2.1.3 .Hoàn cảnh gặp gỡ
2.4. Lập kế hoạch can thiệp
2.4.1. Xác định mục tiêu
a. Mục tiêu đầu ra
Dựa trên mong muốn của bố me ̣ và những vấn đề nhâ ̣n thấy ở TC nên tôi để ra mục tiêu của TC như sau:
Mục tiêu đầu ra: (a) Cải thiện các mối quan hệ trong gia đình của thân chủ và các mối quan hệ xã hội; (b) Giảm các triệu chứng rối loạn hành vi thích ứng: cảm xúc tự ti, nhút nhát trong các hoạt động xã hội, các hành vi né tránh, máy móc, không chia sẻ đồ chơi; (c) Thay đổi nhận thức về bản thân và người khác; (d) Cải thiện kỹ năng vận động tinh và một số kỹ năng xã hội.
b. Mục tiêu quá trình
1. Cải thiện các mối quan hệ trong gia đình của thân chủ và các mối quan hệ xã hội: Mối quan hệ gia đình xa cách là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn khó tập trung. Đồng thời, cải thiện các mối quan hệ có thể hỗ trợ TC giải quyết một số vấn đề về hành vi, cảm xúc, nhận thức, và những khó khăn trong vận động và các hoạt động giao tiếp xã hội hàng ngày, tăng khả năng tương tác sinh hoạt hàng ngày, hỗ trợ quá trình xây dựng và thiết lập Cái Tôi của TC.
2. Giảm các triệu chứng rối loạn hành vi kém thích ứng: Nguyên nhân thân chủ luôn né tránh khi người khác nói về nhược điểm của bản thân, khi mình làm sai; khó kiểm soát hành vi mất tập trung, lơ đãng; có nhiều hành vi máy móc, theo thói quen, rập khuôn, không bao giờ chia sẻ đồ với người kháclà do Cái Tôi yếu ớt, thiếu tự tin , luôn cảm thấy không an toàn trong các mối quan hệ, khó chấp
nhận những khuyết điểm về bản thân, luôn nghĩ mình là em bé xinh đẹp, giỏi dang, luôn được chiều khi ở nhà . Tuy nhiên, môi trường bên ngoài có sự thay đổi không đúng ý bản thân dẫn đến nhâ ̣n thức sai lê ̣ch về bản thân và người khác. Thân chủ luôn nghĩ ai cũng phải khen ngợi mình như ở nhà do vậy bố me ̣ cần hỗ trơ ̣ trẻ ta ̣o bầu không khí an toàn trong gia đình, giúp trẻ dần dần chấp nhâ ̣n những nhược điểm của bản thân ở những môi trường khác nhau.
3. Thay đổi nhận thức về bản thân và người khác: Nhận thức không đúng về bản
thân và người khác dẫn đến những hành vi né tránh, không chấp nhận những lời phê bình nhận xét của bản thân làm cho TC có những hành vi né tránh.
4. Cải thiện kỹ năng vận động tinh và một số kỹ năng xã hội: Khó khăn trong tri
giác đối tượng cũng là nguyên nhân chính khiến cho TC gặp khó khăn trong các hoạt động vận động như các bài tập viết , vẽ, không thể thực hiê ̣n được nhiều bài tâ ̣p giống các ba ̣n nên làm cho trẻ cảm thấy tự ti và nga ̣i tham gia các hoa ̣t đô ̣ng nhóm ở lớp.
2.4.2. Kế hoạch can thiệp
Dựa vào đặc điểm của đối tượng làm việc chính, khả năng hỗ trợ từ phía gia đình, và theo mong muốn của bố mẹ tôi thực hiện can thiệp theo 2 giai đoạn:
(a)Kế hoạch giai đoạn 1
Mục tiêu: Cải thiện các mối quan hệ trong gia đình của thân chủ và các mối quan hệ xã hội; Cải thiện kỹ năng vận động tinh và một số kỹ năng xã hội
Nội dung: Làm rõ mối quan hệ gia đình của thân chủ; Giải thích làm rõ các khó khăn của thân chủ; Giáo dục tâm lý cho cha mẹ; Dạy kỹ năng cho cha mẹ; Hướng dẫn cha mẹ xây dựng mối quan hệ con cái tích cực; Quản lý hành vi của con.
Hoạt động:Tìm hiểu, làm rõ các mối quan hệ gia đình dựa trên các kết quả trắc nghiệm; Tư vấn, hướng dẫn bố mẹ thay đổi thời gian, quan tâm gắn bó với thân chủ nhiều hơn nhằm cải thiện các mối quan hệ cha mẹ và con cái và các thành viên trong gia đình, thiết lập mối quan hệ an toàn; Đưa ra các hoạt động hỗ trợ thân chủ: khả năng ứng phó, quản lý hành vi của cha mẹ khi thân chủ xuất hiện những hành vi, cảm xúc tiêu cực, quản lý các cơn giận, các hành vi né tránh của thân chủ; Các hoạt động hàng ngày hỗ trợ khả năng vận động tinh, nâng cao giá trị bản thân của thân chủ và các kỹ năng vận động tinh.
(b)Kế hoạch giai đoạn 2:
Mục tiêu: Giảm các triệu chứng rối loạn hành vi thích ứng; Thay đổi nhận thức về bản thân và người khác; Cải thiện kỹ năng vận động tinh và một số kỹ năng xã hội;
Nội dung: Làm rõ nguyên nhân, tình huống xuất hiện các triệu chứng hành vi, cảm xúc, nhận thức không phù hợp;Can thiệp trị liệu cải thiện nhận thức hành vi của thân chủ; Giáo dục kỹ năng cho thân chủ; Các hoạt động hỗ trợ kỹ năng vận động tinh và kỹ năng xã hội cho thân chủ.
Hoạt động:Tìm hiểu rõ nguyên nhân, tình huống xuất hiện các triệu chứng rối loạn hành vi kém thích ứng; Giáo dục tâm lý cho cha mẹ; Đưa ra chỉ dẫn hiệu quả hỗ trợ các tình huống của thân chủ; Giáo dục kỹ năng xã hội giao tiếp cho thân chủ; Sử dụng các hệ quả thích hợp thông qua các hoạt động của thân chủ; Sử dụng thêm các nguồn lực ở trường để hỗ trợ các khó khăn của thân chủ; Thực hiện các bài tập tình huống; Tái cấu trúc nhận thức cho thân chủ; Thực hiện các bài tập hỗ trợ vận động tinh.