Giải pháp từ các cơ quan quản lý ngàn hy tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử (Trang 99 - 104)

8. Bố cục luận văn

3.2.1. Giải pháp từ các cơ quan quản lý ngàn hy tế

3.2.1.1. Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan báo chí, tránh khủng hoảng truyền thơng

Các báo điện tử Việt Nam nhìn chung đã bám sát các yêu cầu nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền sâu rộng các đường, lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước; và những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của ngành y trong nước và trên thế giới. Các báo đã góp phần giúp ngành y đưa những thơng điệp về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các thơng tin, thơng điệp được đăng tải trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đã được cơng chúng trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, nhiều cơ quan báo chí vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ, hợp tác đầy đủ của các cơ quan quản lý nhà nước về y tế. Nhiều đơn vị quản lý y tế vẫn chưa chủ động trong việc cung cấp thơng tin theo định kỳ. Có cơ quan đã có người phát ngơn song chưa thực hiện đầy đủ các chức năng phát ngôn để cung cấp thơng tin thường xun, chính xác cho phóng viên, thậm chí cịn xảy ra tình trạng che dấu thơng tin.

Các cơ quan quản lý nhà nước về y tế cần hợp tác chặt chẽ với các nhà báo, cung cấp thông tin, thông điệp về ngành y tế theo định kỳ. Việc này khơng những đảm bảo cho báo chí nói chung và các cơ quan báo điện tử nói riêng đưa tin, thơng điệp chính xác của ngành mà cịn giúp cơng chúng tiếp nhận thông tin, thông điệp chính thống một cách nhanh nhất, hạn chế xung động trong nhận thức, tư tưởng, hành động. Thơng tin có sự trao đổi hai chiều sẽ mang lịa hiệu quả trọn vẹn, tồn diện. Hơn nữa, duy trì mối quan hệ này, sẽ giúp các cơ quan báo điện tử sẽ đứng vững trên “đôi chân thơng tin” của mình, đạt được uy tín, hiệu quả thông tin đồng thời nâng cao mức độ tin cậy với công chúng nhân dân.

Theo nhà báo Thùy Linh báo Lao động chia sẻ: “Mối quan hệ hợp tác

giữa cơ quan báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đối với Bộ Y tế và các đơn vị còn mờ nhạt. Để khắc phục điều này, theo tôi cần đến từ cả hai phía, Bộ Y tế cần thiết lập kênh thơng tin chặt chẽ hơn cũng như các báo cần cung cấp thông tin y tế đúng, đầy đủ, kịp thời hơn. Hàng năm, Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh thành trong cả nước nên dành một khoản phần kinh phí truyền thơng báo chí. Bộ Y tế và các Sở ban ngành cũng cần chú trọng cung cấp thơng ti định kỳ cho báo chí” (PVS, PL2).

Nhà báo Trường Huy báo Người lao động có mong muốn: “Đại diện

phóng viên báo điện tử Người lao động, tôi mong muốn được các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phóng viên báo chí nói chung khi liên hệ cơng tác, phỏng vấn hay tiếp cận tài liệu để thực hiện các chuyên đề bài viết về lĩnh vực này.” (PVS, PL2).

3.2.1.2. Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về y đức cho đội ngũ cán bộ thầy thuốc về y đức

Xét thấy từ sau những vụ việc về ngành y trong năm 2017, 2018 vừa qua khi nghiên cứu thực trạng nội dung tin bài, thông điệp từ các vụ việc bản thân tác giả luận văn nhận thấy những vụ việc sảy ra trong những năm qua đề

có liên quan đến vấn đề y đức của đội ngũ y bác sỹ cho nên theo tác giả luận văn thì các cơ quan quản lý nhà nước cần phải đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về y đức cho đội ngũ cán bộ thầy thuốc về y đức.

Cùng quan điểm với nhiều ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực ngành y tế và truyền thông, bản thân lãnh đạo và Vụ Truyên thông và Thi đua, khen thưởng (bộ phận phụ trách truyền thông báo chí của Bộ Y tế) ơng Nguyễn Đình Anh cho biết: “Trước hết là tăng cường vai trò quản lý trong hoạt động

chuyên môn để hạn chế các hiện tượng do thiếu trách nhiệm mà nguyên nhaan từ việc quản lý khơng tốt xảy ra. Việc quản lý tốt có thể tránh được cả hiện tượng hy hữu khơng mong muốn, ví dụ như hiện tiện tiêm nhầm vác xin, mặc dù khơng ai muốn nhưng nhìn lại quy trình sai. Mà đây là nguyên nhân có thể gây khủng hoảng truyền thơng” (PVS, PL2).

Trên thực tế, dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử; hướng dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc Bộ thành lập Ban chỉ đạo tại địa phương, đơn vị; có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Quy tắc ửng xử của cán bộ, viên chức trong sự nghiệp y tế số 1175/KH-BYT ngày 10/11/2008, tiếp tục thực hiện kế hoạch Kế hoạch 804/KH-BYT ngày 18/9/2012 tuyên truyền nhân điểm về thực hiện Quy tắc ứng xử, nâng cao y đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhằm nâng cao nhận thức về y đức trong ngành, tác giả xin đưa ra một số giải pháp để thực hiện nâng cao nhận thức về y đức cho đội ngũ cán bộ thầy thuốc sau những vụ việc ngành y xảy ra trong năm 2017, 2018 vừa qua như sau:

Thứ nhất là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Quy tắc ứng xử cho toàn thể cán bộ, viên chức trong sự nghiệp y tế từ Trung ương đến địa phương, học sinh, sinh viên các trường y dược trên cả nước; xây dựng chuyên trang, chuyên mục Người tốt việc tốt trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, các báo, tạp chí, bản tin trong ngành y tế để tuyên truyền rộng rãi đội ngũ cán bộ thầy

thuốc học tập và noi gương điển hình tiên tiến trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và tận tụy phục vụ người bệnh.

