Một số thành công và nguyên nhân thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 103 - 153)

7. Bố cục luận văn

3.1. Đánh giá thành công, hạn chế của báo chí Bắc Ninh trong cơng tác bảo

3.1.1 Một số thành công và nguyên nhân thành công

Báo chí ln là người đi đầu, hướng dẫn dư luận xã hội. Một xã hội văn minh, công bằng và phát triển là mục tiêu mà toàn Đảng, toàn dân ta cùng chung lịng, góp sức vươn tới. Trên bước đường hiện đại hóa, khơng thể bỏ qua vốn văn hóa truyền thống của đất nước: Văn hóa dân tộc – Văn hóa Quan họ. Truyền thơng cho di sản văn hóa nói chung và dân ca Quan họ nói riêng là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với các cơ quan báo chí. Với tư cách là cơ quan tuyên truyền của các tổ chức Đảng, đồn thể, các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan báo chí nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước và có nhiệm vụ là “phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền”

(Luật Di sản). Những biện pháp mà các cơ quan báo chí góp tay cho cơng cuộc truyền thơng cho dân ca Quan họ là việc phản ánh, giới thiệu về loại hình này đến đơng đảo cơng chúng yêu nghệ thuật, yêu văn hóa dân tộc trên cả nước. Nhìn chung, ưu điểm của các báo và tạp chí mà luận văn này khảo sát được thể hiện ở mấy điểm sau:

+ Phần lớn các bài viết đều giới thiệu khá rõ và đầy đủ về loại hình dân ca Quan họ từ nguồn gốc, đặc điểm, cách diễn xướng.

+ Nội dung đề cập đến nhiều vấn đề trong công tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ. Bên cạnh việc giới thiệu khá chi tiết, tỉ mỉ về các

Làng và các liền anh, liền chị Quan họ thì ưu điểm lớn nhất của các tờ báo và tạp chí nói trên là đã đi vào 2 hướng chính: Đưa ra những nguy cơ mai một, thất truyền của dân ca Quan họ cùng với đó là những nỗ lực của các cấp, các ngành ở Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung trong cơng cuộc bảo tồn và phát huy loại hình dân ca này.

+ Q trình truyền thơng về dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được các nhà báo lựa chọn và bám sát những sự kiện thời sự: Việc thành lập các câu lạc bộ, tổ chức hội thảo khoa học và đặc biệt là các nhà báo thường phản ánh vào dịp trước, trong và sau khi diễn ra Hội Lim trên quê hương Quan họ.

+ Bước đầu, báo chí Bắc Ninh đã đưa ra được những giải pháp và kiến nghị cho q trình truyền thơng về dân ca Quan họ được tốt hơn, góp phần phát hiện, đề xuất những ý tưởng, những giải pháp có hiệu quả cho cơng cuộc bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ.

+ Cách viết, cách thể hiện của báo chí địa phương đã sử dụng nhiều thể loại khác nhau như: Tin, bài phản ánh, phóng sự, ghi chép, bài nghiên cứu…đóng góp tiếng nói của mình một cách phong phú nhất để truyền thơng cho dân ca Quan họ trở thành di sản dăn hóa dhi vật thể của thế giới

Sự lao động bền bỉ, đầy sáng tạo, không mệt mỏi của người làm báo đã đem đến bạn đọc lượng thơng tin khổng lồ về văn hóa dân tộc – văn hóa Quan họ, giúp nhân dân định hướng cho việc lựa chọn thơng tin văn hóa bổ ích cho chính mình.

3.1.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế

+ Đại bộ phận các bài báo phản ánh về dân ca Quan họ mới chỉ dừng ở việc nêu ra vấn đề như: Nguồn gốc, xuất xứ, ý nghĩa mà chưa có sự phân tích, so sánh, đối chiếu nó trong mối quan hệ với các loại hình dân ca khác. Khi đưa ra những thành tựu hay hạn chế cũng chưa có được sự phân tích về

ngun nhân cụ thể của những thành tựu hay hạn chế, điều này cũng gây khơng ít khó khăn trong q trình tiếp nhận thơng tin của độc giả.

