Các làng Quan họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 69 - 72)

7. Bố cục luận văn

2.3. Những nội dung chính được thể hiện

2.3.2. Các làng Quan họ

Trong thời gian khảo sát 02 năm, với khoảng gần chục tin, bài viết về các làng Quan họ Bắc Ninh, độc giả có thể hiểu được: Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần… Trong số các lễ hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất. Làng thường phải có ít nhất một bọn Quan họ nam và một bọn Quan họ nữ. Một phương thức hoạt động quan trọng của các bọn Quan họ là phục vụ các sinh hoạt tín ngưỡng của làng, chẳng hạn như ca trong lễ cầu đảo ở Viêm Xá, ca trong buổi lấy nước tắm phật ở Châm Khê, ca trong buổi tế thần, rước thần Thành hoàng trong dịp “vào đám” mùa thu ở các làng Quan họ…Trong những dịp ấy, quy định của tất

cả mọi nơi là không được mời Quan họ nơi khác đến, nhưng vẫn phải ca đối đáp nam nữ. Chính vì thế địi hỏi mỗi làng phải có ít nhất một bọn Quan họ nam, một bọn Quan họ nữ. Thực tế cho thấy ở mỗi làng Quan họ thường có nhiều bọn Quan họ như ở Viêm Xá có 5 bọn Quan họ nam, 5 bọn Quan họ nữ; ở Lũng Giang có 4 bọn Quan họ nam, 4 bọn Quan họ nữ….

Các bọn Quan họ của làng phải kết bạn với các bọn Quan họ của làng khác theo nguyên tắc bọn Quan họ nam làng này kết bạn với bọn Quan họ nữ làng kia. Xưa, chỉ những bọn Quan họ kết bạn với nhau thì mới “chơi Quan họ” với nhau một cách thường xuyên để tạo ra sinh hoạt Văn hoá Quan họ. Các nghệ nhân kể rằng: Ngày xưa, những bọn Quan họ không kết bạn với nhau mà ca với nhau, dù là vẫn hát những bài Quan họ, song cũng chỉ được gọi là “Hát ghẹo”. Chính vì thế, bất kỳ bọn Quan họ nào muốn hoạt động được thì phải kết bạn với một bọn Quan họ ở làng khác. Các nhà nghiên cứu đã đi điều tra điền dã các làng xóm và đã xác định được 49 làng có sinh hoạt Văn hố Quan họ, gọi là 49 làng Quan họ.

Theo địa bàn hành chính hiện nay, Bắc Ninh có 44 làng Quan họ, Bắc Giang có 5 làng Quan họ. Và các nhà báo cũng đã dựa trên nghiên cứu này để đến từng làng quê Quan họ và viết về nơi đó.

Trong bài viết về “Làng Viêm Xá” nhạc sỹ Đức Miêng đã khẳng định: “…Viêm Xá là một làng Quan họ cổ, cổ tới mức đi vào truyền thuyết nhưng không huyền thoại. Nơi đây nhân dân trong vùng tôn vinh là đất tổ - thủy tổ của dân ca Quan họ. Từ khái niệm trên, thủy tổ cịn được hiểu là cái nơi, cái gốc của Quan họ Bắc Ninh; và Viêm Xá luôn xứng đáng nhận vinh dự lớn lao ấy….Quan họ làng Viêm Xá có nhiều thế hệ ca hát, nhiều BỌN Quan họ đi kết bạn với các làng trong vùng; tiêu biểu bền chặt là mối kết bạn truyền đời với làng Hoài Thị huyện Tiên Du…”

