Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân của Quận và phường

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại các phường thuộc quận kiến an, thành phố hải phòng (Trang 40 - 47)

2.2. Thực trạng về sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý

2.2.1.3. Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân của Quận và phường

HĐND của Quận, phường

Các phường trên địa bàn Quận đã tiến hành công tác tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đặc biệt là đại biểu HĐND phường. Công tác chuẩn bị và tổ chức bầu cử được thực hiện một cách chu đáo, đúng quy trình và quy định. Bầu cử đã trở thành một ngày hội chính trị của đơng đảo người dân trên địa bàn Quận. UBND phường là cấp trực tiếp triển khai các hoạt động bầu cử các cấp, chính vì vậy sự chủ động của UBND phường đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia bầu cử.

Bảng 2-1. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu Bầu cử Quốc hội

Số đơn vị bầu cử Số khu vực bầu cử Số cử tri trong danh sách Số cử tri đi bầu Tỷ lệ 85 92 210.1 205.99 98,04%

(Nguồn: UBND quận Kiến An)

Tỷ lệ cử tri đi bầu cử trên địa bàn Quận đạt tỷ lệ tương đối cao 98,04%. Điều này chứng tỏ việc bầu cử đã thu hút được người dân tham gia. Đạt được tỷ lệ cao như vậy là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó UBND từ Quận đến phường đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân. Cả hệ thống chính trị - xã hội của UBND phường đã chủ động tuyên truyền, vận động người dân tham gia bầu cử. Các thông tin về bầu cử đã được công khai minh bạch để người dân nắm bắt kịp thời. Các thông tin về ứng cử viên, quy trình cách thức bầu cử, quyền và nghĩa vụ của cử tri cũng được UBND phường thông tin một cách kịp thời, cơng khai, đầy đủ và chính xác. Người dân luôn được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền làm chủ của mình. Cơng tác tập huấn cho bầu cử, việc lấy ý kiến của cử tri, hiệp thương đã được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Có thể nói sự thành cơng của cuộc bầu cử có sự đóng góp rất lớn của tồn hệ thống chính trị - xã hội của UBND phường.

Tuy nhiên, trong công tác chuẩn bị và tổ chức bầu cử HĐND vẫn cịn tồn tại một số bất cập. Việc rà sốt, lập danh sách cử tri chưa chặt chẽ, còn biến động cử tri đến thời điểm chốt danh sách cử tri mới phát hiện bổ sung tăng hoặc giảm (chủ yếu là cử tri thường trú); công tác niêm yết danh sách cử tri, danh sách những người ứng cử chưa trang trọng, khoa học, cịn sơ sài hoặc chưa hợp lý gây khó khăn cho người dân, cử tri khi đối chiếu, theo dõi.

Ngồi ra, cơng tác tun truyền nhìn chung đã triển khai thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, nhưng thực tế ở một số địa phương chưa gây sự chú ý nhiều đến người dân, nhất là tuyên truyền bằng hình thức trực quan ở các tuyến đường chính, khu trung tâm chưa tạo khí thế sơi động để cổ động cho ngày bầu cử.

Mặc dù tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử tương đối cao, tuy nhiên chất lượng của việc bầu cử là một vấn đề cũng cần phải được xem xét. Hiện nay tình trạng “bỏ phiếu thay” vẫn cịn xảy ra. Một số người dân chưa thực sự quan tâm đến quyền bầu cử của mình.

