8. Bố cục luận văn
3.2.2. Giải pháp từ phía cơ quan báo chí
3.2.2.1. Đa dạng hình thức thể hiện chuyển tải thơng tin các thơng điệp
Đa dạng hình thức thể hiện là một trong những thuộc tính của truyền thơng về ngành y tế. Tính đa dạng này được quy định bởi tính đa dạng của đối tượng cần truyền thông các thông điệp. Đối tượng về một số vụ việc nổi bật của ngành y (nhất là đối tượng ấy là tồn dân) khơng chỉ khác nhau về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp mà cịn khác biệt về sắc tộc, địa chỉ cư trú... Những sự khác biệt như vậy sẽ dẫn đến sự khác biệt về thị hiếu, năng lực, nhu cầu. Những hình thức truyền thơng thơng điệp về một số vụ việc ngành y đa dạng chính là đáp ứng những khác biệt như vậy về mặt đối tượng truyền thông về một số vụ việc của ngành y.
Theo nhà báo Tâm Lụa phóng viên báo Tuổi trẻ Online chia sẻ: “Các
cơ quan báo chí cần làm phong phú nội dung tuyên truyền, phù hợp với tình hình và nhu cầu thơng tin của cơng chúng; góp phần truyền đạt những thơng tin cần thiết, kịp thời giải đáp những thắc mắc, trăn trở, những điều chưa hiểu về thành tựu khoa học tiên tiến của ngành y; vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả; về phòng chống các dịch bênh truyền nhiễm...” (PVS, PL2).
Như vậy, cần thiết phải đa dạng cả nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm báo chí truyền thơng về các vụ việc nổi bật của ngành y.
Qua khảo sát trên báo điện tử Việt Nam có thể thấy các bài báo có nội dung thơng điệp về một số vụ việc về ngành y đã có nhiều sự tiến bộ trong các hình thức tin, bài thể hiện thông điệp cần chuyển tài. Lượng thông tin của các thông điệp được chuyển tải được cập nhập thực tiễn hơn, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận các thông điệp của người dân nhiều hơn trước. Một số báo điện tử đã lập lên được kế hoạch truyền thông thông điệp một cách định kỳ. Bên cạnh đó, các báo cần phải tăng cường các bài phỏng vấn lãnh đạo phụ trách về y tế. Thể loại phỏng vấn là một thể loại sinh động và được cho là thể loại cung cấp nhiều thông tin đến cơng chúng. Báo chí cần phát huy thế mạnh của phỏng vấn không chỉ trên phương diện là một cách khai thác thơng tin mà nó cịn là một thể loại báo chí độc lập. Qua đó, cơng chúng vừa có thể tiếp nhận thơng điệp qua câu chữ, vừa có thể tiếp nhận các thơng điệp qua tác phong, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn (sử dụng đa phương tiện trong bài báo điện tử). Đây được coi là một thể loại nói nhiều với công chúng nên dễ tạo được ấn tượng với công chúng. Đặc biệt, là đó là một bài phỏng vấn chuyên gia y tế với những câu hỏi hay, mang nhiều giá trị thơng tin thì có thể để lại ấn tượng sâu sắc với cơng chúng hơn. Điều đó có nghĩa là cơng chúng hiện nay đang có xu hương muốn được tương tác nhiều hơn, tham gia nhiều hơn vào quá trình
tạo ra một sản phẩm báo chí. Bản thân họ khi được tương tác với chuyên gia y tế sẽ có thể đáp ứng với những nhu cầu thông điệp riêng, thỏa mãn sự hiểu biết của cá nhân....
Ngoài ra, việc sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông các thông điệp về một số vụ việc của ngành y tế đôi khi cũng cần có các bài điều tra, phóng sự để cung cấp thơng tin đến cơng chúng đầy đủ nhất. Những sự việc của ngành y tế gần đây như: vụ việc ông Nguyễn Minh Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc VN Pharma bị bắt vì tội “bn lậu” và “làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; vụ tám bệnh nhân tử vong khi đang chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hịa Bình; vụ việc Bác sĩ Lê Quang Dương (BV Đa khoa Thạch Thất) bị người nhà bệnh nhân đập cốc thủy tinh vào đầu; vụ việc 50 người ở Phú Thọ bỗng dưng nhiễm HIV; vụ việc làm giả bệnh án tâm thần cho trùm giang hồ.... là các vấn đề được các báo chuyển tải thấu đáo đến cơng chúng. Và thể loại thích hợp nhất có thể chuyển tải đề tài này là phóng sự, điều tra.
