Đặc điểm của dân ca Quan họ được phản ánh trên báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 77 - 84)

7. Bố cục luận văn

2.3. Những nội dung chính được thể hiện

2.3.4. Đặc điểm của dân ca Quan họ được phản ánh trên báo chí

Bắc Ninh

Ngay từ trước khi Quan họ Bắc Ninh được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cơ quan báo chí Bắc Ninh đã xác định được trách nhiệm của mình là cơ quan thơng tin đại chúng của tỉnh, nơi đang “sở hữu” dân ca Quan họ. Chính vì thế, báo chí địa phương có nhiệm vụ đẩy mạnh tuyên truyền để bạn bè trong nước và quốc tế biết đến Quan họ, hiểu Quan họ và “cảm” Quan họ. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong quá trình đề cử cho dân ca Quan họ, báo chí Bắc Ninh đã xây dựng một kế hoạch truyền thông dài hơn theo từng thời kỳ: Bắt đầu cho giai đoạn này là các bài viết về công cuộc chuẩn bị hồ sơ cho dân ca Quan họ, là những thuận lợi, khó khăn trong q trình xây dựng hồ sơ, là các bài viết phản ánh về những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình bảo tồn dân ca Quan họ….sau đó là sự ra đời của các chuyên mục.

Không chỉ nhiều về số lượng, mỗi bài viết trên báo Bắc Ninh, mỗi tin, bài, chương trình phát trên Đài Phát thanh – Truyền hình đều khơng ngừng có sự đổi mới trong hình thức thể hiện, phong phú nội dung, đề cập đến những vấn đề khác nhau về văn hóa Quan họ: từ việc giới thiệu nét đẹp truyền thống, lối chơi Quan họ, tục kết chạ, tục kết bạn, trang phục, văn

hóa ứng xử, văn hóa lễ hội, hát đối đáp, sinh hoạt văn hóa ở các làng Quan họ gốc; sự xuất hiện, hoạt động tích cực của các tổ, đội, nhóm, CLB Quan họ; khẳng định giá trị và sức lan tỏa của văn hóa Quan họ trong cộng đồng với sự ra đời của hàng trăm làng Quan họ thực hành; các hoạt động giao lưu quảng bá Quan họ trong và ngoài nước; kịp thời nêu gương những nghệ nhân, nghệ sỹ, những nhà nghiên cứu gắn bó, tâm huyết, có nhiều đóng góp bảo tồn, phát triển dân ca Quan họ… Cho đến những phóng sự, các bài phỏng vấn lãnh đạo tỉnh, ngành về chương trình, giải pháp, chính sách bảo tồn, phát huy giá trị của di sản. Bên cạnh đó, báo chí địa phương cũng đi sâu phân tích, phản biện những việc làm, cách hiểu sai lệch về Quan họ, từ đó góp phần định hướng dư luận, tơn vinh những vẻ đẹp bất biến của Di sản dân ca Quan họ.

Ngoài việc phân cơng, giao trách nhiệm cho nhóm phóng viên chuyên trách mảng văn hóa - xã hội, cho phòng Văn nghệ, cả 2 cơ quan báo chí ở địa phương đều xây dựng một đội ngũ cộng tác viên đông đảo ở trong và ngồi tỉnh, có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa Quan họ để thường xuyên cộng tác, viết bài. Có thể kể tên rất nhiều tác phẩm tiêu biểu đã được đăng tải như: Phía sau danh hiệu Di sản nhân văn sống, Người thăng hoa trang phục Quan họ, Khơi nguồn Quan họ, Những thần nữ làng Quan họ, Gửi người Quan họ, Thăm làng Quan họ, Nghề chơi Quan họ có tinh mới tường, Bắc Ninh luôn thực hiện cam kết bảo vệ Di sản Quan họ, Truyền dạy Quan họ ở làng Tiến sỹ, NSƯT Thúy Cải, NSND Thúy Hường: Quan họ là lẽ sống của đời tôi, Hát quan họ bằng tất cả niềm đam mê…

Thơng qua hàng nghìn tác phẩm được đăng tải trên các số báo ra hàng ngày, báo tháng, trên các chuyên trang, chuyên mục, báo chí địa phương đã luôn khẳng định một kênh thông tin hữu hiệu, khơng chỉ có tác động mạnh mẽ, tích cực vào q trình vận động của văn hóa Quan họ, khẳng định nét

đẹp tiêu biểu, độc đáo của miền đất Bắc Ninh - Kinh Bắc nói riêng, niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung mà cịn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Có thể dễ dàng nhận thấy, thời điểm luận văn khảo sát thì dân ca Quan họ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, lượng tin, bài trên báo chí Bắc Ninh tăng giảm theo từng thời điểm, nhưng các bài viết có chiều sâu và được đầu tư về nội dung hơn. Điều này hồn tồn có thể hiểu được vì đây có thể coi là giai đoạn quan trọng nhất trong q trình đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền cho dân ca Quan họ, để Quan họ có một “chỗ đứng” vững chắc với thế giới. Ta có thể thấy rõ sự vào cuộc tích cực của các cơ quan thơng tấn báo chí địa phương trong vấn đề này.

