Vai trò kết nối nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã đội bình, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay (Trang 28 - 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.4. Vai trò kết nối nguồn lực

Vai trò kết nối nguồn lực là một trong những vai trò hết sức quan trọng trong CTXH nhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống.

Kết nối nguồn lực là hành động của NVXH thể hiện vai trị của mình trong việc làm cho các tiềm lực trở thành nguồn lực để phát huy sức mạnh tổng hợp. Vậy trước hết, muốn kết nối nguồn lực thì NVXH phải mô tả được các loại nguồn lực trong cộng đồng. Ai đang nắm giữ loại nguồn lực gì? Mức độ và điều kiện sẵn sàng tham gia hành động của các tiểu hệ thống trong việc thực hiện một nghĩa vụ và trách nhiệm chung. Đồng thời kết nối nguồn lực phải thể hiện được

cách thức, xác định được bối cảnh hành động, ai làm gì? Làm như thế nào? Cách thức thực hiện ra sao? [22]

Vai trò là người kết nối - còn gọi là trung gian: NVXH là người có được những thơng tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho thân chủ các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề. NVXH với tư cách là một người trung gian kết nối thân chủ với các nguồn lực cần thiết. Nguồn lực này có thể là các cá nhân, tổ chức, ban ngành, đồn thể có liên quan đến vấn đề cần giải quyết của nạn nhân; hoặc cũng có thể là các dịch vụ sẵn có trong cộng đồng. Một thân chủ có thể có nhiều nhu cầu cần trợ giúp khác nhau như hỗ trợ về mặt tâm lý, pháp lý, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, việc làm,… Bởi vậy, để đảm bảo được vai trò này, NVXH cần hiểu rõ các dịch vụ, lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thân chủ và trực tiếp giúp họ tiếp cận với các dịch vụ.[22]

Trong cơng tác giảm nghèo tại xã Đội Bình cần tăng cường các hoạt động tập huấn, xây dựng năng lực cho người làm công tác liên quan đến người nghèo và XĐGN. Đồng thời tuyên truyền, kêu gọi sự tham gia tích cực của người nghèo giúp họ chủ động, tích cực vươn lên ổn định cuộc sống. Cũng qua nghiên cứu thực tiễn tại địa phương cho thấy, thiếu vốn là một trong những cản trở lớn nhất đối với người nghèo trong quá trình phát triển kinh tế. Do thiếu vốn nên người nghèo khơng có khả năng lựa chọn các phương án sản xuất mang lại lợi ích kinh tế cao nên giá trị sản phẩm thấp, thiếu tính cạnh tranh cho thị trường. Bên cạnh đó, họ thường khơng có tài sản thế chấp để vay vốn sản xuất và thiếu thông tin về các chương trình Tín dụng để có thể vay vốn. Ngay cả khi được vay vốn thì việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cũng là một điều khó khăn với người nghèo. Vì vậy, để XĐGN mang tính bền vững, giúp người nghèo chủ động vươn lên thốt nghèo vững chắc, thì chính sách, các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội cho hộ nghèo phải giúp họ tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng, hướng dẫn họ cách thức sử dụng và phổ biến

kinh nghiệm sản xuất để nâng cao mức thu nhập và giảm thiểu những rủi ro gặp phải. Thông qua phong trào XĐGN, NVXH cần vận động người nghèo đổi mới nếp nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng, thế mạnh về tiền vốn, lao động, đất đai đầu tư cho sản xuất. Phong trào cuốn hút người nghèo tham gia tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, phát triển kinh tế.

Vận động, tập hợp và tổ chức các phong trào người nghèo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Nơng thơn mới, xây dựng gia đình nơng dân văn hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo. Đồng thời, NVXH tích cực tham gia hoạch định chính sách, pháp luật, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở địa phương; tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ người nghèo và vận động người nghèo tham gia tích cực vào hoạt động phát triển kinh tế cũng như hoạt động văn hóa, văn nghệ khác,… làm cho đời sống của họ phong phú và được cải thiện rõ rệt hơn.

