Lăng Ngô Quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di sản vật thể làng cổ Việt Nam và Hàn Quốc qua hai trường hợp làng Đường Lâm và An Đông (Trang 34)

Nguồn: camnanghay.net Trước năm 1945, đền thờ có hai mẫu ruộng, do ba xóm của làng Cam Lâm (Đơng, Tây, Nam) thay phiên nhau mấy năm cấy để sửa soạn lễ tế, gồm một con lợn nặng 50 kg, 30 đấu gạo nếp để thổi xôi, trầu, cau, rượu, hương... Trong hai ngày lễ lớn làng cử một thủ từ và tám tuần phiên để canh gác nhà thờ. Hiện nay, lăng chỉ còn hai sào ruộng để phụng sự hương đăng, cúng tế. Quốc tế lễ xưa kia cử hành vào ngày 14.15/8 âm lịch.

1.2.1.5. Đền thờ Phùng Hƣng

Đền thờ được xây theo kiểu chữ "nhị", hướng Nam, được trùng tu vào thời Thành Thái (1889 - 1907), nhà thờ nằm trên đồi, phải leo sáu cấp thang mới đến sân. Sân có tường vây quanh; “hai bên cửa vào có Tả hữu mạc, mỗi dãy gồm năm gian nhỏ.Nhà đại bái nằm trước, trong có ghi bức hồnh phi niêu hiệu Tự Đức. Giữa sân hẹp có đặt cột cờ. Trong Hậu cung có bài vị Bố Cái Đại Vương và bức hoành phi "Đông Cung Điện" và hai câu đối” [18, tr.153]. Lễ hội cử hành vào ngày 8/1 âm lịch. Trước đây trong đồ tế lễ phải có một con lợn sống 100 kg và một con gà sống 2 kg. Ngày hội có đấu vật.“Xung quanh nhà thờ có trồng nhiều cây Tép (hay Chị Nâu, Dipterocarpus, Chev), lá dùng để gói lộc mang về cho con cháu” [18, tr.154].

Ảnh 1.6: Đền thờ Phùng Hƣng

Nguồn:Tác giả luận văn

1.2.1.6. Miếu

Ở làng Đường Lâm, người ta vẫn truyền nhau ngôi miếu mẹ cùng với cái giếng thần kỳ trong miếu. Người mẹ bị tắc sữa, ít sữa, đến thành tâm cầu xin ở miếu mẹ và lấy nước ở giếng uống sẽ thông sữa và nhiều sữa.Các ngôi miếu ở Đường Lâm thường nhỏ.

Ảnh 1.7: Miếu mẹ

Nguồn:news.zing.vn

1.2.1.7. Nhà thờCơng giáo

Ở Mơng Phụ có một nhà thờ Công giáo xây theo kiểu các nhà thờ châu Âu, có tháp chng. Nhà thờ này được trùng tu vào năm 1953.Họ Cơng giáo ở đây hiện cịn khoảng 30 gia đình.Những gia đình khác đã di cư vào năm 1954. Nhà thờ được đặt dưới sự bảo trợ của quan thầy Bản mạng thánh Je Su. Các đồ thờ và ảnh tượng

Ảnh 1.8: Nhà thờ

Nguồn:http://www.baomoi.com

1.2.2. Di tích kiến trúc cơng cộng khác 1.2.2.1. Cổng Làng

Từ thị xã Sơn Tây xuôi theo quốc lộ 32 khoảng 4,5 km, rẽ trái theo con đường đã được trải nhựa uốn khúc mềm mại chừng 400 m, bắt gặp cổng làng Mông Phụ - một biểu trưng truyền thống đặc sắc của ngôi làng Việt cổ truyền. Cổng làng Mông Phụ là cổng làng duy nhất còn lại ở Đường Lâm. Cổng này đủ rộng để một chiếc xe tải có thể chạy qua. Cổng được làm theo kiểu "Thượng gia hạ môn" [36, tr.130] - trên là nhà, dưới là cổng. Cổng này được xây bít đốc, có trụ đỡ mái và đầu nóc, bên trong có khung gỗ, kèo, hồnh, rui, trên mái lợp ngói. Thượng lương cịn rõ dòng chữ khắc trên gỗ:"Thế hữu hưng nghi đại", nghĩa là: Cuộc đời muốn được hưng thịnh cần phải thích nghi. Đó là phương châm xử thế của người xưa truyền lưu. Qua cổng đi tiếp theo hương lộ là tới trung tâm của làng.

