Khái quát về dân ca Quan họ Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 35 - 44)

7. Bố cục luận văn

1.2. Dân ca Quan họ Bắc Ninh và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy

1.2.2. Khái quát về dân ca Quan họ Bắc Ninh

Theo các nhà nghiên cứu, cho đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về nguồn gốc của Quan họ. Các tác giả Đặng Văn Lung, Trần Linh Quý, Hồng Thao trong tập sách “Quan họ - nguồn gốc và quá trình phát triển” cũng chỉ kể ra các giai thoại dân gian. Đối với nhà nghiên cứu âm nhạc Quan họ Hồng Thao trong bài viết “Quan họ, tên gọi và nguồn gốc”, thì cho rằng Quan họ có sớm nhất là thế kỷ XV, thời điểm ra đời của thơ lục bát – dạng thơ phổ biến của lời ca Quan họ. Trong khi đó, các tác giả Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh, Lê Thị Chung trong cuốn sách “Khơng gian văn hóa Quan họ” lại cho rằng Quan họ ra đời trên cơ sở căn cứ sau:

Thứ nhất, sinh hoạt văn hóa Quan họ bắt nguồn từ tục kết chạ giữa

các làng xã. Hai làng hoặc nhiều làng kết nghĩa với nhau gọi là “kết chạ”. Kết chạ là tục có ở hầu hết các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ, nhưng chỉ ở Bắc Ninh tục kết chạ mới đậm đặc, phổ biến hơn cả. Tỉnh Bắc Ninh có ít nhất 30 chạ. Trong tổng số 49 làng Quan họ hiện nay thì có 36 làng có tục kết chạ. Khi hai làng đã kết chạ với nhau thì cũng có nghĩa là coi nhau như họ hàng, như anh em một nhà, dù ở hai công xã nhưng vẫn xem như là cùng huyết thống. Vì vậy, trai gái trong làng kết chạ không được lấy nhau. Do đó, các bọn Quan họ ở những làng kết chạ với nhau thì khơng được phép nên vợ nên chồng. Đồng thời, trong ngôn ngữ giao tiếp của người Quan họ cũng rất cung kính, trân trọng, đề cao lẫn nhau, xưng hô với nhau là “anh”, “chị”, “chúng em”. Phải chăng đây cũng là hệ quả ảnh hưởng tất yếu từ cách xưng hô chung của những làng kết chạ với nhau. Khi đã kết chạ rồi, thì mỗi làng đều tự xưng là “dân em” và gọi làng kia là “dân anh”. Mối quan hệ giữa các làng cùng chạ thật bình đẳng, trân trọng, đề cao lẫn nhau, không làng nào đứng trên làng nào. Khi các làng đã kết chạ với nhau, thì vào những dịp hội hè đình đám của mỗi làng, người ta đều mời nhau

sang chơi, đặc biệt là vào dịp lễ hội mùa xuân. Hoạt động Quan họ cũng vậy, có thể nói, hoạt động Quan họ gắn bó hữu cơ với lễ hội.

Thứ hai, sinh hoạt văn hóa Quan họ ra đời sớm nhất là vào thế kỷ

XVII. Quan họ ra đời, tồn tại và phát triển chính là trên cơ sở nhu cầu tất yếu phải mở rộng giao lưu. Điều này xảy ra khi nền sản xuất khơng cịn đơn thuần là tiểu nơng, tự cung tự cấp và khép kín trong cơng xã, mà trình độ sản xuất đã được nâng cao bằng việc phát triển kinh tế hàng hóa tiểu thủ cơng nghiệp, tiểu thương nghiệp. Nền móng của nền kinh tế hàng hóa là việc ra đời và phát triển các nghề phụ. Việc phát triển buôn bán tiểu thương nghiệp dẫn đến ra đời các phố nhỏ, trung tâm buôn bán. Việc ra đời các nghề phụ và bn bán nhỏ đương nhiên là đã có từ rất sớm. Song chỉ cho tới những năm cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, tiểu thủ công nghiệp và tiểu thương nghiệp mới phát triển mạnh mẽ. Như vậy, việc phát triển kinh tế hàng hóa tiểu thủ cơng nghiệp và tiểu thương nghiệp thế kỷ XVII là điều kiện giao lưu quan trọng để ra đời tục kết chạ giữa các làng xã, từ tục kết chạ đó, sinh hoạt văn hóa Quan họ ra đời.