Trong hệ thống các cơ quan dân cử thì HĐND phường là cấp gần dân nhất vì vậy có nhiều điều kiện để trực tiếp làm việc với người dân. Tuy nhiên, theo kết quả báo cáo hoạt động của HĐND Quận thì tỷ lệ người dân khơng biết và khơng nhớ đại biểu HĐND của mình là khá cao (56,9%). Việc tỷ lệ người dân không biết hoặc không nhớ rõ đại biểu của mình có thể do nhiều ngun nhân khác nhau. Trong đó, chủ yếu là do hoạt động của các đại biểu còn chưa bám sát vào cử tri. Vai trò của các đại biểu HĐND chủ yếu thể hiện ở kỳ họp của HĐND. Hiện nay, HĐND phường chỉ họp 2 kỳ/năm, thời gian còn lại vai trò của các đại biểu này chưa được thể hiện rõ nét. Một số đại biểu HĐND phường cũng khơng gắn bó nhiều với người dân ở địa phương. Sau kỳ họp các đại biểu tập trung vào cuộc sống hằng ngày của họ, ít tiếp xúc với cử tri để lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng của người dân. Điều này đã làm cho mức độ gắn bó giữa đại biểu HĐND phường và cử tri là không cao. Một nguyên nhân cơ bản nữa là việc người dân ít quan tâm đến hoạt động của các đại biểu này. Người dân vẫn chưa ý thức cao về quyền lợi chính trị của mình trong vấn đề bầu cử. Một số người dân tỏ ra khá thờ ơ với hoạt động của các đại biểu dân cử của mình. Kết

quả báo cáo của HĐND cho thấy trong 56,9% người dân không biết hoặc không nhớ đại biểu HĐND của mình thì có đến 20,65% trả lời là do không quan tâm, 27,18% trả lời là tạm thời khơng nhớ và có đến 52,17% ý kiến được hỏi trả lời là do ít tiếp xúc, ít làm việc với đại biểu HĐND nên không nhớ rõ.

2.2.2. Biện pháp và kết quả đạt được nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các phường

Việc người dân tham gia thực hiện các chính sách hiện nay của chính quyền tập trung thu hút vào hai hoạt động chủ yếu là tham gia đóng góp vốn, cơng sức và tham gia cùng với nhà nước thực hiện các chính sách khi được triển khai thực hiện.

Thứ nhất, tham gia góp vốn, cơng sức

Bên cạnh việc lấy ý kiến đóng góp của người dân thì UBND các phường cũng chú trọng đến việc vận động người dân tham gia đóng góp các nguồn lực vào thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội. Những nguồn lực người dân tham gia đóng góp đã góp phần đảm bảo các nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách này.

Để tạo điều kiện cho việc huy động các khoản đóng góp của người dân vào các quỹ ở phường thì UBND các phường đã ban hành định mức thu các khoản đóng góp đối với từng loại quỹ, quy định đối tượng đóng góp, mức đóng góp Quỹ quốc phịng, an ninh ở phường trên địa bàn quận Kiến An. Việc xây dựng các văn bản pháp lý như vậy đã tạo cơ sở để UBND phường huy động các khoản đóng góp được thống nhất và dễ dàng. Dựa trên những văn bản pháp lý này, UBND phường đã tiến hành huy động các khoản đóng góp từ phía người dân. Hiện nay theo quy định thì chỉ có quỹ phịng chống lụt bão là bắt buộc, còn lại các quỹ khác như bảo trợ trẻ em, quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ đền ơn đáp nghĩa… là do sự tự nguyện của người dân.

Nhưng UBND phường cũng đã chủ động vận động người dân tham gia đóng góp, vì vậy các khoản đóng góp tự nguyện của người dân cũng ngày một tăng lên.

Bảng 2-2. Tổng hợp quỹ vì người nghèo; nhà tình nghĩa, tình thương; xây dựng “Nông thôn mới” thực hiện theo Pháp lệnh số 34

Năm Các loại quỹ(đồng) Nhà tình nghĩa, tìnhthương (Căn) thơn mới (đồng)Xây dựng Nông 2015 132.534.000 06 căn/92.520.000 2016 135.284.450 07 căn/121.980.000 2017 141.252.500 10 căn/180.554.000 2018 146.725.750 09 căn/176.327.000 2019 150.293.600 05 căn/102.570.000 136.000.000 2020 155.362.000 11 căn/225.697.000 215.000.000 Tổng 991.145.800 52 căn/984.786.400 451.000.000

(Nguồn: UB.MTTQ Việt Nam quận Kiến An cung cấp) Không chỉ huy động các khoản đóng góp vào quỹ mà UBND phường cịn huy động sự đóng góp của người dân vào việc thực hiện trực tiếp các chính sách kinh tế - xã hội. Vì thế, UBND phường đã tích cực huy động các khoản đóng góp của người dân để thực hiện thành cơng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn chung, các khoản đóng góp của người dân vào thực hiện kế hoạch ngày càng tăng góp phần xây dựng quận Kiến An “văn minh – nghĩa tình”.