+ Số lượng bài phản ánh về công tác tuyên truyền cho dân ca Quan họ là quá ít, chứng tỏ rằng, cơng tác tun truyền của báo chí cho dân ca Quan họ còn chưa đầy đủ, chi tiết, điều này chưa phát huy tối đa yếu tố bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ Bắc Ninh.

+ Nội dung các bài viết về dân ca Quan họ thường đơn giản, giống nhau và khơng hấp dẫn người đọc, chưa thể hiện được tính sáng tạo, bố trí chưa khoa học, cịn dập khn và “nhạt nhẽo” trong các tin, bài là điều hoàn tồn dễ hiểu và dễ cảm thơng.

+ Các thể loại được sử dụng trong các tin, bài mới chỉ dừng lại ở các thể loại thông thường. Phần lớn các bài viết được viết theo thể loại phản ánh hay tin. Các thể loại khác nhau như phóng sự, ghi chép là những thể loại có thể mạnh trong cơng tác truyền thơng thì lại ít được sử dụng. Cịn những thể loại như điều tra, phân tích, so sánh thì gần như chưa từng được sử dụng.

+ Ở đây, chúng tôi muốn đề cập thêm về nhược điểm nữa về nội dung phản ánh, đó là các tác phẩm này thể hiện nội dung chưa tồn diện mà cịn tản mạn, rời rạc, nhạt nhịa, khơng có chiều sâu, khơng khiến cho độc giả cảm nhận được đây là một niềm tự hào và là sự kiện quan trọng của văn hóa dân tộc.

+ Quá trình truyền thơng về dân ca Quan họ còn rời rạc, thiếu hệ thống, không theo một khuôn khổ nhất định nào. Ví dụ: Nhà báo này thích viết về gương một diễn viên đoàn Quan họ, cũng đăng. Lâu lâu lại có bài của nhà nghiên cứu viết về Quan họ, ban biên tập báo cũng duyệt. Có thời kỳ cả 1 tháng, báo Bắc Ninh chẳng hề đề cập gì đến Quan họ. Các bài báo chỉ chú trọng đến khía cạnh khen, rất tiết kiệm lời khuyên và cũng không

chỉ rõ cho công chúng nhiệm vụ phải bảo tồn văn hóa Quan họ. Vì vậy, trong tương lai, báo chí cần phải truyền thơng rõ ràng, cụ thể hơn nữa mục đích cần đạt tới.

+ Trong thời gian luận văn khảo sát, báo chí Bắc Ninh đưa thơng tin về dân ca Quan họ chủ yếu theo sự kiện diễn ra. Nếu chỉ tuyên truyền thơng để đạt được mục đích trước mắt đủ theo sự kiện và hoàn thành định mức giao, khơng sớm thì muộn dân ca Quan họ cũng sẽ bị rơi vào lãng quên.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí trong cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ

3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới cơng tác thông tin, tuyên truyền

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, văn hố Việt Nam có cơ hội giao lưu với tất cả các nền văn hố của thế giới, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc. Do vậy, nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế và việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay.

Ai đó đã từng nói, văn hóa, nó như cái chứng minh thư, thẻ căn cước của mỗi người; thơng qua đó để chúng ta nhận biết họ là ai, người ở đâu, dân tộc quốc gia nào. Vì thế, hội nhập quốc tế về văn hóa là cần thiết, song phải giữ được bản chất văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam mới là điều cốt lõi trong hội nhập quốc tế về văn hóa.

Việc cần làm trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ, trước tiền cần phải tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội đối với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, trong đó có giá trị dân ca Quan họ.

