Áp dụng lý thuyết đóng khung trong việc giải mã thông điệp về một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử (Trang 41 - 45)

8. Bố cục luận văn

1.5. Áp dụng lý thuyết đóng khung trong việc giải mã thông điệp về một

hiện nay.

Từ thực tế trên cho thấy, báo tử đang đóng vai trò vô cùng lớn trong đời sống xã hội hiện đại nói chung và trong hoạt động thông tin, thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế nói riêng, nhưng qua đó cũng thấy được tính hai mặt của internet và báo điện tử, thể hiện nhiều bất cập trong công tác quản lí báo chí, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

1.5. Áp dụng lý thuyết đóng khung trong việc giải mã thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử

Erving Goffman được cho là người đầu tiên đưa ra khái niệm “đóng khung” vào năm 1974, trong cuốn Frame analysis: An essay on the organization of experience. Theo Goffman, “khung” chính là những giản đồ của sự diễn giải (schemata of interpretation) cho phép con người “xác định, tiếp nhận, định dạng và dán nhãn cho vô số những sự biến diễn ra trong cuộc sống của họ”. Sự đóng khung này được hiểu là quá trình tổ chức các kinh nghiệm, tìm ra ý nghĩa của chúng trong sự tham chiếu tới những nhận thức sẵn có. Sức mạnh của việc đóng khung chính là ở chỗ con người buộc phải viện tới các hệ thống quen thuộc, ví dụ như hệ thống biểu tượng, tri thức, huyền thoại.... để có thể diễn giải về một hiện tượng bất kỳ trong đời sống xã hội.

Sau khi Goffman áp dụng lý thuyết đóng khung vào phạm vi tổ chức kinh nghiệm của con người, nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết này cho lĩnh vực hẹp hơn là truyền thông đại chúng. Trong bài phân tích về di sản của Goffman, Gamson William cho rằng quá trình đóng khung của báo chí là “gần như hoàn toàn ngầm ẩn, và được thừa nhận như lẽ tất nhiên. Cả nhà báo lẫn công chúng đều không nhận ra rằng đây thực chất là một quá trình kiến tạo mang tính xã hội (social construction), mà chỉ đơn giản xem nó là việc phóng viên phản ánh lại sự kiện”. Theo Gamson, việc đóng khung chính là quá trình “quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì được nhấn mạnh. Nói tóm lại, tin tức cho chúng ta biết về một thế giới đã được đóng gói”. Khung được Gamson định nghĩa là “ý tưởng tổ chức cốt lõi” của cái thế giới đã-bị-gói kia, giúp “giải nghĩa về các sự kiện liên quan, cũng như gợi ý xem đâu mới là vấn đề cần xem xét”.

Định nghĩa tường minh nhất về quá trình đóng khung của truyền thông đại chúng có lẽ được đưa ra bởi Robert Entman: “Quá trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn (selection) và làm nổi bật (salience). Đóng khung có nghĩa là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/và một cách xử lý nào đó”. Một điểm thú vị là mặc dù lý thuyết đóng khung được áp dụng trước hết cho văn bản viết, thì bản thân hành vi “đóng khung”, theo nghĩa đen, lại dùng cho hình ảnh. Việc áp dụng lý thuyết này vào phân tích hình ảnh là khá hữu dụng, bởi hình ảnh là một công cụ đóng khung rất mạnh, khi mà công chúng dễ dàng chấp nhận nó một cách vô thức hơn văn bản viết. Paul Messaris và Linus Abraham chỉ ra rằng: “Nếu như tác động của quá trình đóng khung phụ thuộc chủ yếu vào việc các bộ khung được mặc nhiên công nhận, vì công chúng chẳng hề có ý thức gì về nó, thì rõ ràng, bất cứ điều gì có thể làm thay đổi nhận thức của công chúng đều có thể tạo ra

khác biệt đáng kể tới kết quả cuối cùng của cả quá trình”. Như vậy, nếu công chúng nhận thức được rằng hình ảnh là một công cụ đóng khung quan trọng, thì họ sẽ có ý thức phê phán hơn khi tiếp cận với các thông điệp thị giác và từ đó, có khả năng nhận diện được mục đích quyền lực hoặc lợi nhuận ngầm ẩn trong các thông điệp hình ảnh.