Sự đóng góp của người dân có xu hướng ngày càng tăng lên, các đóng góp của người dân biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đóng góp vốn trực tiếp, cơng sức, đất đai..… Đóng góp tự nguyện để đầu tư xây mới hoặc tu sửa các cơng trình cơng cộng, dân sinh ở địa bàn dân cư như nhà văn hóa, làm đường, các trường học, cơng viên.... là một hình thức biểu hiện sự tham gia tự nguyện, chủ động của người dân.

Có được sự đóng góp to lớn như vậy là do UBND các phường đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân. Kết quả, trong 06 năm ( từ 2015 – 2020) cơng trình xây dựng mỗi năm đều tăng (tăng cả số lượng lẫn quy mơ).

Bảng 2-3. Cơng trình xây dựng xây dựng do Nhà nước và nhân dân cùng làm

Năm Người dân thựchiện Nhà nước và nhândân cùng làm Kinh phí (đồng) 2015 5 8 6.257.857.000 2016 7 10 9.535.217.000 2017 8 12 10.789.756.000 2018 11 15 12.076.575.000 2019 14 18 14.732.850.000 2020 17 20 15.354.761.000

(Nguồn: UBND quận Kiến An cung cấp)

Tuy nhiên, tiềm lực xã hội còn rất lớn nhưng khả năng huy động vốn từ phía người dân của UBND các phường là chưa cao. Cần đẩy mạnh việc huy động các khoản đóng góp của người dân. Ngồi ra công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thì cịn những hạn chế nhất định. Cơng tác tuyên truyền, vận động chưa linh hoạt, một số phường chỉ tập trung vào hình thức tuyên truyền truyền thống như thông qua loa phát thanh, họp Tổ dân phố, giao ban, hội nghị có lồng ghép với cơng tác tuyên truyền vào các hoạt động, phong trào khác (nhưng nội dung chưa sâu, thiếu cơ đọng, xúc tích). Bên cạnh đó, phương thức tun truyền chưa thật sự thể hiện hết quan điểm, nguyên tắc, phương châm thực hiện kế hoạch nên tồn tại tâm lý trông chờ vào ngân sách, chưa huy động tối đa cũng như thống kê đầy đủ các nguồn lực xã hội nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Việc tham gia đóng góp ý kiến của người dân còn mơ hồ, thiếu cụ thể, rõ ràng trong từng nội dung của kế hoạch đã đề ra.

Khi tổ chức thực hiện cơ sở hạ tầng (làm đường) theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước 80%, nhân dân 20%), các cơng trình phúc lợi trong phạm vi của Tổ dân phố, khu phố, phường …. thì các cơng trình do người dân đóng góp vốn tồn bộ hoặc một phần kinh phí thì chính quyền đã tổ chức cho người dân bàn và phân công thành viên kiểm tra. Đối với các cơng trình do người dân đóng góp thì mức độ tham gia của người dân rất cao. Người dân đã mạnh dạn đề xuất các ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo sát q trình xây dựng các cơng trình này. Tuy nhiên, các cơng trình cơng cộng do nhà nước đầu tư 100% vốn thì mức độ tham gia của người dân bị hạn

chế rất nhiều. Người dân chưa được tạo điều kiện cũng như chưa chủ động tham gia. Trách nhiệm giải trình đối với việc thực hiện các khoản đóng góp của người dân cũng còn hạn chế. Người dân cũng chưa được nắm rõ việc sử dụng các khoản đóng góp của người dân như thế nào. Hiện nay việc công khai minh bạch chủ yếu chỉ được thực hiện ở các số liệu tổng quát. Trong khi đó các số liệu cụ thể của việc sử dụng thì cũng chưa thực sự được cơng khai. Điều này gây khó khăn cho người dân trong quá trình giám sát việc sử dụng các khoản đóng góp này.