Việc tuyên truyền tập trung vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng nói chung, Nghị quyết Trung ương Đảng nói chung, Nghị quyết

Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng, gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tuyên truyền Luật Di sản văn hóa rộng rãi trong nhân dân làm cho chích sách của Đảng, Pháp Luật của Nhà nước và những giá trị truyền thống văn hóa thấm sâu vào mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất to lớn thực hiện những nhiệm vụ to lớn để xây dựng, phát triển đất nước, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ, phát huy di sản văn hóa dân tộc cũng như di sản văn hóa dân ca Quan họ.

Dân ca Quan họ là loại hình dân ca độc đáo, một tổ chức sinh hoạt văn hóa tinh thần của quần chúng nhân dân lao động, có sự lựa chọn, gọt giũa kỹ càng về nhiều mặt, được trau dồi, cơng phu về nghệ thuật, có kỷ luật chặt chẽ về sinh hoạt, cho nên nó cần được tổ chức truyền dạy, phổ biến tốt trong xã hội đương đại thì mới bảo tồn phát huy giá trị tích cực được.

Loại hình dân ca Quan họ rất độc đáo, nhưng nó cũng tiếp thu mạnh dạn, rộng rãi một số loại hình dân ca khác một cách có sáng tạo để ngày càng được bổ sung, nâng cao về mọi mặt. Do vậy trong xã hội đương đại, việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa quan họ trong khâu tổ chức truyền dạy, giáo dục, phổ biến, chúng ta cần phải quan tâm học tập, phát huy hơn nữa vấn đề này.

Hát Quan họ là hát dân ca tương đối khó về kỹ thuật (đặc biệt là hát theo lối cổ), làn điệu rất phong phú, chặt chẽ, nếu không tổ chức truyền dạy tốt thì ca hát Quan họ trong xã hội đương đại sẽ khó bảo tồn được lối hát truyền thống mà cha ông ta từ xưa đã trau dồi. Mặt khác trong xã hội đương đại số người chơi quan họ khơng đơng lắm vì nhịp sống xã hội hiện nay mang tính chất cơng nghiệp cao, thời gian tổ chức hội hè, đình đám khơng có điều kiện kéo dài như xưa (tháng giêng là tháng ăn chơi…); lớp trẻ đa phần cịn tập trung vào việc học hành, cơng tác – lại bị chi phối bởi ca nhạc mới và nhiều hình thức, phương tiện hiện đại khác; cho nên ngày

này chúng ta lại càng phải truyền dạy, giáo dục, phổ biến một cách tổ chức chặt chẽ, khoa học, chứ không chỉ cho lớp trẻ đi theo các liền anh, liền chị của từng làng mà học dần thông qua thực tế ( hội các làng) như xưa được. Cần nâng cao nhận thức cho lớp trẻ hiện nay về việc giữ gìn, nâng cao phát triển quan họ, từ đó có những biện pháp, kế hoạch cụ thẻ cho cơng tác này thì mới bảo tồn và phát huy dân ca quan họ tốt hơn được. Đồng thời đẩy mạnh công tác tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, ghi chép bảo tồn tiếng hát, lối chơi của các liền anh, liền chị tiêu biểu ở các làng quan họ gốc từ xưa đến nay.

Trong công tác truyền dạy, giáo dục, phổ biến – sinh hoạt ca hát quan họ trong xã hội hiện nay, vai trò của Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh, trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Bắc Ninh, Trung tâm văn hóa Thơng tin Bắc Ninh rất quan trọng, góp phần to lớn trong việc truyền dạy có tổ chức dân ca quan họ cho thế hệ tương lai.

Trường Trung cấp văn hóa Nghệ thuật Bắc Ninh cần củng cố đầu tư hơn nữa về hệ thống giảng dạy những bộ môn cần thiết cho các học viên Quan họ, trong đó đặc biệt chú ý đến việc phổ cập âm nhạc và những vấn đề khác. Ngoài những giáo viên quan họ của trường, cần huy động các nghệ nhân quan họ từ những làng quan họ gốc trong tỉnh đến trường giúp cho công việc truyền dạy quan họ đối với học sinh, sinh viên.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh trong xã hội đương đại cần hết sức chú trọng đẩy mạnh việc tuyên truyền về giá trị tiêu biểu của loại hình di sản văn hóa phi vật thể độc đáo này, làm cho mọi người dân Bắc Ninh ( và rộng hơn) thích nghe các làn điệu dân ca khác, thích xem truyền hình, đọc báo…vừa vẫn thích nghe và hát say mê dân ca Quan họ.

