Phương hướng tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại các phường thuộc quận kiến an, thành phố hải phòng (Trang 55 - 58)

động quản lý nhà nước

Người dân tham gia vào hoạt động QLNN và xã hội là một nội dung quan trọng trong đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước. Đây là một yêu cầu, một nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Muốn phát triển và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì phải coi trọng việc thực hiện sự tham gia của người dân vào QLNN và xã hội. Vì vậy, đây chính là trách nhiệm của nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng. Việc xây dựng các giải pháp để thu hút sự tham gia của người dân phải xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân chủ và vai trò của người dân trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Dân chủ là một vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và thực hiện. Vì vậy, đây là một nội dung quan trọng trong tư tưởng của Người. Đây chính là cơ sở lý luận, tư tưởng giúp Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”, “Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. Người cũng đã nhận thức sâu sắc về sức mạnh của quần chúng nhân dân, luôn chủ trương thực hành dân chủ để phát huy sức mạnh của người dân “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả các lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”.

Những giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ được vận dụng và thực hiện trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền mà ngày nay trong quá trình phát triển đất nước những giá trị ấy vẫn là nền tảng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Kế thừa những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta ln coi trọng và phát huy dân chủ. Một trong những bài học kinh nghiệm mà Đảng ta đã đúc rút ra qua quá trình hoạt động là “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”.

Đảng ta luôn xác định “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế và cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”. Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện thông qua hoạt động của nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.

Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã khẳng định “Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới”.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng đã xác định “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều là vì lợi ích của nhân dân; CBCC phải hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ,

tham gia quản lý xã hội của nhân dân. Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp. Thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”.

Quan điểm của Đảng là tiếp tục đẩy mạnh các hình thức dân chủ, đặc biệt là hình thức dân chủ trực tiếp “Hoàn thiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và giám sát công việc của Đảng và Nhà nước nhất là về các chính sách kinh tế, xã hội, về quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển quan trọng. Quy định chế độ cung cấp thơng tin và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trước nhân dân. Hoàn thiện và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và của mỗi người dân trong việc quản lý và tổ chức đời sống cộng đồng theo quy định của pháp luật”.

Trong những biểu hiện rõ nét của dân chủ thì quyền tham gia QLNN là vấn đề mang tính chất cốt lõi. Việc thực hiện quyền tham gia QLNN được tiến hành dưới nhiều cấp độ, hình thức. Trong đó, quyền tham gia QLNN ở địa phương là vấn đề hết sức quan trọng và được quan tâm chú trọng. Nhận thức được những vấn đề trên, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện để người dân tham gia các công việc chung của Đảng và Nhà nước ở cơ sở…..Những quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng là cơ sở để nhà nước tổ chức và hoạt động. Những định hướng về xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của Đảng sẽ được các cơ quan nhà nước cụ thể hóa thành quyền tham gia QLNN của người dân. Trong các cấp chính quyền, việc thu hút sự tham gia của người dân cần phải được thể hiện ngay từ cấp cơ sở. Đây chính là nền tảng cho việc phát huy dân chủ. Vì vậy, việc xây dựng các giải pháp của chính quyền địa phương cần phải dựa trên việc cụ thể các quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại các phường thuộc quận kiến an, thành phố hải phòng (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w