Như vậy, việc tiếp cận lý thuyết đóng khung mở ra một nhận định rằng về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế được thể hiện trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng như thế nào tất sẽ đóng khung trong nhận thức của công chúng như thế ấy và ngược lại. Và việc áp dụng lý thuyết đóng khung trong luận văn là nhằm nhận diện các khung thông điệp chính mà báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng muốn chuyển tải đến người đọc về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế. Ví như: thông điệp về thành tựu khoa học ngành y, thông điệp chỉ dẫn sử dụng các loại thuốc an toàn; thông điệp về y đức của y bác sỹ trong nghề; thông điệp về tham ô, tham nhũng, đạo đức trong kinh doanh…

Tiểu kết chương 1:

Trong chương 1 của luận văn, tác giả làm rõ hệ thống các khái niệm thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử với các khái niệm có liên quan đến đề tài luận văn như: “Truyền thông”, “Thông điệp truyền thông”, “Khủng hoảng truyền thông”, “Báo điện tử”. Luận văn chỉ ra những đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về y tế và truyền thông về y tế và vai trò, đặc điểm, tính chất của thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo mạng điện tử. Đồng thời, cũng trong chương 1 này, tác giả luận văn có chỉ ra được những ưu thế của báo điện tử trong việc đưa ra thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế như:

Về ưu điểm: sự tích hợp giữa công nghệ truyền thông, dựa trên nền tảng internet và sự tích hợp của các loại hình báo chí truyền thông, đã đem lại những giá trí rất lớn cho xã hội; báo mạng điện tử không bị giới hạn bởi khuân khổ, số trang

nên có khả năng truyền tải thông tin, thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế không bị giới hạn; báo mạng điện tử không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lí nên thông tin, thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế được truyền tải đi khắp toàn cầu;

Về những hạn chế tồn tại như: độ chính xác của thông tin trên báo mạng điện tử không bằng thông tin trên các loại hình báo chí khác; lượng thông tin, thông điệp khổng lồ của báo mạng điện tử khiến cho người đọc/người tiếp nhận thông điệp cảm thấy choáng ngợp, mất tập trung và đôi khi không có khả năng lựa chọn thông tin nào tốt, đáng tin cậy cho mình. Thêm nữa nhiều thông tin trên báo mạng điện tử quá chi tiết hay tủn mủn, sa đà vào giật gân, câu khách... Mặt khác, toàn bộ nội dung thông tin gần như phụ thuộc vào sự ổn định của máy móc. Khi gặp sự cố như cháy, hỏng, virut phá hoại, tin tặc tấn công... thì nội dung lưu trữ có thể bị chỉnh sửa, làm sai lệch hoàn toàn hoặc khó khôi phục lại. Do vậy, công tác quản lí thông tin trên báo mạng điện tử khó khăn hơn các loại hình báo chí. Những hạn chế này đã gây ra không trở ngại không nhỏ và cũng đang là những tồn tại trong hoạt động thông tin, thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Những phân tích và lí giải ở chương 1 sẽ là cơ sở để khảo sát, nghiên cứu, phân tích rạch ròi, tỉ mỉ về nội dung và hình thức thông điệp về một số vụ việc ngành y tế năm 2017, 2018 trên báo điện tử Việt Nam ở chương 2 của luận văn.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG THÔNG ĐIỆP VỀ MỘT SỐ VỤ VIỆC NỔI BẬT CỦA NGÀNH Y TẾ TRÊN CÁC BÁO ĐIỆN TỬ THUỘC DIỆN KHẢO SÁT

2.1. Giới thiệu về các báo thuộc diện khảo sát và khái quát một số vụ việc nổi bật của ngành y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)