3.2. Một số giải pháp hoàn thiện để tăng cường sự tham gia của ngườ
3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức nhằm thu hút sự tham gia của
dân vào hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường
Người dân chỉ tham gia và tham gia có hiệu quả khi họ có đầy đủ những thơng tin. Muốn vậy, UBND phường cần tiến hành công khai minh bạch các thông tin để người dân nắm bắt kịp thời. Bên cạnh đó việc huy động sự tham gia của người dân nhất là đối với các khoản đóng góp cần phải được cơng khai minh bạch. Việc công khai minh bạch này một mặt là sự ghi nhận những đóng góp của người dân, mặt khác nó tạo nên cơ chế kiểm sốt chặt chẽ các khoản đóng góp, các ý kiến của người dân. Khi những khoản đóng góp, các ý kiến của người dân được cơng khai minh bạch thì người dân cảm thấy tin tưởng hơn ở chính quyền. Ngồi ra, sự cơng khai minh bạch còn là cơ sở để việc tuyên truyền vận động các cá nhân khác tham gia đóng góp một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Cùng với việc cơng khai minh bạch thì UBND phường cũng cần đẩy mạnh hoạt động giải trình đối với việc sử dụng các nguồn huy động đóng góp của người dân, việc giải quyết các ý kiến của người dân. Việc sử dụng đối với các nguồn vốn này cần phải giải thích để cho người dân thấy rõ. Cơng khai minh bạch và trách nhiệm giải trình sẽ tạo nên sự tin tưởng, gắn bó giữa chính quyền và người dân. Thực hiện tốt trách nhiệm giải trình là chìa khóa quyết định thành cơng việc huy động và mở rộng các khoản đóng góp từ phía người dân.
Để thực hiện việc cơng khai minh bạch và thực hiện trách nhiệm giải trình thì UBND phường cần thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, đa dạng hóa các hình thức cơng khai minh bạch
Chính quyền địa phương cần lựa chọn nhiều cách thức và con đường khác nhau để công khai minh bạch các thông tin liên quan đến QLNN, các khoản đóng góp và ý kiến của người dân. Chính quyền có thể niêm yết tại trụ sở cơ quan, thông báo trên loa phát thanh của địa phương, thông báo tại các cuộc họp của khu phố, Tổ dân phố….. Tăng cường cung cấp thông tin thông qua các cuộc họp Tổ dân phố, khu phố, hội nghị nhân dân để phổ biến các chính sách đến người dân. Đồng thời, việc niêm yết thông tin cần được tiến hành khoa học để người dân có thể dễ dàng tiếp nhận. Hiện nay các phường đều có hệ thống loa
phát thanh, vì vậy chính quyền cần thường xun tun truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật để người dân nắm bắt kịp thời. Để việc công khai minh bạch phát huy hiệu quả thì chính quyền cần kết hợp có hiệu quả các hình thức cơng khai. Bên cạnh đó, chính quyền cần thường xuyên tiếp xúc để cung cấp thông tin cho người dân. Việc công khai phải đi vào thực chất, tránh căn bệnh “hình thức”. UBND phường cần đảm bảo rằng mọi thông tin được chia sẻ và trao đổi với người dân.
Các khoản đóng góp, các ý kiến của người dân cũng cần được công khai để mọi người nắm rõ. Việc công khai minh bạch không chỉ diễn ra khi ghi nhận các khoản đóng góp, các ý kiến mà q trình sử dụng các nguồn lực, xử lý các ý kiến cũng cần được cơng khai minh bạch. Có như vậy việc cơng khai minh bạch mới thực sự mang lại ý nghĩa….. Và khi người dân có nhu cầu thì những thơng tin đó phải được cung cấp đầy đủ và chính xác, tránh hiện tượng “bưng bít thơng tin”. Chính quyền cần chủ động cung cấp thông tin chứ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp khi người dân có yêu cầu
Hai là, giải quyết kịp thời các ý kiến đóng góp của người dân, sử dụng hiệu quả các khoản đóng góp của người dân.
Mỗi thông tin do người dân cung cấp, các cơ quan nhà nước cần xem xét và giải quyết kịp thời. Có như vậy thì những thơng tin người dân cung cấp mới có ý nghĩa và người dân sẽ sẵn sàng cung cấp cho những lần tiếp theo. Nếu thông tin những người dân cung cấp không được cơ quan nhà nước xử lý thì sẽ làm giảm lịng tin của người dân đối với cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước cần làm cho người dân hiểu rằng việc lấy thông tin này khơng phải là chỉ mang tính hình thức mà những thơng tin này sẽ được cơ quan nhà nước tiếp nhận và xử lý. Chính quyền cần chủ động và kịp thời giải quyết các ý kiến phản ánh của người dân, đồng thời cơng khai minh bạch q trình giải quyết. Ngồi ra, chính quyền cũng cần thể hiện rõ thiện chí và quyết tâm của mình trong q trình giải quyết các ý kiến của người dân. Chính quyền cần thơng tin kịp thời để người dân nắm bắt kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của mình.
Các khoản đóng góp bên cạnh việc cơng khai minh bạch thì q trình sử dụng cũng cần được chú trọng. Đối với các khoản đóng góp của người dân thì UBND phường cần sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm. Việc sử dụng các khoản đóng góp cũng cần tham khảo ý kiến của người dân.