Báo chí là tiếng nói của Đảng, đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Báo chí là người đi đầu, hướng dẫn dư luận, định hướng cho dư luận xã hội. Vai trị, chức năng, nhiệm vụ của báo chí trong q trình truyền thơng cho dân ca Quan họ là rất nặng nề. Ở thời điểm luận văn khảo sát, báo chí cũng tập trung vào phản ánh 2 nội dung chính của Quan họ đó là: 1 là: Đặc điểm Quan họ; 2 là: Vấn đề bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ.

Bằng hàng loạt các bài báo, bằng lương tâm nghề nghiệp, bằng chức năng của báo chí, mà ngày càng nhiều bài báo giới thiệu về văn hóa Quan họ một cách cặn kẽ, sâu sắc, hệ thống hơn. Các bài viết của các tác giả như: Trần Linh Quý, Hồng Thao, Đức Miêng, Nguyễn Văn Tường, Thuận Cầm, Việt Hoa…Và nhiều người khác nữa đã cũng bạn đọc tìm hiểu nguồn gốc, lối chơi, trang phục, cách ăn mặc, nét ở của người Quan họ, tính cách Quan họ và âm nhạc Quan họ. Nhiệm vụ truyền thông cho dân ca Quan họ trên báo chí chính là sự phổ biến, giới thiệu về loại hình dân ca này đến đơng đảo bạn đọc. Việc giúp bạn đọc có những kiến thức, hiểu biết về

nguồn gốc, đặc điểm… của dân ca Quan họ chính là nhiệm vụ của báo chí trong q trình truyền thơng này.

Trong số các tin, bài mà tôi khảo sát, phần lớn đều viết khá rõ về đặc điểm của loại hình dân ca này. Nhiều bài viết đã khẳng định: Dân ca Quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình u lứa đơi, khơng có nhạc đệm kèm theo. Có 4 kỹ thuật hát đặc trưng : Vang, rền, nền, nảy. Hát Quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn Quan họ, tục “ngủ bọn”. Mặc dù các phong tục này không được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng Quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.

Trên bài viết “Quy định lề lối trong các hình thức hát Quan họ”, tác giả khẳng định: “Phổ biến chung trong tồn vùng Quan họ có 4 hình thức hát khác nhau: Hát chúc, hát mừng…Hát Quan họ thờ…Hát hội…Hát canh…” cũng trong bài viết này, tác giả còn viết về đặc điểm trong từng lời hát Quan họ: “…Những câu ca trong hát thờ thay thế cho lời cầu khẩn, ca ngợi công đức thần và cầu thần phù hộ cho dân làng an khang, mùa màng bội thu…”

Bản chất khởi thủy của hát đối đáp trai gái là tạo điều kiện cho thanh niên nam nữ tới tuần cập kê cơ hội tìm bạn đời. Với tính thực hành xã hội đó, nó được sinh hoạt theo chu kỳ đời người với đối tượng chính là lứa tuổi thanh thiếu niên. Và, Quan họ là một trong những thể loại hát đối đáp trai gái đặc sắc của người Việt. Trong Quan họ, chuyện kết nghĩa giữa những

người đi hát rất khác với các hình thức sinh hoạt hát trai gái nói chung. Người Quan họ chỉ hát đối đáp theo từng nhóm xã hội nhất định - gọi là bọn Quan họ. Chỉ có các bọn Quan họ kết nghĩa mới hát đối đáp với nhau. Nếu không cùng bọn kết nghĩa, các liền anh liền chị chỉ có thể hát cùng nhau trong các cuộc thi lấy giải ở hội làng ngày xuân. Có thể nói, việc kết nghĩa giữa các bọn Quan họ hồn tồn mang tính chủ động. Bên cạnh đó, việc kết chạ giữa hai cộng đồng làng xã cũng là một tác nhân tích cực. Thường thì các nghệ nhân cao tuổi của hai làng kết chạ chủ động dắt mối, giới thiệu các nhóm liền anh, liền chị với nhau.

Một đặc điểm nữa của Quan họ được báo chí đề cập đến đó là hát Quan họ gắn liền với lễ hội, cụ thể là hội Lim. Tác giả Đỗ Thị Thùy trong bài viết “Hội Lim – nét văn hóa của người Quan họ” của mình cũng đã khẳng định: “Đã từ lâu, trong dân gian nước ta truyền nhau về những lễ hội Quan họ nổi tiếng xứ Kinh Bắc như: Hội Lim, hội Ó, hội Diềm, hội Nhồi... Quả đúng như vậy, những lễ hội này là của những làng Quan họ gốc có quy mơ lớn và đặc sắc bởi văn hoá Quan họ gắn chặt cả phần lễ và phần hội. Tục lệ của các làng Quan họ trên qui định chặt chẽ: Quan họ phần lễ là để thờ Thần, thờ Phật; Quan họ phần hội là để các bọn Quan họ nam, nữ của các làng đến tham dự hội hát đối đáp giao duyên, vui chơi giải trí. Một số bài báo khác cũng khẳng đinh: Cùng với các lễ nghi, trò chơi độc đáo trong hội xuân, các làng quan họ gốc cũng có những nét riêng trong hát quan họ ngày hội. Tục hát Quan họ chùm đầu, cầu đảo của làng quan họ Diềm, tục hát quan họ trên thuyền ra bãi soi giữa dịng sơng Ngũ Huyện Khê lấy nước giếng đền Mẫu về chùa tắm Phật làng Châm Khê, tục hát quan họ rước bà Đống từ làng Đống Cao về chùa của làng Hồ Đình.v.v... cũng làm say đắm khách thập phương trảy hội. Mỗi hội làng quan họ gốc đều có một sắc thái riêng. Cái riêng đó khơng những làm phong phú nét

