6. Kết cấu của luận văn
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Khí Công nghiệp Long Biên
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty
Công ty đã áp dụng cơ cấu bộ máy kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty đƣợc tổ chức theo kiểu trực tuyến. Kế toán trƣởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành. Mỗi cán bộ kế toán đều phải kiêm nhiệm từng phần việc cụ thể.
Sơ đồ tổ chức nhƣ sau:
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Chức năng nhiệm vụ của từng ngƣời
Kế toán trưởng
Kế toán trƣởng có trách nhiệm quản lý chung, trông coi (kiểm soát) mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Phải nắm đƣợc toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mƣu cho giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty. Tổ chức công tác quản lý và điều hành Phòng Tài chính – Kế toán, thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc Phòng Tài chính –Kế toán.
Kế toán tổng hợp
Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo quy định của nhà nƣớc và Công ty. Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của các
Kế toán trƣởng Kế toán TSCĐ và công cụ, dụng cụ Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Kế toán doanh thu và tiêu thụ sản phẩm Kế toán tổng hợp và kiểm tra Thủ quỹ
kế toán phần hành thực hiện trên máy, để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các sai sót (nếu có) về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời.Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho Kế toán trƣởng và Ban Giám Đốc khi đƣợc yêu cầu.
Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán
Lập chứng từ thu - chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ. Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty hàng ngày và cuối tháng.Theo dõi các khoản tạm ứng. Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chúng từ
Kế toán TSCĐ – Công cụ, dụng cụ
Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ, công cụ, dụng cụ và các báo cáo các biến động TSCĐ hàng tháng. Tính, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ định kỳ hàng tháng. Quản lý về mặt giá trị, theo dõi biến động tăng, giảm, hạch toán khấu hao, phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ tại các bộ phận, phòng ban trực thuộc công ty và chi nhánh.
Kế toán doanh thu và tiêu thụ sản phẩm
Theo dõi tình hình nhập – xuất –tồn kho sản phẩm, hàng hoá về mặt số lƣợng và giá trị tại các kho của công ty. Theo dõi số lƣợng hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã đƣợc xác định tiêu thụ. Doanh thu phải đựợc theo dõi chi tiết cho từng loại hình kinh doanh. Trong từng loại doanh thu phải chi tiết cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý tài chính và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lƣợng và chất lƣợng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lƣơng, tiền thƣởng, các khoản trợ cấp phải trả cho ngƣời lao động. Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lƣơng, BHXH,
BHYT và KPCĐ. Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
Nhiệm vụ thủ quỹ
Hàng ngày, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ tiến hành thực thu, thực chi và cập nhật vào sổ quỹ tiền mặt số tiền thu, chi trong ngày. Cuối ngày chuyển sổ quỹ qua kế toán thanh toán để đối chiếu và lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng theo Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: hình thức kế toán Nhật ký chung.
- Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dƣơng lịch.
- Đơn vị tiền tệ trong hạch toán: Việt Nam Đồng.
- Phƣơng pháp khấu hao: tính theo phƣơng pháp đƣờng thẳng.
- Phƣơng pháp hạch toán thuế giá trị gia tăng: phƣơng pháp khấu trừ.
- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho đƣợc tính theo giá gốc;
Phƣơng pháp xác định giá trị hàng tồn kho xuất kho: Phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc;
Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho;
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc lập vào thời điểm cuối năm, là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của chúng.
Công ty áp dụng ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung kết hợp phầm mềm kế toán MISA, hệ thống sổ sách trong Công ty bao gồm:
- Sổ tổng hợp:Nhật ký chung, Sổ cái. - Sổ chi tiết:
Sổ quỹ tiền mặt;
Sổ tiền gửi ngân hàng;
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Thẻ kho; Sổ TSCĐ;
Sổ chi tiết TSCĐ; Sổ chi tiết các tài khoản;
Sổ chi tiếtthanh toán với ngƣời mua, ngƣời bán;
Sổ chi tiết bán hàng;
Sổ theo dõi thuế GTGT... Sơ đồ trình tự ghi sổ:
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Căn cứ vào các chứng từđã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụphát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Khí Công nghiệp Long Biên