Cũng vẫn là những bài viết về làng Quan họ, nhưng bên cạnh những bài viết về làng Quan họ cổ, các tác giả còn quan tâm đề cập đến những làng Quan họ xưa thì cổ nhưng nay đã phát triển thành làng Quan họ MỚI, “Làng Bùi Xá” “…Tuy không lạ nhưng nhiều làng Quan họ bờ bên này hơi bất ngời khi làng Bùi Xá xây dựng và phát triển thành làng Quan họ mới. Mới có nghĩa là dăm ba năm trở lại đây, năm nào Bùi Xá cũng đăng ký tham gia các hội diễn, hội thi, và liên hoan Quan họ cấp huyện, cấp tỉnh. Kết quả cũng không đến nỗi quá thua chị kém em trong đại gia đình Quan họ…”

Viết về sự nối truyền trong các làng Quan họ, nhạc sỹ Đức Miêng trong bài: “Làng Thị Cầu” đã chia sẻ: “… Do có nhiều thế hệ Quan họ nối truyền – Thị Cầu ln trình làng Quan họ những người hát giỏi. Ví dụ hai nghệ nhân: Bà Khuê – Bà Lựu (đã ở tuổi trên dưới 80 ) hát bài THẬP CUNG thì hiếm ai sánh kịp. Những năm gần đây, tại các hội thi, gặp trai Thi Cầu hát đối đáp nhiều làng ngại là vì thế…Sự nối truyền cịn đáng ghi nhận ở chỗ: Ngay như con gái bà Khuê bây giờ - chị Nội – cũng là người hát tốt…” với Quan họ, sự truyền nối của các nghệ nhân cho thế hệ sau như ngọn lửa không bao giờ tắt, họ hát ru cũng bằng Quan họ, đón lễ hội, ngày mùa cũng bằng Quan họ, dự ngày vu quy cũng bằng Quan họ, có lẽ bởi thế mà cho đến ngày nay, khi đi đâu đó ngay qua các làng Quan họ chúng ta vẫn dễ dàng để được nghe một câu Quan họ đặc trưng của từng làng. Những năm gần đây, với chủ trương bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống của dân tộc, Quan họ Bịu Sim lại hưng thịnh và phát triển. Một nguyên nhân quan trọng là chính quyền xã và thơn quan tâm chăm sóc các nghệ nhân. Một cái tài là chỉ gần 400 chữ mà tác giả đã làm cho người đọc ở Bắc Ninh nhất là các vị lãnh đạo từ xã đến tỉnh thấy rằng, chỉ cần một sự quan tâm chăm sóc tới các nghệ nhân già thì sẽ có các lớp nghệ

nhân trẻ ra đời. Và theo quy luật “tre già măng mọc” chắc chắn Quan họ sẽ trường tồn và phát triển.

Vẫn biết Bắc Ninh là quê hương của Quan họ và luôn khao khát lưu truyền, giữ gìn và bảo tồn Quan họ, nhưng khơng phải vì thế mà bất cứ ngơi làng nào ở đây đều có thể dễ dàng được gọi là làng Quan họ, phân tích bài viết “Làng Ân Phú” chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: “…Thế mới hay, để có được một làng – làng Quan họ cũng phải cơng phu lắm. Ngồi yếu tố tự thân mỗi làng, mỗi người đã đành, còn phải kể đến các công việc đào tạo, gây dựng phong trào. Một làng nhỏ xinh như Ấn Phú, từ chỗ chưa biết hát Quan họ là gì, đến chỗ dám quyết tâm đi thi, đi liên hoan Quan họ cấp tỉnh đủ ba thế hệ và điều đáng quý ở Quan họ Ân Phú là cả làng hiện nay đã có tới 60 người biết hát Quan họ…”

Giữ gìn các làng Quan họ cũng như giữ một mảnh đất để cho Quan họ SỐNG, bởi vậy các phóng viên Báo Bắc Ninh đã tích cực giới thiệu đến độc giả những ngôi làng để Quan họ sống, Quan họ hát và Quan họ nỗ lực lưu truyền, để cơng chúng có được cái nhìn tồn diện, rõ ràng và cụ thể hơn về những mảnh đất sinh ra Quan họ và còn giữ được Quan họ cho đến ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 69 - 72)