Khái quát về tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 33 - 35)

7. Bố cục luận văn

1.2. Dân ca Quan họ Bắc Ninh và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy

1.2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh

1.2.1.1.Đặc điểm về các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đơng và Đơng Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.

Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng, được thể hiện qua các dịng chảy nước mặt đổ về sơng Cầu, sơng Đuống và sơng Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên tồn tỉnh khơng lớn.

Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng cơng trình, cơ sở hạ tầng trong kinh doanh lưu trú. Bên cạnh đó có một số

vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho hoạt động văn hoá và du lịch.

Bắc Ninh nằm trong vùng văn minh châu thổ sơng Hồng, có 3 con sơng lớn chảy qua các làng mạc, thơn xóm và bồi đắp hình thành các bãi bồi ven sông xanh ngắt bãi lúa, nương dâu. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, làng quê Kinh Bắc.

1.2.1.2. Đặc điểm Lịch sử - Văn hoá

Bước vào kỷ nguyên Đại Việt, Bắc Ninh trờ thành phên dậu phía Bắc của kinh thành Đơng Đơ – Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây tiếp tục giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước và phát triển văn hóa Việt Nam.

Ngồi ra nơi đây cũng là vùng quê trù phú, kinh tế phát triển, là vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ. Ít nơi nào có nhiều làng nghề nổi tiếng như tỉnh Bắc Ninh: gốm sứ ( Phù Lãng), gò đúc đồng ( Đại Bái), rèn sắt ( Đa Hội), chạm khắc ( Phù Khê, Kim Thiều), sơn mài ( Đình Bảng), giấy do ( Đống Cao), tranh điệp ( Đông Hồ), dệt lụa ( Tam Sơn, Cẩm Giang),…

Người Bắc Ninh khơng chỉ giỏi làm ruộng mà cịn khéo tay, tinh xảo, hoạt bát trong giao thương, buôn bán và nhất là lại thông minh hiếu học. Ngoa truyền dân gian về đất này quả là có cơ sở về “ Một giỏ ơng đồ, một bồ tiến sĩ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn”. Đây là quê hương của vị Trạng nguyên Lê Văn Thịnh – vị trạng nguyên khai hoa mở đầu cho lịch sử khoa cử Việt Nam.

Nơi đây còn nổi tiếng với trung tâm Phật giáo và những ngơi chùa có quy mơ to lớn, cổ kính, kiến trúc tạo tác rất công phu, tài nghệ như chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, chùa Tiêu Sơn, Cổ Pháp… Đây là những danh lam cổ tự nổi tiếng, ngày nay đã trở thành những di sản kiến trúc tiêu biểu của dân tộc ta.

Bắc Ninh có nhiều làng nghề nghệ thuật như làng tranh Đông Hồ; làng hát ca trù Thanh Tương; làng rối nước Đồng Ngư, làng hát Tuồng Đa Hội, Tam Lư, Tấn Bảo... Và đặc biệt hơn cả là hệ thống 44 làng chơi Quan họ, một lối chơi một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh tường, độc đáo, đạt tới đỉnh cao của thi ca và âm nhạc mà chỉ người Bắc Ninh mới có. Bắc Ninh vãn ln xứng danh là miền đất trù phú, kinh tế phát triển, là quê hương của thi ca, mảnh đất mà văn hóa nghệ thuật phát triển đến đỉnh cao của dân tộc Việt Nam.

Với đăc điểm về điều kiện, tự nhiên, văn hóa - xã hội như vậy có ảnh hưởng không nhỏ tới hoat động quản lý xã hội đối với công tác bảo tồn dân ca quan họ Bắc Ninh. Trước hết có thể khẳng định rằng với truyền thống văn hóa, giàu bản sắc dân tộc, hơn nữa con người Bắc Ninh luôn trọng nghĩa, trọng tình, dân ca Quan họ đã ngấm sâu vào trong tiềm thức, nếp sống của người Bắc Ninh nên quan họ ở nơi đây trải qua bao thăng trầm của lịch sử ln được giữ gìn và phát huy từ đời này qua đời khác.Tuy nhiên, dưới tác động của q trình đơ thị hóa, q trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng, quan họ cổ đã mất dần đi sự thuần khiết vốn có, những làn điệu quan họ bị mai một và theo quy luật khắc nghiệt của thời gian, những nghệ nhân quan họ gạo cội ra đi, họ mang theo những tinh túy của quan họ đi mất…Đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn đòi hỏi chúng ta phải làm sao khai thác và phát huy được thế mạnh, những tiềm năng vốn có của vùng quê hương Bắc Ninh - Kinh bắc đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường để phát huy hơn nữa hiệu quả của hoạt động quản lý xã hội đối với công tác bảo tồn dân ca quan họ nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)