Ảnh 1.9: Cổng làng Mông Phụ - Đƣờng Lâm

1.2.2.2.Ngõ

Ở Mông Phụ các ngõ khá rộng và thường lát gạch ở phần giữa, hai bên có tường các nhà xây bằng đá ong hay gạch chạy dọc theo, nên khi đi trên đường ta chỉ thấy hai bờ tường và các mái nhà. Vào vụ gặt (tháng 6 và 11 dương lịch), các ngõ nhộn nhịp hơn, vì dân làng phơi ở đó rơm rạ để dùng làm chất đốt hay thức ăn cho trâu bò. Cũng như ở cá làng khác ở vùng đồng bằng sơng Hồng, hai bên đường có đào rãnh nhỏ cho nước thải của các nhà hai bên ngõ chảy vào.

Ảnh 1.10: Ngõ làng

Nguồn:Tác giả luận văn

1.2.2.3. Xóm

Làng Mơng Phụ bao gồm các xóm: xóm Đình Giang, xóm Hè, xóm Sui, xóm Chim, xóm Sải, xóm Trại, xóm Trung Hậu. Trong các xóm này, xóm Trại là xóm mới được hình thành từ khu trại chăn ni thời Hộp trẻ xã nơng nghiệp trong q trình dãn dân của làng mấy chục năm qua.Trong đó, xóm Trung Hậu là nơi cịn tập trung khá nhiều những ngôi nhà cổ xây bằng chất liệu gạch đất nện và tường đá ong. Mỗi xóm xưa kia đều có cổng xóm. Đường đi trong xóm quanh co, nhưng đều có thể ra được trục đường chính của làng và nối thông ra các làng phụ cận.

1.2.2.4.Giếng

Ở Mơng Phụ, mỗi xóm đều có một giếng mang tên của xóm. Các giếng xóm Hè, xóm Giang xưa kia nổi tiếng là giếng có nước rất ngon như hai câu tục ngữ sau đây đã nhắc đến:

- Nước giếng Hè, chè Cam Lâm

- Nước giếng Giang, khoai lang đồng Bường

Ảnh 1.11: Giếng hè

Nguồn:http://www.xaluan.com

Giếng ở làng cổ Mông Phụ được cổ nhân đào có đường kính từ 3 - 5 mét, sâu trên dưới 10 mét. Một số giếng không phải xây phần thành giếng vì đào trên nền đá ong, chỉ xây phần cổ giếng. Do đào ở vùng đất đá ong nên mạch nước rất trong và mát.

Tương truyền, hai giếng ở hai bên đình Mơng Phụ là hai mắt của con rồng chột, một giếng nước trong và một giếng nước hơi đục, chính vì thế đã tạo nên vị thế đắc địa cho ngơi đình Mơng Phụ - Nằm giữa ngã ba trung tâm của làng nhưng ở vị trí này người đi ngược về xi khơng ai quay lưng vào đình cả.

Ngày nay, giếng xóm Giang vẫn còn dùng cùng với các giếng xóm Xui và xóm Xây; các giếng xóm Đình, xóm Sải, xóm Miễu thì khơng dùng vì đa số nhà dân có giếng khoan nên từ lâu khơng được nạo vét; còn giếng Hè đã bị lấp từ lâu.

Nhìn một cách tổng thể, các giếng ở Mông Phụ tương đối bề thế, nhất là giếng xóm Đình có thành hình trịn xây bằng đá ong nên có dáng vẻ cổ kính và đẹp.

1.2.2.5.Điếm

Các điếm canh ở Mông Phụ đều được xây bằng gạch và lợp ngói, phân bố ở các khu xóm trong làng.Đây là nơi để các phiên tuần trú ẩn tuần tra mỗi đêm.