văn hoá chung của hội làng, mà còn tạo nên sự hấp dẫn để mọi người náo nức trảy hội mùa xn. Đó cịn là động cơ để các làng quan họ gốc luôn sáng tạo những nét riêng độc đáo cho hội xuân quê hương.

2.3.5. Công tác đào tạo, tạo nguồn dân ca Quan họ được phản ánh trên báo chí Bắc Ninh

Trong 02 năm từ 2015- 2016, Bắc Ninh chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thơng tin, tun truyền cho lĩnh vực văn hóa nói chung, đặc biệt là phóng viên chuyên trách viết về dân ca Quan họ. Bắc Ninh đã triển khai thực hiện các mặt công tác cán bộ theo đúng quy định, xây dựng và ban hành kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức.

Hàng năm Báo Bắc Ninh phối hợp với các Sở, ngành liên quan mở các lớp đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm báo, cử cán bộ, cơng chức đi đào tạo trình độ cao học, đại học, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị - hành chính và tập huấn nghiệp vụ do các cơ quan liên quan tổ chức tổ chức.

Năm 2011, Bắc Ninh ra quyết định thành lập Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh; đổi tên và bổ sung chức năng, nhiệm vụ đối với Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Bắc Ninh.

Năm 2013, thành lập Đoàn Dân ca Quan họ số 3 tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, để nâng cao chất lượng đào tạo, truyền dạy, giới thiệu, biểu diễn dân ca Quan họ Bắc Ninh, Bắc Ninh đã cho biên soạn giáo trình giảng dạy dân ca Quan họ Bắc Ninh bậc trung cấp hệ chính quy cho Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Bắc Ninh.

Chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện biên soạn tài liệu giảng dạy dân ca Quan họ Bắc Ninh dùng cho học sinh các cấp: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ

thông. Bộ tài liệu được thẩm định và phát hành cho các trường đưa vào giảng dạy kể từ năm học 2011-2012; Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp tập huấn cho 640 cán bộ, giáo viên về việc sử dụng tài liệu giảng dạy dân ca Quan họ Bắc Ninh trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các nghệ nhân về một số kỹ năng, nội dung liên quan trong việc truyền dạy dân ca Quan họ Bắc Ninh trong gia đình và cộng đồng. Triển khai tổ chức các lớp dạy hát dân ca Quan họ tại cộng đồng trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố. Mở rộng truyền dạy hát dân ca Quan họ Bắc Ninh cho học sinh trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên.

Để Quan họ “sống” như nguyên bản sau khi quan họ được tôn vinh trên thế giới, Việt Nam đã hoạch định một chiến lược về quan họ. Cụ thể, trong giai đoạn 2009-2015, Bộ VHTT-DL cùng Viện Âm nhạc, Sở VHTT- DL Bắc Ninh, Bắc Giang sẽ thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ di sản quan họ: Giúp cộng đồng nhận diện và kiểm kê dân ca quan họ định kỳ từng năm; hoàn thiện danh sách nghệ nhân; xây dựng chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân; hoàn thiện tư liệu, kết quả nghiên cứu, phân loại và hệ thống tư liệu; tổ chức các liên hoan Quan họ Bắc Ninh hai năm một lần… Sự công nhận của UNESCO, những hoạch định của nhà nước là điều đáng mừng đối với Quan họ và người Quan họ. Tuy nhiên, để quan họ thực sự tồn tại, vươn xa với sự độc đáo có một khơng hai thì khơng chỉ là vai trị của nhà nước mà đó cịn là trách nhiệm của Báo chí và truyền thơng.

Thời gian luận văn khảo sát, các tác phẩm báo chí viết về chủ đề Quan họ, ngoài cách viết ký chân dung khi viết về các nghệ nhân Quan họ, là những bài ghi nhanh khi viết về các làng Quan họ, là những bài phản ánh khi viết về các nỗ lực bảo tồn dân ca Quan họ. Cũng đã xuất hiện nhiều

hơn lượng tin ngắn nhưng vẫn làm nổi lên chất lượng và cách thức thể hiện bài viết của mình, những sáng tạo và sự mới mẻ trong cách thể hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)