Thứ ba, các bài bản dân ca Quan họ là tổng hòa của sự tiếp thu, kế thừa và sáng tạo từ các loại hình dân ca, nhạc cổ vốn có của các làng xã vùng Quan họ. Bắc Ninh là điểm giao thoa giữa vùng rừng núi, trung du và vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Bởi vậy, ngồi các yếu tố văn hóa bản địa, đây là vị trí thuận lợi để tiếp xúc và tiếp thu các yếu tố văn hóa, văn nghệ của vùng rừng núi, trung du và vùng đồng bằng ven biển. Đồng thời, Bắc Ninh lại là đất của trăm nghề, sớm phát triển kinh tế hàng hóa tiểu thủ cơng nghiệp và tiểu thương nghiệp, do đó người Bắc Ninh có điều kiện giao lưu với các địa phương khác, trong đó bao gồm cả giao lưu kinh tế và giao lưu văn hóa. Đó cũng chính là cơ sở thuận lợi để người Bắc Ninh tiếp thu nhiều loại hình dân ca, nhạc cổ của các vùng trong nước làm phong phú

cho vốn văn nghệ dân gian của mình. Tiếng hát Quan họ bắt nguồn từ một số hình thức ca hát dân gian cụ thể nào đó, mà những hình thức này đều mang hình thức giao duyên, đồng thời vốn có sẵn ở các làng xóm. Trong quá trình giao lưu ngày càng mở rộng giữa các cộng đồng đã tập hợp lại thành một loại hình ca hát đối đáp nhiều làn điệu. Lối hát này được phát triển trên cơ sở vừa tuân thủ nét riêng, tập tục riêng của mỗi làng, vừa tuân thủ các tập tục văn hóa được hình thành trong mối quan hệ giữa các làng. Từ đó, kết quả là ra đời một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp: sinh hoạt văn hóa Quan họ.

Có thể nói, Quan họ Bắc Ninh có những bước phát triển thăng trầm. Quan họ Bắc Ninh là một hiện tượng văn hóa dân gian sống động tồn tại ngay trong cuộc sống của người dân Kinh Bắc, nó phục vụ cho chính đời sống tinh thần và tâm linh của họ hàng ngày, hàng giờ, góp phần vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Từ những năm 60-80 của thế kỷ XX, khi phong trào văn hóa văn nghệ nơng thơn phát triển rầm rộ, Quan họ đã được quan tâm phát triển. Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh được thành lập nay đổi tên là Nhà hát Quan họ. Một số câu lạc bộ Quan họ ra đời. Phong trào “Khắp nơi đàn và hát dân ca” phổ biến rộng rãi. Để giữ gìn những làn điệu dân ca, các nhà nghiên cứu, các nghệ sỹ đã dành nhiều công sức, tâm huyết học hỏi từ những nghệ nhân Quan họ về lề lối, quy cách, làn điệu, lời hát... Bước sang thời kỳ mở cửa, cùng với nền kinh tế thị trường, sự phát triển của phương tiện thông tin đại chúng và văn hóa ngoại lai làm lu mờ những bài dân ca trữ tình. Trong những năm gần đây, khi đời sống kinh tế đã ổn định hơn, người ta lại có xu hướng tìm về những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc. Dân ca Quan họ được sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu và trình diễn khơng chỉ ở những lễ hội của làng quê, tại những liên hoan văn hóa văn nghệ trong nước, mà được mang ra nước ngoài biểu diễn cho bạn bè quốc tế thưởng thức. Quan họ cũng không chỉ được người Việt Nam

sưu tầm, nghiên cứu mà nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu nước ngoài đã đến vùng quê Kinh Bắc để tìm hiểu. Qua đó, Di sản văn hóa Quan họ được nhìn nhận và đánh giá cao. Ngày nay, hàng năm cứ vào dịp hội Lim, khắp nơi đổ về vùng Bắc Ninh trảy hội, nghe hát Quan họ. Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, tại những làng quê Quan họ, phong trào ca hát Quan họ cũng đã được chính quyền quan tâm phát triển, khuyến khích thế hệ đi trước truyền dạy cho thế hệ sau.

1.2.2.2. Phân bố các làng Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa Quan họ tồn tại và lan tỏa ở cả một vùng rộng lớn. Tuy nhiên, sinh hoạt văn hóa Quan họ thực chất chỉ tồn tại ở một địa vực nhất định, đó là 49 làng Quan họ gốc, trong đó tại Bắc Ninh có 44 làng (tỉnh Bắc Giang có 5 làng). Các làng Quan họ ở Bắc Ninh phân bố ở huyện Tiên Du (9 làng), huyện Yên Phong (2 làng), huyện Từ Sơn (2 làng), thành phố Bắc Ninh (31 làng). Hiện nay tỉnh Bắc Ninh đã thành lập được 329 câu lạc bộ ở các làng quan họ mới (làng quan họ thực hành), thu hút hàng nghìn hạt nhân văn nghệ ở cơ sở tham gia. Khơng gian văn hóa Quan họ tập trung trong khoảng 250km2, tập trung và xoay quanh thành phố Bắc Ninh.

