Hoàn thiện thể chế, cơ chế phối hợp

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại các phường thuộc quận kiến an, thành phố hải phòng (Trang 58 - 60)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện để tăng cường sự tham gia của ngườ

3.2.1. Hoàn thiện thể chế, cơ chế phối hợp

Pháp luật là một trong những công cụ rất quan trọng để đảm bảo thực hiện quyền dân chủ của người dân. Để việc thu hút sự tham gia của người dân thực sự có hiệu quả thì việc hồn thiện hệ thống pháp luật là điều quan trọng và cần thiết. Hệ thống pháp luật sẽ tạo thành hành lang pháp lý cho việc thu hút của UBND phường. Trong khi đó đối với người dân, một hệ thống pháp luật đầy đủ và chính xác sẽ tạo ra những cơ chế, hình thức rõ ràng để người dân tham gia. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền thì việc hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh vực thu hút sự tham gia của người dân nói riêng là vấn đề cấp bách và cần thiết.

So với Hiếp pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung đầy đủ hơn các hình thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân, không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và HĐND như trước đây mà cịn thơng qua các cơ quan khác của Nhà nước và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp. Việc Hiến pháp quy định như vậy đã mở đường cho việc cụ thể hóa các hình thức tham gia QLNN của người dân.

Dựa trên tinh thần Hiến pháp năm 2013 và thực tiễn quy định pháp lý trong thời gian qua về quyền tham gia QLNN của người dân, hệ thống pháp luật liên quan đến quyền tham gia QLNN của người dân nói chung và tham gia vào hoạt động QLNN của UBND phường nói riêng cần chú trọng hồn thiện các vấn đề sau đây:

Một là, quy định chi tiết về quyền tham gia của người dân vào hoạt động QLNN

Để cụ thể hóa các quyền thì chúng ta cần phải sớm luật hóa các quyền tham gia QLNN được quy định trong Hiến pháp 2013. Những vấn đề như quyền tiếp cận thông tin, quyền trưng cầu dân ý, phản biện xã hội cần phải được luật hóa bằng các luật như Luật tiếp cận thông tin, Luật trưng cầu dân ý….. Các luật này cần quy định những cơ sở, điều kiện để người dân tham gia, quy trình thủ

tục, cách thức và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, đặc biệt đối với chính quyền địa phương. Ngồi ra, để phát huy hiệu quả của dân chủ cơ sở thì cần nâng tầm Pháp lệnh Dân chủ cơ sơ lên thành Luật. Điều này sẽ một lần nữa khẳng định vị trí và vai trị của chính quyền cấp cơ sở cũng như vấn đề dân chủ cơ sở - cốt lõi của vấn đề dân chủ trong chính quyền.

Pháp luật cần quy định cụ thể các hình thức, cơ chế, cách thức tham gia của người dân cả về trực tiếp và gián tiếp. Đặc biệt khi Hiến pháp 2013 đã khẳng định hình thức tham gia trực tiếp thì hình thức này cần phải được quy định cụ thể và chi tiết. Hệ thống pháp luật cần định hình được cơ chế và cách thức để người dân tham gia QLNN. Đối với những nội dung bắt buộc phải lấy ý kiến của người dân thì phải đảm bảo cho người dân. Đối với những vấn đề trưng cầu dân ý hay lấy ý kiến của người dân thì cần quy định rõ ràng vấn đề lấy ý kiến, nội dung lấy ý kiến, cách thức lấy ý kiến....

Cần hoàn thiện các quy định về bầu cử; cụ thể hóa các quy định về bãi miễn đại biểu dân cử; hoàn thiện cơ sở pháp lý và tổ chức triển khai cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, nghiên cứu, bổ sung và thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp mới.

Dựa trên những quy định của pháp luật thì UBND các phường thuộc quận Kiến An cần cụ thể hóa quyền tham gia QLNN của người dân trên địa bàn. Các cấp chính quyền cần xây dựng một hành lang pháp lý cho quá trình thu hút này gắn với địa bàn hành chính của mình.

Hai là, quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan nhà nước, CBCC

Hệ thống pháp luật cần đề cao chế độ trách nhiệm, sự cam kết thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN của UBND phường. Đồng thời, cần phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan cũng như đội ngũ CBCC đối với hoạt động này. Muốn vậy cần phải cố hệ thống chế tài đi kèm với hệ thống quy định. Những quy định của nhà nước có tính khả thi cao khi nó có những điều kiện đảm bảo. Trong hoạt động QLNN thì chế tài là điều kiện để đảm bảo việc thực hiện. Hiện nay, việc quy định chế tài đối với các cơ quan nhà nước chưa thực sự rõ ràng và cũng vì khơng quy định chế tài nên nhiều cơ quan nhà nước,

CBCC chưa chú trọng cũng như chưa thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong vấn đề thu hút. Dựa trên những quy định của pháp luật thì UBND các phường của quận Kiến An cần xác định rõ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước cũng như CBCC. Đặc biệt, cần phải có chế tài phù hợp đối với những hành vi cản trở hoặc không tạo điều kiện cho người dân tham gia.

Các văn bản pháp luật cần xác định rõ trách nhiệm của Chủ tịch HĐND, các đại biểu HĐND, Chủ tịch UBND, các CBCC hoạt động trong UBND. Tùy theo từng vị trí đảm nhận mà có những quy định trách nhiệm đảm bảo khác nhau. Người đứng đầu cơ quan nhà nước ở phường chịu trách nhiệm chung về việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động của cơ quan mình, các CBCC sẽ chịu trách nhiệm thu hút trong cơng việc của mình được phân cơng. Việc quy định trách nhiệm của lãnh đạo sẽ giúp cho lãnh đạo kiên quyết hơn trong hoạt động quản lý của tổ chức, còn đối với CBCC giúp cho họ thấy rõ được trách nhiệm của mình.

Pháp luật chỉ là điều kiện cần để thu hút sự tham gia của người dân, điều kiện đủ ở đây là những quy định đó phải được triển khai trên thực tế. Vì vậy các cơ quan nhà nước, CBCC ở phường cần phải triển khai thực hiện nghiêm túc những quy định trên. Ngồi ra, cũng cần làm tốt cơng tác tun truyền, phố biến để các tầng lớp nhân dân nâng cao hiểu biết về pháp luật, tích cực tham gia hoạt động giám sát và phản biện xã hội nhất là về luật MTTQ Việt Nam, luật Thanh tra, luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, pháp lệnh dân chủ ở cơ sở và các văn bản có liên quan.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại các phường thuộc quận kiến an, thành phố hải phòng (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w