Tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Quan họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 44 - 53)

7. Bố cục luận văn

1.2. Dân ca Quan họ Bắc Ninh và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy

1.2.3. Tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Quan họ

giàu chất thơ và chất nhạc khi ca lên, nhưng người ta không thấy việc sử dụng nhạc cụ đệm cho hát Quan họ, “Dân ca Quan họ cũng như các loại dân ca khác của một số dân tộc Việt Nam là sản phẩm của dân. Dân làm, dân hát, dân chơi... Cái chính trong sinh hoạt của hát Quan họ chủ yếu là để trao đổi tâm tình với nhau nên nó khơng nhất thiết phải có phần đệm hay nhạc cụ đệm....”. Chính vì khơng có nhạc đệm khi hát (đối với dân ca Quan họ nói riêng và các loại hình dân ca nói chung) mà trong dân ca Quan họ, người ta thấy hiện tượng từ đệm, từ láy được sử dụng thường xuyên. Việc sử dụng nhiều từ đệm, từ láy chính là cách nâng cấp tính nhạc cho câu hát. Ngồi ra, ca từ Quan họ cũng được thể hiện dưới hình thức thơ lục bát biến thể, song thất lục bát, bốn từ năm từ (theo dạng vè), bảy từ tám từ, hát nói, ca dao. Và ca dao ln giữ vai trị chủ đạo trong ca từ Quan họ.

1.2.3. Tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Quan họ Quan họ

Bất kỳ dân tộc nào, quốc gia nào cũng có nền văn hóa của mình, nhưng được tôn vinh là di sản văn hóa mang tầm vóc đại diện của lồi người khơng hề dễ. Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được UNESSCO công nhân là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Quan họ Bắc

Ninh là sản phẩm văn hóa tinh thần phong phú mang đậm nét bình dân, phổ cập và cả sự uyên bác, hàn lâm. Dân ca Quan họ là trung tâm, là đỉnh cao của đời sống văn hóa, là phương tiện thể hiện văn hóa Quan họ qua lời ca tiếng hát.

Khi xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt, khi dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được UNESSCO công nhân là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các giá trị của dân ca Quan trọ ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, hiện nay do tác động của kinh tế thị trường, sự du nhập các nền văn hóa khác nhau đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa Quan họ. Trong khi các dòng nhạc nhẹ, nhạc ngoại du nhập và phát triển, trở thành trào lưu, Quan họ phải đối mặt với bao sóng gió. Đa số giới trẻ không hát được những ca khúc thuộc hệ thống hát giọng lề lối và giọng ả phiền. Kể cả ca sĩ chuyên nghiệp cũng hiếm người hát được những bài khó nhất của dân ca quan họ với âm điệu trúc trắc, rất độc đáo như Hừ la. Do đó, nhiều bài Quan họ cổ đã bị thất truyền. Quan họ mới có nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng, giúp đông đảo nhân dân trong cả nước và quốc tế biết đến.

Nhiều năm việc truyền dạy đã bị ngắt đoạn. Đội ngũ nghệ nhân ít, tuổi già, sức yếu, lại khơng có người nối nghiệp nên nhiều giọng ca quý, làn điệu hay từ cách đây vài chục năm chỉ còn lữu giữ trong băng từ. Nuôi dưỡng một đội ngũ nghệ sỹ Quan họ chuyên nghiệp phải mất hàng chục năm khổ luyện, trong khi đó trào lưu nhạc trẻ ra đời quá nhiều “sao” (có phần dễ dãi) với cát sê “ngất ngưỡng” đang tấn công mạnh mẽ vào thị trường âm nhạc. Hiện trạng đó đang tác động vào lực lượng nghệ sĩ đang lưu giữ Quan họ với những địi hỏi khắt khe có tính đặc thù.

Ngày nay, dân ca Quan họ đã phát triển và hoàn chỉnh cả về phương diện âm nhạc, lời ca và hình thức trình diễn. Các làn điệu Quan họ ngày càng phong phú hơn và đều có phong cách riêng kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại. Song cũng chính vì thế việc bảo tồn văn hóa bộc lộ nhiều bất cập. Lối hát Quan họ mới được cơng chúng chấp nhận vì dễ học, dễ hát, khơng phải tập luyện nhiều, tiết tấu nhanh, phát âm tiếng đơn rất ít kỹ thuật rền nảy. Quan họ mới thường sử dụng dàn Organ nên không tránh khỏi sự gấp gáp, khô cứng làm mất đi chất mượt mà, thanh cao, bác học vốn có của dân ca Quan họ cổ. Từ nhận thức chưa thấu đáo, khơng ít người làm nhiệm vụ lưu giữ Quan họ xác định chưa đúng mục đích, vừa muốn gìn giữ giá trị cổ truyền, vừa muốn có doanh thu, nên các đồn “Quan họ xung kích”, “Quan họ ngả nón xin tiền” với kiểu hát khác hẳn lối hát canh, có trình tự của các nghệ nhân đã ít nhiều làm biến dạng văn hóa Quan họ.