Bảng 1.1: Sự phân bố làng Quan họ gốc STT Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng 1 Tổng số xã trong tỉnh Xã (phường, thị trấn) 126 2 Số xã có làng Quan họ Xã 24 3 Tổng số làng Quan họ -Bắc Ninh - Bắc Giang Làng 49 44 5 4 Số câu lạc bộ Quan họ CLB 329

5 Số làn điệu Quan họ Làn điệu 213

Những làng Quan họ chủ yếu phân bố xung quanh các con sông: sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tương. Những con sông này uốn lượn quanh chân đồi, chảy len lỏi giữa những cánh đồng bằng phẳng góp phần làm cho cuộc sống nơng nghiệp của người dân Bắc Ninh được thuận lợi hơn, họ có thời gian rảnh rỗi trong những lúc nông nhàn. Trần Linh Quý đã khái quát vị trí địa lý của các con sơng gắn bó mật thiết với những làng Quan họ: “Sông núi đã quy vùng ôm lấy một quê hương có nhiều cánh đồng rộng mỏi cánh cò. Giữa những cánh đồng bát ngát ấy, có khi nổi lên những ngọn đồi thoai thoải, trên đó là một cảnh chùa tĩnh mịch cổ kính, hay những xóm làng xanh tươi… len lách trong quê hương Quan họ là dịng sơng Cầu và sơng Ngũ Huyện Khê, và sơng Tiêu Tương”. Có lẽ cũng bởi gần các con sơng cho nên trong sinh hoạt văn hóa Quan họ, chiếc thuyền thúng bằng nan rất gắn bó với con người Quan họ. Hát Quan họ trên sơng cũng là một hình thức biểu diễn của dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Các làng Quan họ Bắc Ninh còn đồng thời là những làng nghề hoặc nằm ở vị trí gần sát các làng nghề khác. Đó là những làng nghề với nghề trồng dâu nuôi tằm bán kén (làng Diềm, làng Hữu Chắp), nghề làm hàng xáo (làng Hịa Đình), nghề đúc đồng (làng Đại Bái, Lũng Ngâm, Quảng Phú), nghề nhuộm (làng Đình Bảng), nghề kim hồn chạm vàng bạc khảm trai (Thị Cầu), nghề làm tranh dân gian vàng mã (Đơng Hồ)… Bên cạnh đó, các làng Quan họ này cịn là nơi có chợ làng, chợ vùng nổi tiếng như: chợ Lim, chợ Ó, Nhồi, Đống Cao, Thị Cầu, Đáp Cầu. Như vậy, bên cạnh việc hình thành những làng nghề, các làng buôn cũng dần xuất hiện và phát triển. Đó là điều kiện cho việc giao lưu buôn bán giữa các vùng quê được mở rộng và sôi động. Những chợ quê trở thành trung tâm giao lưu kinh tế, đó cũng là mơi trường tạo cơ hội giao lưu văn hóa, trong đó có văn hóa Quan họ. Như vậy, có thể nói văn hóa Quan họ là sản phẩm của một vùng kinh tế phát triển.

1.2.2.3. Những hình thức tổ chức và diễn xướng dân ca Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ là một nội dung nổi bật của sinh hoạt văn hóa Quan họ Bắc Ninh. Việc ca hát Quan họ cũng được quy định cả về thời gian, không gian biểu diễn.

Về thời gian: Quan họ chủ yếu hát vào mùa xuân, cơ bản là hát trong

các ngày hội làng (mở đầu là hội Hữu Chấp ngày 4/1 và kết thúc là ngày hội Điều Thôn ngày 15/2). Ngày hội xuân của bất kỳ làng Quan họ nào cũng sôi động các hoạt động Quan họ. Vào những dịp này, ca hát Quan họ được tổ chức thường xuyên. Có thể xem, mùa xuân là mùa hát Quan họ nói riêng, mùa sinh hoạt văn hóa Quan họ nói chung. Ngồi ra, mùa thu cũng là mùa ca hát Quan họ. Đó là dịp các bọn Quan họ nam, nữ của từng làng phục vụ lễ tế thần, rước thần Thành Hoàng mùa thu ở làng mình; ca Quan họ vào đêm trăng sáng. Tuy nhiên, mùa thu không được xem là mùa hát Quan họ như mùa xuân vì lực lượng hát Quan họ không đông đảo như hội mùa xuân, ca hát không trải rộng ra nhiều ngày như mùa xn và khơng có nhiều hình thức ca hát Quan họ như hội xuân.

Bên cạnh đó, cũng có nơi hát Quan họ vào mùa hè. Và thậm chí, Quan họ được ca vào bất kỳ ngày nào, mùa nào trong năm. Ví như ca hát Quan họ khi Quan họ thăm viếng nhau lúc có tiệc mừng; hoặc như hát Quan họ hiếu trong các đám tang (Làng Lũng Giang, Tam Sơn).

