Các nghệ nhân Quan họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 72 - 77)

7. Bố cục luận văn

2.3. Những nội dung chính được thể hiện

2.3.3. Các nghệ nhân Quan họ

Trở lại vấn đề truyền thông cho di sản Quan họ, ông Lê Danh Khiêm –Trưởng ban sưu tầm văn hóa Quan họ cho rằng “Vấn đề cốt tử của bảo tồn Quan họ chính là nghệ nhân bởi chính họ chứ khơng ai khác mới có khả năng truyền dạy lại theo đúng cách truyền của người xưa. Cây muốn sống phải chăm từ gốc, muốn việc bảo tồn bền vững thì phải chăm lo từ gia đình. Các cụ thời xưa ru con cũng bằng Quan họ, thế nên Quan họ cứ tự nhiên ngấm dần vào máu thịt và lan toả mà khơng có bất cứ điều kiện gì. Các cụ ngày xưa hát Quan họ chỉ gói lại trong mấy chữ vang, dền, nền, nảy

là để nói cách hát chứ không phải kỹ thuật hát như nhiều người vẫn nghĩ...”. Điều đó có nghĩa rằng, khơng phải bàn cãi thêm về vai trò của nghệ nhân trong việc gìn giữ và truyền dạy vốn văn hố Quan họ, vấn đề là làm thế nào để phát huy được vốn di sản ấy trong xã hội đương đại thì hy vọng rằng danh hiệu nghệ nhân dân ca Quan họ sẽ mở rộng con đường để dân ca Quan họ Bắc Ninh được cơng nhận là di sản văn hố phi vật thể đại diện của nhân loại. Cùng với các cơ quan, ban, ngành của tỉnh tham gia vào chiến dịch bảo tồn và phát huy giá trị Dân ca Quan họ, báo chí Bắc Ninh ngồi việc đưa thơng tin, tuyên truyền các làng Quan họ còn quan tâm và đầu tư loạt tin, bài về các nghệ nhân Quan họ. Trung bình mỗi năm có chục bài viết về nghệ nhân Quan họ theo từng cách viết khác nhau nhưng tựu chung lại, nội dung mà các nhà báo muốn truyền thông khi viết về nghệ nhân Quan họ là sự tình yêu và hăng say Quan họ, là nỗ lực truyền dạy để bảo tồn Quan họ.

Xúc động nhất trong số các bài viết về nghệ nhân phải nói đến là bài viết về nghệ sĩ Ngô Thị Nhi: “Quan tâm, bồi dưỡng nghệ nhân Quan họ khơng cịn là nguyện vọng mới mẻ của nhiều người "lực bất tòng tâm" ở Bắc Ninh. Nhưng chưa thể "đầu tư sâu" nhằm khai thác, học tập nghệ nhân ở mức độ cao nhất, đồng thời tôn vinh và bồi dưỡng họ một cách thỏa đáng, cũng vẫn là vấn đề "muôn thuở". Giở lại chuyện cũ, người cũ, không khỏi nhiều phen tiếc nuối. Nhìn các nghệ nhân đang góp mặt tích cực trong đời sống quan họ hơm nay, càng thấy chạnh lịng! Có lẽ, bà Ngơ Thị Nhi, 91 tuổi, đến hôm nay là nghệ nhân Quan họ được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, đồng thời là một trong số ít người được "tận dụng" - mời dạy hát cho nhiều khóa quan họ của Trường Trung cấp VHNT tỉnh.

Ngồi dạy ở trường có thù lao theo giờ học, nhiều chục năm qua, bà tình nguyện dạy miễn phí cho nhiều lớp Quan họ từ già đến trẻ trên địa bàn