Thứ hai là phát động phong trào thi đua triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử trong các đơn vị sự nghiệp y tế từ trung ương đến địa phương; ban hành kế hoạch hướng dẫn thi đua và đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quy tắc ứng xử tại đơn vị, gắn với việc bình xét thi đua, khen thưởng của đơn vị.

Thứ ba là cần đẩy mạnh tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền thông qua các hội thi chuyên môn, hội diễn nghệ thuật trong toàn ngành, tị các đơn vị trực thuộc và thuộc Bộ...

Thứ tư cần tăng cường tổ chức tập huấn thực hiện Thông tư 09/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014 của Bộ trưởng quy định Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc, Chị thị số 03/CT-BYT ngày 01/04/2013 về tăng cường các giải pháp thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám chữa bệnh. Cụ thể, về kỹ năng giao tiếp, ứng xử để thực hiện các tiêu chí (lời nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, hành động thân thiện...).

Thứ năm đôn đốc tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử, báo cáo trong giao ban hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm tại các đơn vị sự nghiệp y tế, đánh giá chất lượng phục vụ người dân qua dịch vụ cơng trong cải cách hành chính là một tiêu chí quan trọng xây dựng chất lượng đơn vị, báo cáo về Nan Bảo vệ chính trị nội bộ của Bộ Y tế.

Thứ sáu là cần tổ chức triển khai thực hiện điểm ở một số đơn vị, xây dựng mơ hình điểm về thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp để nhân rộng ra các đơn vị khác trong ngành.

Thứ bảy là niêm yết cơng khai những nội dung chính của Quy tắc ứng xử: Các điều của quy tắc ứng xử, nội dung các Tiêu chí, Quy định chế tài

thưởng phạt, khẩu hiệu tuyên truyền... tại khu vực khoa/phòng, tại những nơi dễ nhìn thấy, nơi nhiều người qua lại, phù hợp với từng loại hình đơn vị sự nghiệp y tế, để nhân dân giám sát, nhằm nhắc nhở đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ thầy thuốc y tế tại đơn vị sự nghiệp y tế, các cơ sở khám chữa bệnh...

Thứ tám là xây dựng tiêu chí đánh giá và bình, xét danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm phải có tiêu chí về kết quả triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử; Cơng đồn, đồn thanh niên, các tổ chức quần chúng trong các đơn vị là lực lượng nịng cốt, xung kích trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử.

3.2.1.3. Thành lập các câu lạc bộ nhà báo viết về y tế, tăng cường mở các lớp đào tạo nhà báo chuyên viết về y tế

Các cơ quan quản lý nhà nước về y tế của của Trung ương cần lập các hội hoặc câu lạc bộ nghề nghiệp để các nhà báo y tế có cơ hội được giao lưu, nắm bắt thông tin đầy đủ về các hoạt động của ngành y tế. Các câu lạc bộ nghề nghiệp có vai trị quan trọng trong việc chuyển tải thông tin, cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với phóng viên các báo. Về vai trị của câu lạc bộ nhà báo y tế, Thầy thuốc nhân dân Đặng Quốc Việt cho biết: “Câu lạc bộ

nhà báo y tế giúp cung cấp thơng tin chính thống của ngành y tế, triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thơng trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Câu lạc bộ tạo môi trường thân thiện, năng động để các hội viện có điều kiện tác nghiệp, tạo ra diễn đàn để các cán bộ y tế trên địa bàn cả nước và phóng viên, nhà báo thuộc các cơ quan báo chí trung ương và địa phương được chia sẻ thông tin một cách cởi mở, bình đẳng nhằm đưa đến cơng chúng những thơng tin, thơng điệp về y tế chính xác và kịp thời, có độ tin cậy cao” (PVS, PL2).

Nhận thức điều này, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương đã thành lập Câu lạc bộ báo chí truyền thơng y tế. Hội viên câu lạc bộ là những báo viết về y tế của báo in Trung ương hoặc Hà Nội đóng trên địa bàn thủ đô. Câu lạc bộ mới đi vào hoạt động từ tháng 4/2019. Hiện tại, nhiều đơn

vị trực thuộc Bộ Y tế đã thành lập các câu lạc bộ báo chí: Câu lạc bộ nhà báo viết về HIV/AIDS, Câu lạc bộ nhà báo viết về dân số, Câu lạc bộ nhà báo viết về vệ sinh an toàn thực phẩm...

Các cơ quan quản lý nhà nước về y tế của trung ương cần tăng cường tố chức các khóa học tập huấn, cung cấp thơng tin cho phép phóng viên viết về y tế, đưa các phóng viên đi thực tế cơ sở nhằm nắm bắt các thông tin, phản ánh hiệu quả trên mặt báo. Theo Nhà báo Lê Nga báo VnExpress chia sẻ: “Để

giúp phóng viên có kiến thức y khoa chuyên sâu, các cơ quan chuyên môn cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền về ngành y tế” (PVS, PL2).

Các cơ quan y tế cần đa dạng các kênh thông tin trong việc đăng tải các thông tin, thông điệp truyền thông của ngành và trong việc giao lưu với nhà báo và công chúng. Việc cung cấp thông tin không nhất thiết phải tổ chức cuộc họp mời phóng viên đến, mà cư quan y tees cịn có thể thực hiện bằng nhiều cách như gửi tài liệu thông qua bộ phận truyền thông của cơ quan. Các cơ quan y tế cần chú trọng kênh giao tiếp thông tin qua mạng internet, mạng xã hội...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)