Các báo cần tăng cường đăng tài các thông tin, thông điệp cả về mặt tích cực và hạn chế của ngành y tế trong thời gian vừa qua. Đa dạng hóa các thơng tin, thông điệp về một số vụ việc ngành y tế, hình thức thể hiện khơng chỉ giúp nội dung tờ báo phong phú mà còn tạo cho mảng đề tài ngành y tế được phản ánh sâu sắc, toàn diện hơn. Để đáp ứng nhu cầu độc giả, các báo cần xây dựng thêm hoặc phát triển các chuyên mục tư vấn – hỏi đáp, phổ biến các kiến thức và thông tin khoa học, cung cấp cho độc giả những kiến thức và sự kiện ngành y tế đầy đủ, sinh động.
Khơng chỉ thế, tính đa dạng của các hình thức truyền thơng về ngành y tế còn bị quy định bởi sự đa dạng và phong phú của nội dung cần truyền thông. Từ việc nhận thức rõ nội dung cần truyền thơng nhà báo, phóng viên sẽ
lựa chọn phương pháp, hình thức truyền thơng phù hợp. Phương pháp và hình thức truyền thơng trên báo chí được quy định bởi sự lựa chọn thể loại, cách sử dụng ngôn từ....
Sự đa dạng thông tin và hình thức thể hiện nhằm đẩy mạnh phương thức truyền thông thay đổi hành vi. Hành vi của con người có thể được thay đổi, khi thì nhanh, khi thì chậm và do nhiều lý do. Bản thân hành vi của con người đã phức tạp nên muốn làm thay đổi nó cũng thật khó khăn, phức tạp. Truyền thông thay đổi hành vi về lĩnh vực ngành y tế trong đó có những tiến bộ của ngành y học, vấn đề về y đức, vấn đề tư vấn sử dụng thuốc sử dụng hợp lý, hiệu quả, vấn đề về phòng chống dịch bệnh.
Trên báo chí truyền thơng về các vụ việc ngành y tế có nhiều bài viết chuyển tải đường lối, chính sách của ngành y tế cần tránh lối hành văn cứng nhắc, khuân mình trong phong cách ngơn nhữ khô khan mà cần đi sâu phân tích, nhận định bản chất của sự kiện, có bình luận, định hướng. Theo nhà báo Minh Tuấn báo điện tử VietNamnet chia sẻ: “Yêu cầu của báo chí hiện đại là
ngày càng phải cung cấp được cho người đọc nhiều thơng tin bổ ích hơn. Tin tức là thể loại của báo chí có khả năng thơng tin nhanh và hiệu quả. Các tin, tức viết về ngành y cần ngắn gọn, có nội dung, vấn đề. Phóng viên y tế cần tránh viết dài dòng, tránh các tin lễ tân ít, giá trị thơng tin, thông điệp với công chúng” (PVS, PL2).
3.2.2.2. Duy trì phóng viên chun theo dõi về mảng y tế
Vấn đề y tế vốn dĩ đã phức tạp, nay những vụ việc về ngành y tế trong năm 2017, 2018 xảy ra đã tạo hình ảnh xấu đối với cơng chúng bạn đọc nên mức độ phức tạp này càng nhiều hơn bởi vậy lãnh đạo các cơ quan báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng cần sử dụng và phân cơng phóng viên viết các vấn đề y tế lớn để tránh các sai sót trong việc viết bài, đăng tải các thông tin y tế. Các báo cần lựa chọn và phân cơng phóng viên có đủ năng lực để
theo dõi lĩnh vực y tế, tạo điều kiện cho phóng viên xâm nhập thực tế, đồng thời có chế độ khuyến khích, động viên những phóng viên nhiệt tình, tích cực tìm tịi phát hiện đề tài và có tác phẩm tốt. Các cơ quan báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng cần bố trí, sắp xếp để phóng viên y tế có thể tham gia đưa tin đầy đủ các thông điệp về các vụ việc và hoạt động của ngành y tế.