làng Viêm Xá của mình. Bằng tâm huyết và tình yêu nghề, cụ đã mang lời ca tiếng hát truyền dạy cho bao lớp lớp thế hệ. Cụ cũng chia sẻ “Chỉ thỉnh thoảng cho các em học sinh đi thực tập, về làng thụ giáo các cụ chút ít thơi! Những đợt mở lớp Quan họ cho thanh thiếu niên do ngành VHTT tổ chức, mời các cụ, các ông bà nghệ nhân đến, cũng không được lâu, truyền đạt thường mươi, mười lăm bài. Và dĩ nhiên, dạy ít thì cơng xá cũng... "vầy vậy"! Chết nỗi học tập chả được là bao! Thanh niên các làng giờ cũng hát Quan họ, nhưng thường hát kiểu mới, vừa nhanh vừa lược bớt kỹ thuật, lại có nhạc hiện đại đệm đỡ lời, "ê a ém hơi, nảy hạt" như các cụ thì "phức tạp, lâu la và sốt ruột lắm!". Nhiều khi, các cụ thành "trơ trọi"..., tôn vinh thì chả thấy, ghi nhận cũng chậm chạp, mà cái cơ hội để các cụ thỏa sức truyền giảng cho thế hệ sau, cũng thất thường, ít ỏi... Đành rằng kinh phí phong trào có hạn, rồi là chủ trương ở trên, triển khai ở dưới cũng không thể ngày một ngày hai. Nhưng cứ nghĩ về tình trạng đáng ngại trên kéo dài lại thấy tồi tội! Lại nhớ cụ Nguyễn Thị Khướu - nghệ nhân quan họ làng Ngang Nội, ra đi ở tuổi 106, chưa kịp hưởng những gì gọi là chút ít xứng đáng với cả đời nuôi giữ câu quan họ và truyền dạy cho con cháu. Nghệ nhân danh tiếng Nguyễn Đức Sôi cũng đã lặng lẽ ra đi. Cụ là thầy giáo đầu tiên của Đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh, người góp phần rèn giũa các nghệ sĩ "quan họ chuyên nghiệp" nức tiếng cả nước từ những năm đầu chập chững. Bản thân cụ đã sáng tác đến 40 bài quan họ để chúng ta lưu truyền khắp vùng, trở thành tài sản dân gian. Nhưng có khi bây giờ, nhiều người dù biết bài nào là của cụ, vẫn hồn nhiên "quên" tên tác giả. Đành rằng tác phẩm riêng trở thành tài sản chung là hạnh phúc lớn nhất, nhưng rõ ràng bài hát có tác giả hẳn hoi thì phải được ghi nhận chứ! Nhiều bài hát của cố nghệ nhân Tư La ở Thị Cầu cũng rơi vào hồn cảnh tương tự, và có những cụ khác... cũng thế!

Dẫu sao người đi cũng đã khuất bóng, nhưng nghĩ về những nghệ nhân cao tuổi hiện nay ở Kinh Bắc thì lại thấy băn khoăn. Nhạc sĩ Đức Miêng than thở: “Giờ chỉ còn vài chục cụ thơi! Khơng nhanh thì chẳng mấy nữa, các cụ mang đi theo bao nhiêu điều đặc sắc!”

Mặc dù thực tại là thế, nhưng trong những bài viết về các nghệ nhân Quan họ, chúng ta vẫn cảm nhận được từ các nghệ nhân tình u vơ bờ với Quan họ, dẫu thực tại có nhiều phiền muộn nhưng khi được hỏi về cái duyên với Quan họ, cụ Hai Đắc trong bài viết “Anh Hai Đắc” của nhạc sỹ Đức Miêng say sưa chia sẻ: “…Vì tơi làm thợ nể, xong nơi này lại sang nơi khác, làng nào có Quan họ là tơi học, nên tơi biết khá nhiều, gần như làng Quan họ nào tôi cũng đến, cũng làm thợ. Nói thật, bấy giờ chúng tơi ham lắm, say mê lắm; chẳng hạn các chị ở làng bạn đến làng mình có cơi trầu hẳn hoi, mời mọc tử tế; thế là nghỉ làm thợ hai, ba hôm đi hát cái đã; mà tồn là đi bộ chứ khơng có xe đạp xe máy như bây giờ. Có hơm, nói thật với Quan họ, là vừa đi đường vừa ngủ gật…” trong cách nói của cụ Hai Đắc, thì Quan họ khơng cịn đơn thuần là những làn điệu vang rền nền nẩy nữa, mà tự các nghệ nhân đã coi Quan họ là NGƯỜI BẠN trong từng cách nói chuyện… “nói thật với Quan họ”