- Về không gian hát Quan họ: hát Quan họ ngoài trời và hát Quan họ

trong nhà.

Hát Quan họ ngồi trời có hát trên bộ và hát dưới thuyền. Hát Quan họ trên bộ gồm nhiều địa điểm khác nhau: Hát ở cổng làng trong ngày hội: Bọn Quan họ làng mở hội đón bạn ở cổng làng hoặc đầu làng. Khi bọn Quan họ bạn tới, đôi bên hát chúc hát mừng. Hát Quan họ ở cổng nhà chứa

trong ngày hội: Buổi chiều, bọn Quan họ sở tại mời Quan họ bạn về nhà chứa để “xơi cơm Quan họ” và tổ chức hát canh. Có “nhời mời” rồi thì Quan họ sở tại về trước, đứng sẵn ở cổng “nhà chứa” đón khách. Khi khách về đến cổng nhà chứa, thì đơi bên lại hát chúc mừng, sau đó mới đưa khách vào trong nhà. Hát Quan họ ở trung tâm hội: Sau khi cùng bọn Quan họ bạn hát ở trong đình, bọn Quan họ làng mở hội dẫn bạn ra xem hội một lượt, rồi tìm một địa điểm thích hợp rồi “hát hội” với nhau. Các bọn Quan họ kết bạn hẹn nhau đi chơi hội xuân của một làng Quan họ nào đó, gặp nhau ở trung tâm hội, người ta ca chúc mừng nhau, sau đó xem hội rồi hát hội với nhau cũng ở ngay trung tâm hội; các bọn Quan họ tìm nhau để kết bạn trong ngày hội xuân, cũng hát chúc, hát mừng và hát hội với nhau ngay ở trung tâm hội. Trung tâm hội thường là sân đình, sân đền hoặc sân chùa. Song cũng có nơi, trung tâm hội là một quả đồi (đồi Hồng Vân ở hội Lim), là một sườn đê trước cửa đình chùa… (ở các làng Đống Cao, Trà Xuyên, Khúc Toại, Châm Khê). Ở một số trường hợp, trong ngày thường cũng có ca Quan họ ngồi trời, đó là khi Quan họ thăm viếng nhau những khi bản thân hoặc gia đình một thành viên bọn Quan họ có việc mừng; hay đặc biệt hơn là cả ca Quan họ trong những đám tang, gọi là hát Quan họ hiếu (làng Quan họ Lũng Giang và Tam Sơn).

Hát Quan họ dưới thuyền: Trong những ngày hội xuân, các bọn Quan họ kết bạn rủ nhau xuống thuyền hát. Hát thuyền thường được tổ chức ở ao hồ trung tâm hội. Nhiều làng còn tổ chức hát Quan họ trên sông, chủ yếu là trên sông Ngũ Huyện Khê

Hát Quan họ trong nhà: Những bọn Quan họ kết bạn với nhau đã mời nhau sang làng mình chơi hội, hoặc Quan họ kết bạn tới thăm viếng nhau, thì chủ yếu hát ở trong nhà. Đó là hát trong đình hoặc trong đền: trong ngày hội, các bọn Quan họ sở tại dẫn các bọn Quan họ bạn vào làm lễ

và hát Quan họ thờ ngay ở trong đình hoặc đền. Những bọn Quan họ nơi khác mà không kết bạn với Quan họ sở tại thì khơng được hát thờ ở trong đình (hoặc đền). Ngồi hát trong đình (đền), người ta cịn tổ chức hát trong “nhà chứa”, gọi là hát canh chỉ hát vào ban đêm trong ngày hội. Phải nhấn mạnh rằng, đã là hát canh thì khơng bao giờ hát vào ngày thường, khơng hát ban ngày và không bao giờ ca ở nhà khác ngoài „nhà chứa”. Bên cạnh hát canh trong nhà chứa, Quan họ còn được hát tại nhà riêng của các thành viên Quan họ. Đó là hát cầu vui, cầu may. Khi bản thân hoặc gia đình của một liền anh, liền chị nào đó có việc mừng, bọn Quan họ bạn tới thăm chia vui. Khi đó, bọn Quan họ chủ và bọn Quan họ khách tổ chức hát cầu vui, cầu may ở trong nhà người có việc mừng. Hình thức hát trong nhà này rất phổ biến và thường xuyên.

Như vậy, có thể nói, Quan họ Bắc Ninh là loại hình dân ca có nhiều hình thức biểu diễn khác nhau, tại nhiều địa điểm khác nhau. Chính vì hình thức biểu diễn cũng như: địa điểm biểu diễn phong phú như vậy mà phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ (Trang 35 - 44)