Báo chí là tiếng nói của Đảng, đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Báo chí là người đi đầu, hướng dẫn dư luận, định hướng cho dư luận xã

hội. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí trong q trình truyền thơng cho dân ca Quan họ là rất nặng nề. Và có lẽ, chức năng giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ của báo chí là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nó góp phần hình thành nhân cách, đạo đức, văn hóa của con người trong thời đại mới. Trước xu thế hội nhập và sự phát triển của công cuộc đổi mới đất nước, yêu cầu bảo vệ di sản văn hóa trong đó có dân ca Quan họ được đặt ra hết sức cấp bách. Báo chí phải phát huy hơn nữa vai trị của mình để bảo vệ di sản văn hóa, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa.

Cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua hệ thống báo chí trong cả nước đang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng, củng cố đường lối của Đảng, phát triển kinh tế đất nước và hoàn thiện hơn trong lĩnh vực văn hoá xã hội.

Khi nền kinh tế càng phát triển thì báo chí nước ta cũng không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn. Báo chí nước ta đang ngày càng bám sát đời sống xã hội, thơng tin nhanh chóng các tin tức sự kiện, đường lối chính sách của Đảng và Chính Phủ tới quần chúng, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Xuất phát từ tầm quan trọng của báo chí, tồn bộ hệ thống chính trị tỉnh Bắc Ninh cần tuyên truyền sâu rộng đến toàn xã hội về vai trị của báo chí, tạo điều kiện hơn nữa để các cơ quan báo chí hồn thành tốt sứ mệnh của mình.

Trên mặt trận văn hố tư tưởng nói chung và trong cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Quan họ nói riêng báo chí Bắc Ninh là cơng cụ chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh giúp cơng bố các chính sách, chủ trương, đường lối, kế hoạch định hướng cho công tác bảo tồn dân ca

Quan họ Bắc Ninh qua các giai đoạn. Đồng thời, báo chí cũng là kênh thơng tin phản biện xã hội, là cầu nối để nhân dân gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình với cơ quan nhà nước các cấp.

Trong những năm qua cùng với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, báo chí trong đời sống xã hội nói chung và trong việc tuyên truyền phổ biến dân ca Quan họ nói riêng đã tạo ra rất nhiều thành tựu to lớn. Các cuộc thi báo chí viết về dân ca Quan họ Bắc Ninh đã liên tiếp được tổ chức qua các năm, các chương trình truyền hình, phóng sự về dân ca Quan họ đã được tổ chức xây dựng đầu tư công phu về số lượng và chất lượng đem đến cho khán giả những món ăn tinh thần vơ cùng q báu và hơn hết ý nghĩa sâu xa trong các tác phẩm báo chí đó cịn góp phần ni dưỡng các giá trị của dân ca làm cho dân ca Quan họ Bắc Ninh có một sức sống trường tồn và lan toả qua nhiều thế hệ.

Khi cả xã hội đã nhận thức được vai trị của báo chí trong vịêc tun truyền, ni dưỡng các giá trị của dân ca Quan họ Bắc Ninh thì mỗi người dân cũng có thể trở thành nhà báo, họ viết cho chính họ và viết cho thế hệ mai sau.

Qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng, ở mỗi địa phương, bằng các hình thức khác nhau chúng ta tuyên truyền về vai trò của báo chí để từ đó báo chí có những cách tiếp cận dễ dàng hơn, chân thực hơn trong việc lưu giữ các giá trị quý báu của dân ca Quan họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 103 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)