NVXH là người tổ chức, tập hợp và liên kết những hộ nghèo với nhau, cùng nhau phát triển kinh tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, phát triển dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao số lượng, chất lượng các mơ hình người nghèo được hỗ trợ làm ăn có hiệu quả. Khơng chỉ vậy, NVXH cịn có vai trị cao trong việc vận động người nghèo đến thăm khám bệnh tại cơ sở y tế trên địa bàn xã để họ có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, hạn chế được bệnh tật, giảm chi phí chữa bệnh. Từ đó, họ có điều kiện tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, góp phần XĐGN bền vững.

NVXH nắm chắc thực tiễn, những bức xức, tâm tư, nguyện vọng của người nghèo; nắm chắc những chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến người nghèo và XĐGN nhằm nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của điạ phương để tham mưu, đề xuất với cấp ủy những vấn đề cụ thể, trực tiếp liên quan đến vấn đề đói nghèo, đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nghèo để cấp ủy tạo điều kiện cho chương trình XĐGN hoạt động có hiệu quả. NVXH là cầu nối để các chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương đến với

người nghèo, đồng thời truyền tải tâm tư nguyện vọng của người nghèo đến với chính quyền. Từ đó chính quyền có những chính sách phù hợp hơn, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội thốt nghèo.

NVXH là người nắm được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho người nghèo các thơng tin hữu ích đó, những nguồn tài ngun sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với các nguồn lực, tài chính, kỹ thuật,… có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề. Ngồi ra NVXH còn hỗ trợ người nghèo tiếp cận tư liệu và phương tiện sản xuất, nâng cao thu nhập, có chính sách điều tiết lại quỹ đất cho người nghèo. Hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng những mơ hình trang trại làm ăn có hiệu quả để thu hút lao động.

Tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ và giúp họ sử dụng nó một cách có hiệu quả để hộ nghèo có thể mở rộng quy mơ sản xuất và giảm chi phí sản phẩm. Hiện nay, nhiều hộ nghèo vẫn chưa có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn vay của ngân hàng. Mặc dù Nhà nước ta đã càng ngày chú ý đến trợ giúp cho người nghèo nhưng với nhiều lý do khác nhau nên các chính sách đó chưa thực sự đến được đối tượng cần được hưởng. Từ thực tế đó, NVXH là cầu nối để người nghèo có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng CSXH. Bên cạnh đó, NVXH kết hợp với các đồn thể chính trị trên địa bàn xã tranh thủ sự hỗ trợ các nguồn lực của Trung Ương và các bộ ngành được phân cơng giúp đỡ nhằm sử dụng có hiệu quả những nguồn hỗ trợ đó. Hơn nữa NVXH là cầu nối giữa cán bộ cho vay và người vay vốn, giới thiệu người nghèo làm việc với cán bộ phụ trách Quỹ Tín dụng ưu đãi của xã, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ vay và sử dụng vốn.

Có thể thấy nguồn lực là một yếu tố tiên quyết, tối quan trọng trong việc đưa người nghèo thốt nghèo bền vững. Vì vậy, NVXH có một vai trị đặc biệt quan trọng trong việc kết nối các nguồn lực ấy nhằm giúp người nghèo giảm các gánh nặng, khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Hiện nay, ở mỗi xã, phường, thị trấn đều có một NVXH hoặc cán bộ phụ trách các vấn đề về nghèo đói và XĐGN cần nhận thấy rõ vai trị của nguồn lực và kết nối nguồn lực trong công tác giúp đỡ

người nghèo, tăng cường sức mạnh nhận thức và kỹ năng phát triển kinh tế cho họ, nâng cao tiếng nói của người nghèo vào việc bổ sung, xây dựng các chính sách, góp phần tạo cơ hội cho người nghèo có thể phát huy năng lực theo cách mà họ tự chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã đội bình, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)