Đối với ngành Bộ y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử (Trang 114 - 116)

8. Bố cục luận văn

3.3. Một số khuyến nghị

3.3.1. Đối với ngành Bộ y tế

Trong những năm qua với được biết ngành y tế đã không ngừng phát triển với những đổi mới về chính sách, tổ chức, quản lý theo hướng phục vụ và chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe nhân dân. Bộ y tế đã có rất nhiều các thơng điệp được xây dựng nhằm tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về những thành tựu khoa học kỹ thuật trong y học; về phòng chống dịch bệnh; về hướng dẫn sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm; về vấn đề đạo đức y bác sỹ..... và để làm tốt được công tác truyền thông các thông điệp về ngành y tế. Bộ Y tế cần phải:

Chú trọng tính phản biện trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách thơng qua các kênh, trong đó có các phương tiện truyền thơng đại chúng. Cần phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng tổng thể các chiến lược truyền thông các thông điệp quốc gia cho từng giai đoạn, thời kỳ... Nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Chính phủ về các biện pháp, giải pháp cho những vụ việc tiêu cực của ngành Y tế. Theo PGS. TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh: “Nếu đưa ra các thông điệp

truyền thông không đúng theo định hướng, nhất là nhiều trang báo đưa tin hình thức câu khách, giật gân, thơng tin thiếu kiểm chứng, một chiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, chính trị, xã hội, gây hoang mang dư luận. Vì vậy, các cơ quan báo chí và nhà báo, phóng viên và ngành Y tế, Sở Y tế cần có

sự phối hợp chặt chẽ với nhau, tổ chức tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời về các thông điệp truyền thông sau những vụ việc tích cực cũng như tiêu cực của ngành Y tế” (PVS, PL2)

Qua đó, ngành y tế cần phối hợp và kết hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí tạo điều kiện, cung cấp thơng tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, chân thực và khách quan cho các phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí. Cùng với việc cung cấp thơng tin, ngành y tế cần có sự tương tác, có những phản hồi với phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí về những thông tin y tế để có sự điều chỉnh, thông tin kịp thời để cơng chúng đón nhận những thơng điệp của những sự thật, tránh những ảnh hưởng xấu từ dư luận xã hội. Bên cạnh đó, ngành y tế cần coi trọng vấn đề kiểm tra thông tin, thông điệp và mức độ báo chí đưa tin. Được biết, hiện nay ngành y tế đã có cơ quan truyền thơng riêng của ngành với chức năng, nhiệm vụ phụ trách công tác thông tin, truyền thông, phối hợp với cơ quan báo chí, cung cấp các thơng điệp liên quan của ngành cho công chúng độc giả trong cả nước và nước ngoài. Một trong những hình thức áp dụng nhiều hơn nữa là có các cuộc họp báo để các nhà báo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí phụ trách về mảng y tế, sức khỏe, cộng đồng và các cơ quan quản lý ngành y tế có mối liên hệ trực tiếp và chặt chẽ, xây dựng nguồn thông tin và thông điệp cụ thể, rõ ràng, chính xác và mang tính định hướng cho công chúng được cao hơn. Chia sẻ về vấn đề này, TS. Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở y tế cho biết: “... hàng năm, chúng tôi đều phối hợp với Ban tuyên giáo Thành ủy

Hà Nội tổ chức các hội thảo về Vai trò của các cơ quan báo chí trong công tác, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân Thủ đô, nhằm chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong cơng tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Đồng thời, ngành y tế cịn có Trung tâm Truyền thơng giáo dục sức khỏe Hà Nội – là đầu mối phối hợp với các cơ quan báo chí, cung cấp các thơng tin cho báo chí

trong việc truyền thơng, hay đưa ra các thông điệp về các vụ việc nổi bật của ngành” (PVS, PL2).

Ngoài ra, Bộ Y tế nên chú trọng đến việc quản lý truyền thông nội bộ thông để tránh khủng hoảng truyền thông như các vụ việc ngành y năm 2017, 2018 xảy ra vừa qua bằng việc làm cụ thể như:

Thứ nhất là tiến hành việc khảo sát định kỳ nội dung thông tin về y tế trên báo chí.

Mục đích của việc này nhằm đánh giá hiệu quả của bộ máy truyền thông và quan hệ công chúng báo chí của ngành y tế. Cụ thể là khảo sát trên thực tế xem báo chí có đăng tải các nội dung thơng tin về y tế diễn ra như thế nào, có đúng định hướng và hiệu quả mong muố của ngành y tế không.

Về phương thức thực hiện: khảo sát thơng qua phân tích định lượng và định tính các chỉ bảo ngơn ngữ, hình ảnh, ý tứ, thơng điệp được thể hiện trong các tin, bài, mục, chuyên mục; kết hợp với các cơ quan chuyên ngành về xã hội học truyền thông để khảo sát đánh giá; tiến hành tổ chức định kỳ 6 tháng/lần nhằm điều chỉnh và thay đổi các giải pháp quản lý truyền thơng báo chí của ngành y tế.

Thứ hai là thành lập bộ phận Công tác xã hội tại bệnh viện.

Mục đích của cơng việc này là nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp trong chia sẻ thông tin y tế, tạo sự tin cậy về cơ sở khám chữa bệnh với người dân, người bệnh, các tổ chức hội và cơ quan báo chí truyền thơng.

Về phương thức thực hiện: tiến hành thành lập bộ phận công tác xã hội từ bệnh viện tuyến huyện trở lên; tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng trong xử lý thơng tin báo chí; tiếp thu ý kiến phản ánh của người bệnh; xây dựng không gian khám chữa bệnh thân thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)