định của Luật Di sản văn hóa, khơng làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung của

di tích. Trong q trình xây dựng nơng thơn mới, Ban quản lý có đề nghị về việc xây cổng kín, nhưng các hộ dân khơng đồng ý vẫn để cổng lộ thiên, khu vực trước cổng chùa Mía vẫn cịn tình trạng họp chợ và ngập lụt khi mùa mưa đến, trong làng vẫn cịn nhiều hộ ni lợn, gà nên khơng tránh khỏi việc ảnh hưởng đến vệ sinh mơi trường. Hiện nay cũng chưa có các dự án cụ thể để thực hiện giải pháp nhằm bảo vệ môi trường như: xử lý nước thải, nạo vét kè, xây lại ao hồ.

Những điều đáng lo ngại kể trên nguyên nhân là do: Thứ nhất là tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phương thức sản xuất truyền thống không đồng độ với chuyển đổi văn hóa, lối sống. Thứ hai, có nhiều nhà 2 tầng, được xây dựng và trổ cửa ra ngõ của các nhà ở Đường Lâm.Thứ ba, bảo tồn các di tích nhà cổ có những mâu thuẫn nhất định với nhu cầu cuộc sống hiện nay mà ngôi nhà phải đáp ứng. Thứ tư, bảo tồn theo kiểu làm mới lại di tích, bảo tồn tự phát khơng theo đúng các quy trình tự khoa học. Thứ năm, phát triển dịch vụ tràn lan của các đơn vị kinh doanh du lịch làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung. Thứ sáu, mật độ xây dựng tăng, xáo trộn dân cư do nhập cư hoặc người dân gốc chuyển đi nơi khác.Thứ bảy, phát triển không đồng đều giữa các cụm làng cổ ở Đường Lâm. Hiện nay do nguồn vốn đầu tư chưa nhiều nên giai đoạn đầu sẽ tập trung và bảo tồn tôn tạo làng Mông Phụ, chưa quan tâm nhiều đến các làng Cam Lâm, Đơng Sàng, Đồi Giáp… Thứ tám, sự phát triển của các khu vực ảnh hưởng đến làng cổ.

Năm 2013, 78 người của gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội đồng loạt ký tên vào một lá đơn gửi đến UBND thị xã Sơn Tây, UBND TP Hà Nội và Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) xin trả lại danh hiệu (di tích Quốc gia) làng cổ Đường Lâm cho Nhà nước. Lý do các hộ dân đưa ra là, sau gần 10 năm được Nhà nước cơng nhận là di tích Quốc gia, nhưng việc quy hoạch khu mới cho người dân ở làng cổ vẫn chưa có. Nhiều hộ gia đình vẫn phải sống trong những căn nhà thấp, nhỏ có nhu cầu để có thêm khơng gian sống nhưng đành sống trong chờ đợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di sản vật thể làng cổ Việt Nam và Hàn Quốc qua hai trường hợp làng Đường Lâm và An Đông (Trang 91 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)