Chính bởi những yếu tố trên, có thể thấy cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ là thực sự cần thiết, là điều kiện tiên quyết để giúp chúng ta giữ gìn và phát huy được những giá trị của dân ca Quan họ trong cuộc sống đương đại. Đây là một vấn đề rất lớn, tuy không phải quá mới nhưng cũng không cũ bởi việc giữ Quan họ sống trong lịng dân là cơng việc hết sức khó khăn, địi hỏi sự quyết tâm lớn của các cả hệ thống chính trị. Phải coi đó là cơng việc thường xun, liên tục, cần có những biện pháp thiết thực từ các cấp, các ngành, các cơ quan liên quan và ngay cả trong nhận thức của chính người dân, những người say và đam mê Quan họ.

1.3. Vai trị của báo chí Bắc Ninh trong cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ

- Một là, giới thiệu, quảng bá; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của công chúng về những giá trị văn hóa dân ca Quan họ

Trải qua hàng trăm năm với những thăng trầm của lịch sử, dân ca Quan họ đã được cộng đồng người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc khai sinh, nâng niu nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và phát huy để di sản Quan họ trường tồn và tỏa sáng. Dân ca Quan họ trở thành mảng màu lớn, chiếm giữ vai trị chủ đạo trong bức tranh văn hóa Bắc Ninh. Giá trị văn hóa lịch sử và truyền thống văn hiến của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc đều hội tụ và kết tinh trong văn hóa Quan họ. Hàng ngày, hàng giờ, Quan họ phục vụ cho đời sống tinh thần, vật chất của người dân Bắc Ninh, góp phần hình thành, ni dưỡng sự phát triển trong mỗi cá nhân và cộng đồng.

Báo chí là lĩnh vực truyền thơng trực tiếp, có vai trị quan trọng trong nhiệm vụ bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa của cuộc sống, trong đó có dân ca Quan họ, bởi đây là một cơng cụ truyền bá văn hố mang lại hiệu quả cao. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các di sản văn hóa trên các phương tiện thơng tin đại chúng của tỉnh, đã góp phần tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan, đồng thời hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững. Công tác tuyên truyền không chỉ giúp mọi người hiểu được bản sắc lâu đời của dân tộc mà cịn giúp nét văn hố cổ truyền lan rộng, qua đó giáo dục lịng u quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

- Hai là, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và việc thực hiện công tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ

Vai trị của báo chí trong việc thực hiện chức năng truyền thơng Nhà nước là một chuyên đề rất rộng và thực tế đã ghi nhận vai trị quan trọng của báo chí trong vấn đề tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như liên quan đến lĩnh vực dân ca Quan họ đến với mọi tầng lớp nhân dân.

Đảng và Nhà nước ta ln coi truyền thống văn hóa dân tộc là yếu tố "đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong

sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội” (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII) và là "nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước”. Thời gian qua, quan điểm đúng đắn này đã đi sâu vào cuộc sống, phát huy tác dụng, góp phần tạo nên những thành tựu đáng kể tại các địa phương, các ngành, các cấp. Được như vậy một phần là nhờ báo chí đã tích cực phổ biến sâu rộng các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, thường xuyên quảng bá giá trị các di sản văn hóa; phát hiện và cổ vũ mạnh mẽ những việc làm đúng, những tấm gương tốt; đồng thời phê phán những nhận thức lệch lạc, những hiện tượng tiêu cực; góp phần huy động các nguồn lực to lớn của xã hội trong công tác bảo vệ, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc. Tuy vậy, có thể thấy dung lượng và thời lượng dành cho công tác này ở khơng ít cơ quan báo chí cịn quá khiêm tốn. Nhận thức, kiến thức của khơng ít nhà báo về lĩnh vực này cịn rất nơng cạn, phiến diện nên việc biểu dương cũng như phê phán cịn ít hiệu quả, tính chiến đấu chưa cao; một số tờ báo vì chạy theo thương mại mà quên đi trách nhiệm đối với cơng tác khó khăn phức tạp này. Sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc phải là cơng tác của tồn Đảng, tồn dân, tồn xã hội, trong đó đội ngũ báo chí là lực lượng đặc biệt quan trọng.

Báo chí góp phần tun truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với việc thực hiện những chủ trương, pháp luật mới của Đảng và Nhà nước. Thông tin đầy đủ, kịp thời các hoạt động của Trung ương và của tỉnh đối với công tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ. Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức pháp luật và các văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan đến dân ca Quan họ, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc chấp hành pháp luật liên quan đến dân ca Quan họ.

Qua cơng tác tun truyền, báo chí cũng góp phần thẩm định các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương, qua đó, cảnh báo và ngăn chặn những hành vi phi văn hóa, xói mịn giá trị dân ca Quan họ. Trước hết, mỗi cơ quan báo chí đều có sự tham gia cộng tác của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa, họ chính là người sẽ cùng các cơ quan báo chí tham gia và công tác thẩm định, đánh giá các giá trị văn hóa phi vật thể và đưa q trình thẩm định đó đến với cơng chúng, để cơng chúng hiểu và nâng cao giá trị của di sản văn hóa dân ca Quan họ mang lại trong cuộc sống.