Hiện nay, ở xóm Sui và xóm Đình của làng Mơng Phụ cịn ba điếm dùng làm nhà kho.Ngồi ra, cịn có điếm ở xóm Hè, xóm Giang.Điếm ở Mơng Phụ thường được xây dựng cạnh trục đường chính trong làng.Nội thất bên trong điếm thường có bệ xây làm bàn thờ. Trên bàn thờ có mũ thờ thổ cơng, bát hương, vàng mã, mõ gỗ và con ngựa giấy. Ngày rằm, mùng một dân làng vẫn ra thắp hương.

1.2.2.6.Đình Mơng Phụ

Đình Mơng Phụ toạ lạc ở vị trí cao nhất của làng.Hiện nay vẫn cịn ngun vẹn. Ở trước đình, phía tay phải từ đình nhìn ra có nhà Xích hậu - có chức năng làm phòng tiếp khách mỗi khi mọi người vào đình dự lễ.

Tam quan của đình gồm bốn trụ vng xây gạch, hai trụ lớn và hai trụ nhỏ, bốn đầu trụ tạo tác lồng đèn hình vng có chạm nổi tứ linh, trên đỉnh hai trụ lớn có hai con sư tử ngồi nhìn ra phía giữa, đỉnh hai trụ nhỏ đội hai bình hoa. Ba mặt trụ có các câu đối chữ Hán chạm nổi.

Ảnh 1.12: Đình Mơng Phụ

Nguồn:dulich.vnexpress.net

Sân đình lát gạch Bát Tràng, hai bên có Tả hữu mạc, mỗi nhà có năm gian nhỏ.Nhà Tả mạc là nơi thờ tổ tiên các dòng họ trong làng, còn nhà Hữu mạc là nơi thờ quan ơn, quan đương niên.

Đình được thiết kế theo“kiểu chữ Cơng” [36, tr.125]. Đình chính gọi là đình ngồi gồm năm gian hai trái; Hậu cung hay đình trong là một tồ nhà nối ba gian

người ta gọi là hai mắt con rồng; trước đình đặt một bể nước tượng trưng cho cái ao hoặc phòng khi hoả hoạn.

Mái đình hình võng nhẹ, hai đầu nóc có chạm hình hai con rồng; góc mái, thường gọi là đao đình, uốn ngược lên thành hình rồng và đầu nghê nhìn lên bờ dải có viền hoa thị.Mái đình lợp ngói mũi hài.

Các vì kèo được thiết kế theo kiểu giá chiêng chông dường, dựa trên sáu hàng chân. Những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí.Những mơ típ trang trí rồng, hổ, cá chép, chim, hoa lá, mây... được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren. Xét về kiểu dáng kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thì đình Mơng Phụ được làm vào thời Lê trung hưng và được tơn tạo, tu sửa vào hai thế kỷ XIXvàXX.

Đình chính khơng có tường vách ngăn che, tất cả đều để trống, chỉ có một lan can có chấn song hình con tiện bao quanh ba mặt đến tường của Hậu cung. Đình có sàn ở hai gian bên, ở gian giữa có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thếp vàng. Một bàn thờ lớn trang trí bằng tượng rồng, hổ phù ngậm chữ Thọ, mây... Hậu cung chỉ có sườn gỗ bào trơn, có tường xây kín ba mặt.Bệ thờ đặt giữa Hậu cung, có ngai và bài vị (theo Hồ sơ di tích đình Mơng Phụ).

1.2.2.7.Nhà thờ họ

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minhở gần đình Mơng Phụ. Trên cổng có ghi:"Giang Thám Hoa Công Từ". Nhà thờ được người trong họ xây bằng gạch từ thời Tự Đức(1847 - 1883), bốn mái lợp ngói mũi hài, kiến trúc theo “kiểu chữ "nhị" hướng”[36, tr.121]. Tiền đường là một ngôi nhà gồm năm gian nhỏ, có bệ gạch dùng làm nơi hội họp và giỗ tiệc, có cửa kép kín.Sân hẹp, lát gạch, có bồn hoa ở giữa. Hậu đường gồm ba gian, gian giữa có bức hồnh phi:"Giang Thị Từ Đường". Bàn thờ đặt theo cửa võng; trên khám thờ có bài vị ghi tên Tằng tổ đến cụ Thám Hoa Giang Văn Minh và tên các chi kế tiếp. Hai gian bên có bệ thờ tổ tiên. Đồ thờ gồm: Binh khí, bốn bàn nghi tượng và các đôi câu đối, ca tụng sự nghiệp của vị sứ thần họ Giang. Cột nhà, bàn thờ, đồ tế tự đều sơn son thếp vàng.