Thứ hai, tham gia thực hiện các kế hoạch

Việc tuyên truyền vận động người dân tham gia thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế … cũng được chú trọng. UBND các phường đã xây dựng các mơ hình sinh hoạt có hiệu quả để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Nhiều gương sáng điển hình đã được hình thành. Từ việc hình thành một cách tự phát và chưa khoa học, đến nay các mơ hình đã tập hợp được đơng đảo người dân tham gia, hoạt động ngày càng quy cũ và khoa học. UBND phường thường xuyên kiểm tra, theo dõi và tạo điều kiện cho các mơ hình này phát triển. Ở mỗi phường đều tổ chức những mơ hình, cách thức tập hợp quần chúng khác nhau phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương. Sự đa dạng trong cách thức tập hợp người dân đã được thể hiện rất rõ nét.

Để các chính sách triển khai được thực hiện tốt thì UBND phường đã chủ động vận động người dân tham gia. Chính quyền đã gắn với từng địa bàn cụ thể nên việc vận động người dân tương đối dễ dàng. Khi người dân thấy được việc thực hiện các chính sách liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ thì họ rất ủng hộ và nhiệt tình tham gia. Chính sự tham gia nhiệt tình của người dân đã làm cho các chính sách phát triển kinh tế - xã hội được triển khai thực hiện một cách nhanh chóng. Nhiều chính sách đã nhận được sự đồng tình rất cao của người dân.

2.3. Đánh giá chung

Việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN của UBND các phường trên địa bàn quận Kiến An trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu đáng kể sau:

Thứ nhất, UBND các phường ngày càng quan tâm đến công tác thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN. Việc thành lập bộ máy chỉ đạo cũng như ban hành văn bản pháp lý quy định về sự tham gia của người dân được quan tâm và chú trọng. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở tại phường đã từng bước kiện tồn và củng cố, góp phần tăng cường sự chỉ đạo về thu hút người dân tham gia vào hoạt động QLNN. UBND phường đã ban hành và chỉ đạo thực hiện kịp thời các văn bản, kế hoạch nhằm đẩy mạnh việc thu hút sự tham gia của người dân. Những văn bản được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho q trình triển khai việc thu hút. Những nội dung trong Quy chế dân chủ cơ sở đã được triển khai thực hiện. Các chương trình, kế hoạch thực hiện đã từng bước được xây dựng và triển khai. Công tác kiểm tra cũng được chú trọng. Các cơ quan nhà nước đã tạo điều kiện cho người dân tham gia vào hoạt động QLNN.

Thứ hai, các hình thức thu hút người dân tham gia đã từng bước được hình thành và hoạt động tương đối hiệu quả. Chính quyền đã chủ động xây dựng các mơ hình để tập hợp người dân tham gia. Ngoài ra, UBND các phường đã chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị tự quản ở địa phương để thu hút sự tham gia của người dân. Hoạt động thu hút người dân tham gia ngày càng đi vào thực chất.

Thứ ba, việc thu hút người dân tham gia rộng rãi đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động QLNN. UBND các phường ngày càng tạo được mối quan hệ gần gũi, gắn bó với người dân. Các chính sách phát triển kinh tế xã hội với sự tham gia của người dân đã được triển khai một cách nhanh chóng. Các ý kiến đóng góp của người dân đã giúp cho UBND các phường nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người dân để điều chỉnh chính sách, kế hoạch cho phù hợp. Các nguồn lực đóng góp của người dân ngày càng được mở rộng. Điều này đã

làm giảm đi sức ép đối với ngân sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy nhanh q trình xã hội hóa.

Thứ tư, cơng tác tiếp công dân được UBND các phường chú trọng nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin phản hồi của người dân. UBND các phường xây dựng lịch tiếp dân và phân công lãnh đạo trực tiếp tiếp công dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân. Chính quyền đã lắng nghe những ý kiến phản ánh của người dân và nhanh chóng xử lý những thơng tin này.

Thứ năm, người dân ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc tham

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại các phường thuộc quận kiến an, thành phố hải phòng (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w