- Ba là, phát hiện, tôn vinh những cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp.

Trong đó, báo chí cịn tích cực phát hiện, tuyên truyền các vấn đề bất cập, nảy sinh cần có tiếng nói chung, cái nhìn khách quan, sự ủng hộ, tham gia vào cuộc của các tổ chức đoàn thể để nét đẹp trong văn hóa truyền thống khơng bị mai một dẫn đến mất bản sắc. Không dừng lại đó – báo chí truyền thơng cịn phát hiện ra những việc làm sai trái như lợi dụng di sản văn hóa để trục lợi kinh tế, bất hợp pháp, hay góp phần đưa ra cơng luận những tổ chức cá nhân vi phạm đến di sản văn hóa v..v. Những phát hiện này đã giúp cho cơ quan quản lý nhà nước ra các văn bản thích hợp để làm cho mọi người hiểu hơn những giá trị về di sản, từ đó tạo được những hành lang pháp lý tác động tích cực trong cơng tác bảo tồn phát huy di sản.

- Bốn là phát hiện, biểu dương những mơ hình tốt, cách làm hay và phê phán những hiện tượng lệch lạc làm mất bản sắc của Quan họ.

Báo chí truyền thơng phải là người đồng hành làm cơng tác văn hóa, thực hiện đồng đều cả việc biểu dương những mơ hình tốt, cách làm hay và phê phán những hiện tượng tiêu cực, lệch lạc trên cơ sở xây dựng để văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy theo đúng tinh thần các Nghị quyết của Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong

thời đại hội nhập và phát triển. Nhiệm vụ của báo chí truyền thơng, ngồi tun truyền phải giải thích cho cơng chúng hiểu về những cái hay, cái quý, cái đẹp của di sản văn hóa dân tộc, làm cho người đọc càng yêu, càng quý, càng bảo vệ di sản một cách tự nguyện. Ðiều này địi hỏi người làm cơng tác quảng bá văn hóa nghệ thuật phải có kiến thức về văn hóa một cách sâu rộng thì mới thuyết phục được cơng chúng. Và từ đó cũng thấm được cái hay, biết được cái dở, phân tích được nhiều vấn đề để khuyến khích người dân cùng đồng hành trong cơng tác bảo tồn di sản.

Sức mạnh báo chí truyền thơng rất mạnh và hiệu quả rất cao, nên thông tin phải đúng, phải chính xác. Người làm báo địi hỏi phải có trình độ hiểu biết về văn hóa nghệ thuật; cơ quan quản lý báo chí phải bồi dưỡng đội ngũ làm cơng tác báo chí về văn hóa để các bài viết của họ sắc bén, thuyết phục hơn.

Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nghĩ: Người làm báo muốn làm tốt việc tuyên truyền, quảng bá văn hóa dân tộc, trước hết phải hiểu rõ di sản văn hóa là gì và đâu là cái hồn, cái tinh hoa của di sản ấy. Thứ hai, là phải nói đúng giá trị của di sản văn hóa, tơn vinh đúng những di sản đáng tôn vinh và không làm ngược lại. Thứ ba, là phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của giới báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá giá trị các di sản văn hóa dân tộc. Công bằng và khách quan mà nói, cho đến nay, những đóng góp của báo chí vào việc tun truyền, quảng bá, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là rất đáng ghi nhận. Chính nhờ thơng qua các phương tiện truyền thông đại chúng mà chúng ta ngày một thêm tự hào, yêu mến và quý trọng các di sản văn hóa của dân tộc, cả vật thể và phi vật thể. Điều mong muốn hiện nay là giới báo chí hãy tăng cường hơn nữa trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Báo chí cần cổ vũ, biểu dương những điển hình tốt và phê phán những việc làm sai lệch, cả ở Trung ương, địa phương và cơ sở. Khơng thể vì phát triển kinh tế-xã hội

mà chạy theo thị trường, biến các di sản văn hóa thành đối tượng kinh doanh kiếm lời. Gắn kết với phát triển du lịch khơng có nghĩa là lấy du lịch làm mục đích chính của việc bảo tồn và tơn tạo, làm biến dạng các di sản văn hóa, gây ơ nhiễm mơi trường văn hóa ở các di sản đó.

Tiểu kết

Chương 1 của luận văn đã đi sâu tìm hiểu hệ thống lý thuyết cơ bản áp dụng trong đề tài, các khái niệm liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu.

Vai trị của báo chí đối với cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ trong xã hội đương đại là một cơng việc có ý nghĩa trong cơng cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc và có vai trị hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua công tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ đã có những đóng góp to lớn vào việc phát triển mạnh mẽ các phong trào ca hát quan họ - không những ở những vùng Quan họ gốc mà còn lan tỏa ra các địa bàn khác trong tỉnh.

Dân ca Quan họ luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của báo chí học bởi nó là một lĩnh vực mang ý nghĩa xã hội rộng lớn, ý nghĩa nhân văn sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 44 - 53)