Bên cạnh các bài viết những nghệ nhân Quan họ ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, các nhà báo cũng đặt bên cạnh họ những nghệ nhân Quan họ trẻ say Quan họ, gắng sức bảo tồn Quan họ và cũng đã được đơng đảo cơng chúng biết đến. Đó là các bài viết về: Chị Thúy Hường, Chị Thúy Cải…

Trong bài viết “Chị Thúy Hường” bản thân nghệ sỹ chia sẻ: “Là NSƯT hay NSND thì Thúy Hường vẫn chỉ cảm thấy mình là một liền chị Quan họ mà thơi. Tình u Quan họ trong Hường như một ngọn lửa không bao giờ tắt. Lúc nào mình cũng cảm thấy cịn phải phấn đấu rất nhiều cho dân ca Quan họ Bắc Ninh. Mang theo mình danh hiệu nghệ sỹ Quan họ thì

Thúy Hường cũng hiểu rằng, trách nhiệm của mình bây giờ sẽ càng lớn hơn nữa vì đây là bước khởi đầu của một chặng đường mới để tiếp tục sự nghiệp gìn giữ, bảo tồn, phát huy và truyền bá dân ca Quan họ. Thúy Hường xin hứa, Thúy Hường nguyện sẽ làm hết sức mình để tiếp tục đóng góp một phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát triển Dân ca Quan họ Bắc Ninh.”

Đã có số ít nghệ nhân Quan họ được vinh danh, phong tặng danh hiệu này khác, nhưng có lẽ chả thấm thía vào đâu. Bà Ngô Thị Nhi tâm sự: Giá các nghệ nhân có chút chế độ như khám chữa bệnh chẳng hạn... Và nên có nguồn kinh phí để tổ chức nhiều lớp quan họ theo lề lối, bài bản, mời các nghệ nhân đến dạy và động viên các cụ chu đáo hơn. Nhạc sĩ Đức Miêng sau hàng loạt các bài viết về nghệ nhân Quan họ khẳng định: Công tác điền dã, sưu tầm cần tiến hành thường xuyên. Khai thác, tìm hiểu từ các nghệ nhân lâu nay, chưa thể nào hết được! Vì nó cịn phụ thuộc vào sức khỏe, trí nhớ của nghệ nhân. Vì vậy, phải thống kê các nghệ nhân thật chính xác và thực hiện sớm! Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, cần lập dữ liệu nghệ nhân, quay phim, ghi âm... thật kỹ về các cụ và trả tiền một lần thật xứng đáng! Đồng thời, lập dữ liệu được cụ nào thì cấp Bằng ghi nhận cơng lao đóng góp cho cụ đó. Đây sẽ là một động lực đáng kể, khuyến khích các nghệ nhân tham gia cộng tác, cung cấp vốn liếng cho các nhà khoa học, cho ngành văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Với trên chục bài viết về các nghệ nhân Quan họ xưa và nay, chúng tơi thiết nghĩ có lẽ chỉ có báo chí Bắc Ninh mới đủ sức, lực và tâm để viết về đề tài này một cách dài hơi như thế! Những bài viết như “Những nghệ nhân ưu tú đầu tiên của Bắc Ninh”, “Chính sách đãi ngộ nhệ nhân – một ứng xử nhân văn”… được viết trên cơ quan báo chí địa phương cũng đã góp phần cơng sức vào việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ. Tại những bài viết này, các tác giả phần muốn giới thiệu để bạn đọc biết và vẫn

có chút nhớ đến các nghệ nhân Quan họ, mặt khác là để cho độc giả thấy được tình yêu và sự say mê của các nghệ nhân với loại hình văn hóa này, nhưng có lẽ mục địch cao cả hơn nữa mà các nhà báo muốn thể hiện trên các trang viết của mình là thức tỉnh trong bạn đọc một tình yêu và trân trọng dành cho các nghệ nhân, vì chính họ chứ khơng ai khác đang là người chỉ bằng tình yêu của mình để giữ gìn cho cả nhân loại một di sản văn hóa phi vật thế quý giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)