Ảnh 1.13: Nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh

Nguồn:antg.cand.com.vn

Nhà thờ của họ Hà, họ Nguyễn (Khắc Nguyên) cũng là nhà ở của hai hộ thành viên. Nhà thờ họ Phan (chính) trước đây do hợp tác xã dùng làm kho chứa thóc, được trả lại cho họ vào năm 1991. Nhà thờ họ Phan nằm ngay phía trước đình Mơng Phụ, đối diện với U.B.N.D xã Đường Lâm hiện nay.Ở Mông Phụ, các nhà thờ này đều khơng có gì khác so với các nhà cổ trong làng.

1.2.2.8.Văn chỉ

Thực ra đó chỉ là một miếng đất được đắp cao ở gần bên giếng xóm Xây. Mỗi năm, hai buổi lễ cúng Khổng tử được tổ chức tại đây vào ngày 13/02 và 13/08 âm lịch, do hội tư văn chia thành hai phe đảm nhận. Cách đây vài chục năm, chính quyền xã đã cấp văn chỉ cho một hộ chuyển thành vườn rau.

1.2.2.9.Nhà thờ của phƣờng thợ mộc

Nằm gần nhà hội đồng, nhà thờ này là nơi thờ phụng Lỗ Ban, vị tổ sư của nghề thợ mộc. Như ta biết, trước Cách mạng tháng 8, khá đông dân làng Mông Phụ làm nghề này, trong số đó có vài người nổi tiếng trong vùng nên được tặng danh hiệu là Mục xứ.

1.2.2.10.Ao

Không gian cư trú của làng cũng được các ao bảo vệ. Trong chừng mực nào đó, ta có thể nói làng truyền thống, đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng, được qui

dùng hai chữ "Thành Hồng" để chỉ vị Phúc thần được thờ ở đình là việc rất có ý nghĩa.Trong tiếng Hán Việt, Thành Hồng vốn chỉ vị thần của một thành trì.

Ảnh 1.14: Ao làng

Nguồn:dulich.chudu24.com

Mơng Phụ có 3 - 4 ao to đào ở bên ngoài và kề cận không gian cư trú. Ao nằm ở bên phải con đường từ cổng đình vào làng được gọi là"Ao Các Cụ", bởi vì nó được làng giao cho người cao tuổi khai thác. Ao làng lớn hơn nhiều nằm ở phía của khơng gian cư trú.Thời xưa dân làng thả cá Mè ở đây.Mỗi năm vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch, dân làng tổ chức đánh cá ở ao làng từ rạng đông. Họ chọn những con cá đẹp nhất để làm gỏi cá, cúng Thành Hồng ở đình. Số cá cịn lại được chia cho dân làng.

Ở Mơng Phụ, ít khi thấy có ao ở bên trong khơng gian cư trú.Trước hết là vì địa thế khá cao so với ruộng nước nên phải tốn tiền đào ao sâu mới dẫn nước vào được. Hơn nữa, nếu đào sâu như thế thì "dễ chạm long mạch" [36, tr.145] là điều tối kịtheo tín ngưỡng phong thuỷ ở vùng này. Cuối cùng, cũng vì Mơng Phụ có địa thế cao nên người dân không cần lấy nhiều đất để đắp đường mà nhất là để đắp nền nhà,hai nguyên nhân chính của sự hình thành từ phần lớn các ao. Mơng Phụ cũng có vài ao nhà, nhưng hầu hết đều nằm ở rìa làng.