Lĩnh vực y tế là lĩnh vực chuyên môn nên các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực này cần phải được chun mơn hóa tới mức cần thiết hay nói cách khác cần duy trì phóng viên chun theo dõi mảng y tế. Phóng viên chuyên về mảng y tế cần có một thời gian đào tạo chun mơn hóa đồng thời say mê với cơng việc. Người phóng viên cần xử lí thơng tin y tế một cách nhanh chóng, cẩn thận và chính xác. Nếu các báo khơng có bác sỹ cần ký kết, hợp đồng với các bác sĩ trong việc biên tập những tin bài viết y tế chuyên sâu. Các báo cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi đăng tải những vấn đề y tế lớn, có tác động đến cơng chúng.
Giá trị thơng tin y tế đăng tải trên một số báo, tại một số thời điểm cịn chưa có nhiều. Một số báo cịn để sai sót trong việc đưa tin y tế điều này có lỗi một phần bởi các phóng viên viết bài nhưng trên hết là do biên tập viên và lãnh đạo tòa soạn chưa rà sốt kỹ tin, bài đăng tải hay có thể do biên tập viên và lãnh đạo tịa soạn chưa rà sốt kỹ các tin, bài đăng tải hay có thể nói cịn thiếu trách nhiệm trong công việc. Để hạn chế điều này cần có cơ chế thưởng cho phóng viên làm tốt cũng như xử lý nghiêm biên tập viên sai phạm.
Theo nhà báo Thùy Linh báo Lao động chia sẻ: “Ban Biên tập và cán
bộ thư ký tòa soạn chính là người giám sát và kiểm tra khâu cuối trước khi báo được đăng tải lên trang chủ của báo. Vì vậy, việc cần tăng cường vai trị và trách nhiệm của đội ngũ này để phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai sót về nội dung, hình thức, góp phần hạn chế đến mức tối đa những thơng tin thiếu chính xác, những nội dung vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngành y tế”
3.2.2.3. Nâng cao phẩm chất chính trị, kiến thức y khoa của nhà báo y tế
Qua quá trình làm việc hoạt động trong nghề báo, chúng tơi nhận thấy hầu hết các phóng viên, nhà báo theo dõi các y tế của các cơ quan báo chí nói chung và cơ quan báo điện tử nói riêng họ đều là những người có q trình cơng tác nhiều năm (có người có kinh nghiệm 5 năm, 10 năm, 15 năm....). Chính vì vậy, chất lượng phóng viên, nhà báo là khá cao. Nhà báo An Phong báo Tiền phong cho biết: “Phóng viên y tế của các báo điện tử theo tôi quan
sát và làm việc chung cùng nhiều lần tơi nhận thấy: nhìn chung họ là những người ln thực hiện tốt đạo đức, quy định của người phóng viên. Năng lực của phóng viên theo dõi về y tế khá cao. Phóng viên của một số tờ báo Tuổi trẻ, Lao động, Vn Express, VietNamnet, Dân trí đã có trên 10 năm kinh nghiệm theo dõi ngành y tế nên am hiểu ngành y tế và nắm chắc cơ chế chính sách của ngành y tế” (PVS, PL2).
Được biết, tuy phóng viên y tế của các báo điện tử Việt Nam hiện nay là những nhà báo được đào tạo tốt và chuyên môn cao nhưng theo nhà báo Thùy Linh báo Lao động cho biết: “trong quá trình liên kết với các cơ quan
báo chí trong q trình tác nghiệp, tơi nhận thấy hầu hết các nhà báo theo dõi về y tế chủ yếu được đào tạo từ các khối xã hội (báo chí, sử học, văn học...) nên kiến thức y khoa chưa nhiều, vẫn cịn sai sót trong q trình viết tin, bài về y tế. Để hạn chế điều này, mỗi phóng viên, nhà báo viết về y tế cần am hiểu về hệ thống chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực y tế, trau dồi trình độ khoa học (kiến thức chuyên ngành y dược và ngoại ngữ), nâng cao hiểu biết về kinh tế, văn hóa – xã hội của cả nước ta ”
(PVS, PL2).