Ba là, việc sử dụng các khoản đóng góp, giải quyết các kiến nghị của người dân cần được giải trình rõ ràng.
Bên cạnh việc cơng khai minh bạch các khoản đóng góp, các kiến nghị của người dân thì vấn đề trách nhiệm giải trình cũng cần phải được đưa ra và giải quyết một cách thấu đáo. Việc sử dụng nguồn vốn đóng góp của người dân phải có sự giải thích và trình bày rõ ràng và minh bạch để người dân thấy được cách thức và nội dung sử dụng đối với những khoản đóng góp. Khi người dân thắc mắc thì UBND phường cần giải đáp kịp thời. Vấn đề trách nhiệm giải trình đối với người dân – khách hàng là một nội dung hiện nay chúng ta đang chú trọng thực hiện. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề mới và rào cản tâm lý của cơ chế quản lý cũ cũng là thách thức đối với trách nhiệm giải trình. UBND phường cần xóa bỏ quan niệm “độc quyền”, cơ chế “xin – cho”. Mọi hoạt động của phường cần phải được giải trình với người dân. Lãnh đạo các phường cần chú trọng và quan tâm đến trách nhiệm giải trình. Đối với UBND phường việc giải trình với người dân là một vấn đề cần phải được quan tâm và chú trọng. Trong các cấp hành chính thì trách nhiệm giải trình của UBND phường đối với người dân phải được đặt lên hàng đầu. Và trong các cấp hành chính thì UBND phường cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện trách nhiệm giải trình với người dân.
3.2.4. Đổi mới biện pháp nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường
Chính quyền địa phương là yếu tố trụ cột của hệ thống chính trị cơ sở, hiệu quả hoạt động của nó có vai trị hết sức quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của người dân. Một chính quyền hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì việc thu hút sự tham gia của người dân cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Một chính quyền hoạt động hiệu quả sẽ có những giải pháp phù hợp trong việc thu hút sự
tham gia của người dân. Ngoài ra, người dân cũng sẽ yên tâm và chủ động hơn trong việc tham gia vào hoạt động QLNN.
Hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương được thể hiện thơng qua hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND, do đó cần chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của hai nhóm cơ quan này.
Thứ nhất, đối với HĐND phường
Hoạt động của HĐND phường cần đi vào thực chất và hiệu quả hơn. HĐND cần đổi mới và nâng cao chất lượng các kỳ họp của mình. Công tác chuẩn bị cho kỳ họp phải được chú trọng. Phát huy tính dân chủ khi thực hiện các kỳ họp. Ngoài ra, HĐNĐ phường cũng cần thực hiện tốt chức năng giám sát của mình. Để thực hiện tốt chức năng giám sát của mình thì HĐND cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội (đại diện là MTTQ phường). Xây dựng và hoàn thiện cơ chế đối với các cơ quan này.
Đại biểu HĐND phải thực sự là cầu nối giữa chính quyền và người dân. Đại biểu HĐND phường cần gắn bó mật thiết với người dân, thường xuyên lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người dân. Ngoài hai kỳ họp theo quy định của pháp luật thì mỗi đại biểu HĐND cần tích cực hoạt động hơn nữa. Trong đó đại biểu HĐND phải làm sao để trở thành một địa điểm tin cậy để người dân chia sẻ những đóng góp. Khơng chỉ liên hệ mật thiết với người dân, đại biểu HĐND cũng cần giám sát chặt chẽ hoạt động của UBND phường. Phát hiện và kiến nghị kịp thời để HĐND xử lý đối với hoạt động của UBND.
HĐND cần phối hợp với MTTQ thực hiện việc xây dựng kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm đối với các đại biểu HĐND. Việc lấy phiếu tín nhiệm là hết sức cần thiết. HĐND có thể chủ động việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm, khơng nhất thiết là hai năm lấy một lần như hiện nay.
Thứ hai, đối với UBND phường
Cần phải chú trọng xây dựng UBND phường thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, có đủ khả năng thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thành chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương một cách thiết thực. Có như vậy, dân mới tin tưởng vào
chính quyền, mới cùng chính quyền thực hiện tốt hoạt động QLNN. Chúng ta cần phải có những giải pháp để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC phường. CBCC phường cần phải được trang bị những kỹ năng kiến thức trong thực hiện công việc cũng như trong giao tiếp với người dân. Tổ chức hoặc cử CBCC phường tham gia các khóa bồi dưỡng về kỹ năng dân vận, kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công vụ…
UBND phường cần đẩy mạnh q trình cải cách hành chính. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong các hoạt động của mình, tập trung xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất, năng lực hồn thành nhiệm vụ được giao; áp dụng công nghệ thơng tin vào hoạt động của mình. Lãnh đạo UBND phường cần tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của đội ngũ CBCC phường để đảm bảo thực hiện đúng những quy định của pháp luật. UBND phường cần nghiên cứu và áp dụng các mơ hình quản lý có hiệu quả của các địa phương và vận dụng vào hoạt động của mình.
UBND phường cần nghiên cứu áp dụng hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của mình. Hiện nay việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đối với UBND phường là bắt buộc. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN. Mặt khác nó cũng giúp cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước và người dân. Trong ISO địi hỏi chính quyền phải coi công dân là khách hàng và tạo điều kiện để người dân tham gia vào hoạt động của mình. Thực hiện 4 biết: biết chủ trương; biết tiếp thu, biết thấu hiểu; biết cười.