1.2.2.11. Nghĩa địa

Ngoại trừ các thửa ruộng quá thấp nên bị ngập nước thường xuyên, không gian canh tác của làng Mơng Phụ có khá nhiều mồ mả được đặt vào những chỗ đất

tốt theo quan niệm phong thuỷ. Người quá cố được chôn theo cùng qui tắc với việc định hướng nhà "Toạ sơn vọng thuỷ" [41, tr.145]. Dân làng vẫn nhắc đến mấy câu thơ miêu tả vị trí đắc địa của ngơi mộ thân phụ Phan Kế Toại, theo đúng qui tắc nói trên:"Đầu đội nhành quạt, chân đạp lý ngư: Thượng thư, Tổng đốc".

Theo câu tục ngữ mà nhiều người ở Mơng Phụ cịn nhớ "Sống ở làng, chết Lồ Cang Áng Độ". Lồ Cang, Áng Độ là hai khu đất có rất nhiều mồ mả. Thông thường dân làng chôn người chết ở Lồ Cang.Đây là khu đất tương đối ẩm thấp nên tử thi tiêu huỷ nhanh.Sau ba năm thì làm lễ cải táng, công việc này được tiến hành vào ban đêm. Xương người chết được bốc nên, rửa sạch bằng nước có hương thơm, rồi bỏ vào một cái tiểu bằng đất nung, thường ở Áng Độ - một khu đất đồi cao ráo nên xương được bảo tồn khá lâu. Khi việc cải táng xong thân chủ thường làm một bữa cơm mời những người đã tham gia dự.Điều đáng lưu ý là ở Mơng Phụ các gia đình cơng giáo cũng giữ tục cải táng này.

1.2.2.12. Chợ

Chợ là nơi hội họp, buôn bán của một cộng đồng dân cư, làng xã.Làng cổ ở Đường Lâm có chợ Mía nổi tiếng trong vùng.Chợ được họp ngay trước cửa Tam quan của chùa Mía. Xưa kia, chợ này người buôn kẻ bán tấp nập với những sản phẩm phong phú đa dạng của địa phương.

Ảnh 1.16.: Chợ

Nguồn:thethaovanhoa.vn

phiên.Đến những phiên chính thì những cư dân trong vùng lại mang những sản vật của địa phương tới bán.

Ngoài ra, những khách hành hương về lễ Phật tại chùa Mía cũng có dịp thưởng thức những món quà dân dã như bánh Tẻ, kẹo Bột... tại đây. Chính vì thế, ngơi chợ này đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người. Ngày nay, chợ Mía đã được qui hoạch rộng rãi, khang trang.

1.2.2.13. Đƣờng xá và bờ vùng bờ thửa

Không gian canh tác của Mông Phụ có nhiều con đường xuyên qua. Con đường nối liền Đông Sàng với quốc lộ 11A và đi ngang trước đình Mơng Phụ (đã được bê tơng hố vào năm 1995), cịn con đường nối Mơng Phụ với Phụ Khang thì vẫn bằng đất. Không gian canh tác còn được chia thành hàng nghìn ơ, với nhiều hình dáng bởi các bờ vùng bờ thửa phần lớn được đắp trong thời kỳ tập thể. Trước đây các bờ vùng tương đối rộng nên hai chiếc xe bị có thể tránh nhau dễ dàng. Nhưng từ khi được giao đất, các hộ nơng dân thường xắn bớt mỗi mùa một ít để nới rộng thêm đôi chút phần ruộng của họ nên chúng ngày càng hẹp lại, gây trở ngại cho việc vận tải, đặc biệt vào mùa gặt khi chở lúa về nhà bằng xe thô sơ.

1.2.2.14. Trƣờng học

Là các ngôi trường từ xa xưa vẫn được sử dụng để dạy học cho trẻ em trong làng. Tuy nhiên đã được cải tạo cho phù hợp hơn với việc học tập của con em.

Có thể tóm lại bằng sơ đồ phác thảo một làng điển hình, mẫu cho các khu làng cổ tại Đường Lâm như sau:

Sơ đồ 1.1. Làng cổ Đƣờng Lâm

Nguồn: Tác giả luận văn

1.2.3. Di tích nhà cổ và các vật dụng trong nhà 1.2.3.1. Nhà cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di sản vật thể làng cổ Việt Nam và Hàn Quốc qua hai trường hợp làng Đường Lâm và An Đông (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)