Những tiêu chí về phẩm chất chính trị của người làm báo y tế chính là cơ sở để xác định đúng phương thức giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, phóng viên. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần được bồi dưỡng về bản lĩnh chính trị,
phải được trau dồi chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để họ có được một thế giới quan khoa học và đúng đắn. Làm như vậy sẽ giúp họ có được quan điểm, lập trường đúng đắn, giúp họ hiểu được nhiệm vụ của mình trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực y tế, phản ánh đúng các sự kiện vấn đề trong lĩnh vực đề tài mình bao quát nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhân dân đã chọn.
Phóng viên y tế cần thường xuyên sâu sát với cơ sở, thường xuyên tiếp cận thực tiễn. Thực tế cho thấy trên các báo điện tử Việt Nam hiện nay còn nhiều tác phẩm báo chí khơ khan, thiếu sức sống và xa rời thực tế nên việc phóng viên cần tăng cường thâm nhập vào thực tế chính là nhằm đảm bảo tính phát hiện, tính sáng tạo trong quá trình tác nghiệp để có những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống. Thực tiễn là trường học tốt nhất để tích lũy vốn sống, kinh nghiệm, đồng thời là nguồn đề tài vô tận để khai thác. Việc đến cơ sở sẽ giúp phóng viên dễ dàng phát hiện được nhân tố điển hình, các vụ việc, sai phạm và những gương điển hình tiên tiến trong quá trình làm việc của cán bộ nhân viên ngành y tế. Tác giả/phóng viên có sự xâm nhập thực tế, trực tiếp chứng kiến sự thật, con người thật thì mới có cảm xúc thật sự, từ đó, “thổi hồn” vào tác phẩm, giúp độc giả cảm nhận được những vấn đề dưới con mắt “người chứng kiến”, như vậy tác phẩm báo chí mới hấp dẫn, dễ đi vào lòng người. Qua đó, thơng điệp truyền thơng sẽ được truyền tải hiệu quả nhất đến độc giả.
Phóng viên, nhà báo y tế phải không ngừng nang cao trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp. Việc thường xuyên học tập, nghiên cứu không chỉ giúp trang bị thêm kiến thức xã hội mà còn tạo ra điều kiện để phóng viên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp. Hiểu biết về những vấn đề đang diễn ra trong đời sống xã hội của đất nước nói chung và lĩnh vực y tế nói riêng là cơ sở để phóng viên phân tích, nhìn nhận đúng đắn vấn đề cần phản ánh và xử lý khoa
học, chuẩn xác những thơng tin liên quan. Bên cạnh đó, trình độ chun môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp sẽ là cơ sở để có được những tác phẩm giá trị về nội dung và hấp dẫn về hình thức. Phóng viên viết về mảng y tế có trình độ chuyên môn, kiến thức y học sẽ biết chắt lọc những chi tiết, yếu tố quan trọng, điển hình và đúng bản chất của vấn đề, lựa chọn điều mới mẻ, lôi cuốn nhất để rồi bằng bút pháp tinh thông và vốn từ ngữ phong phú đã tạo nên được những tác phẩm hấp dẫn độc giả và có sức thuyết phục lớn. Chính vì vậy, phóng viên phải ý thức dược tầm quan trọng của việc không ngừng bổ sung vốn kiến thức của mình. Ngồi việc tự học hỏi, nghiên cứu, phóng viên y tế cần thường xuyên tham gia tập huấn nghiệp vụ báo chí và kỹ năng viết bài về y tế do các cơ quan chức năng tổ chức. Phóng viên nên tham gia vào các câu lạc bộ, diễn đàn nhà báo đặc biệt các câu lạc bộ báo chí y té để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp.
Tóm lại, nhà báo y tế của báo chí Việt Nam nói chung và báo điện tử Việt Nam nói riêng khơng nên bằng lịng với những gì mình đang có mà phải luôn nhận thức được rằng trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay khơng những cần liên tục nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ, chun mơn nghiệp vụ về báo chí mà cịn nâng cao kiến thức y tế, khoa học, công nghệ, sinh học.....
3.2.2.4. Xây dựng chính sách bảo vệ nhà báo
Nghề báo chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, nhất là trong việc thông tin các vấn đề liên quan đến những vấn đề tham ô, tham nhũng, vấn đề y đức của y bác sĩ, ngoài ra cịn những yếu tố thơng tin nhạy cảm. Thực tế đã có nhiều