Nguồn:Tác giả luận văn
Tổ hợp nhà có dạng chữ Nhị (=). Nhà chính và nhà phụ hoặc hai nhà chính song song với nhau.Loại này thường thấy ở nhà quan lại, nhà trưởng họ (kiểu tiền khách hậu tự, tiền tế hậu tự...). Nhà thường có sân rộng giữa hai nếp nhà.
Tổ hợp nhà có dạng hình thước thợ (L) nhà chính và nhà phụ vng góc với nhau.Loại nhà này khá phổ biến, chúng phù hợp với khn viên có diện tích trung bình và nhỏ.
Tổ hợp nhà có dạng hình chữ"mơn"nhà chính, nhà phụ, bếp nằm xung quanh ba phía của sân. Loại này thường xuất hiện ở các gia đình có diện tích khn viên hẹp.
Nhà chính: Trong khn viên nhà ở truyền thống, nhà chính là nếp nhà lớn có các mục đích sử dụng:Là nơi cư trú, của gia đình từ có 3 đến 4 thế hệ cùng sinh sống; là nơi nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động; là nơi duy trì nịi giống, giáo dục con cái, phụng dưỡng cha mẹ, ơng bà; thường kết hợp với thờ cúng, tín ngưỡng.
Bếp được coi là nơi dành cho những người phụ nữ, mang lại những bữa cơm cho gia đình. Nhưng gian bếp được thiết kế đơn giản.
Nhà ở truyền thống có hướng chủ đạo là hướng Đông, hai hướng này chiếm tới 50% các nhà ở nơi đây.Đây là hai hướng nhà rất thuận lợi cho việc đón gió mát vào mùa hè và tránh gió lạnh vào mùa đơng. Khi đã chọn được hướng nhà tốt việc
trồng cây cối, bố trí nhà phụ, bếp cũng tuân theo ý đồ đón gió mát ngăn cản gió xấu “Chuối sau cau trước”.
Mặt bằng ngơi nhà ở truyền thống có dạng hình chữ nhật thường có số gian lẻ: 3, 5, 7 gian và hai chái, cá biệt có những nhà có số gian chẵn. Thơng thường người ta phân chia nhà thành ba phần: Hai gian chái và ba gian giữa, hai gian chái (thường gọi là hai gian buồng) được ngăn chia với ba gian giữa bằng hai vách gỗ gắn liền với vì thuận và người ta gọi vách này là vách thuận.
Ba gian giữa thông nhau hồn tồn (khơng có vách ngăn) với các chức năng:Thờ cúng, tiếp khách, sinh hoạt chung của gia đình, dạy dỗ con cái, chỗ ngủ của đàn ông, khách nam giới, với tính chất đa năng trong đó việc thờ cúng là quan trọng nhất. Những nhà có quy mơ nhỏ khơng gian này là nơi sản xuất các nghề phụ khi nông nhàn.
Hai gian bên (2 gian chái) có dạng khơng gian kín là nơi sinh hoạt của phụ nữ trong gia đình (hoặc nơi ở của vợ chồng con trai mới ở riêng), nơi dự trữ lương thực, giống má, cất giữ đồ dùng, hai gian này có cửa đi nhỏ mở ra hiên và qua vách thuận, thơng thống bằng hệ thống cửa nhỏ phía trước và phía sau.
Hiên phía trước ba gian chính hoặc kéo dài tất cả các gian, là không gian liên kết trong nhà với ngoài nhà, là nơi nghỉ ngơi, sản xuất phụ, ngăn cách hiên với trong nhà là hệ thống cửa bức bàn liên kết liền với hàng cột quân tạo thành vách rất ổn định.
Bộ khung gỗ trong nhà ở truyền thống bao gồm hệ thống các cột xà kẻ được liên kết với nhau bằng mộng tạo nên sự bền vững cho ngơi nhà bộ khung gồm có: Các hệ cột (cột cái, cột quân, cột hiên), hệ thống xà ngang(quá giang, câu đầu), hệ thống xà dọc (xà nóc, xà thượng, xà hạ), hệ thống kèo, kè bảy.Các cột có thiếtdiện hình trịn, một số nhà có thiết diện hình vng nhưng loại này rất ít.Cột cái có thiết diện lớn nhất sau đó đến cột quân và cuối cùng và cột hiên. Gỗ của các gian nhà đều được trạm khắc cầu kỳ.
Các cột cùng loại có thiết diện bằng nhau tuy nhiên một số nhà các cột phía ngoài và các cột gian giữa lớn hơn các cột phía sau và các cột gian bên.Theo kinh nghịêm và quan niệm của người dân nhà phải có “Réo” tức là gian giữa thấp nhất và cao dần lên hai hồi tạo thành một đường cong nhẹ cho mái nhà nên các cột ở các vì càng xa gian giữa thì càng cao. Thơng thường mỗi vì cột chênh lệch nhau khoảng 3cm, điều này góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp cho ngơi nhà.
Cửa sổ và cửa chính có hình thức cửa đơn giản, chỉ là một tấm gỗ, có chăng cửa sổ thêm chi tiết với bên dưới là panô gỗ, bên trên là các song gỗ đứng.