Thực trạng đói nghèo tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã đội bình, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay (Trang 60 - 63)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở xã Đội Bình

2.1.1. Thực trạng đói nghèo tại địa phương

XĐNG là một trong những chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong việc cải thiện đời sống xã hội cho người nghèo nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Chính vì vậy, cùng với việc cải cách tạo ra những động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, Đảng ta ln khuyến khích “làm giàu hợp pháp đi đôi với XĐGN”. Nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác XĐGN, chính quyền và các ban ngành đoàn thể trong xã Đội Bình đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, chỉ đạo tốt công tác và thực hiện các mục tiêu XĐGN.

Chiến lược XĐGN giai đoạn 2010 – 2015 nhằm đầu tư hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo có tư liệu và phương tiện sản xuất, nâng cao thu nhập góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, thiết lập công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và giảm nghèo bền vững. Căn cứ quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện Yên Sơn phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Đội Bình đã tiến hành cơng tác rà sốt hộ nghèo và có kết quả theo đồ thị dưới đây:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy những thành tích nổi bật trong cơng tác XĐGN trên địa bàn xã Đội Bình. Để đạt được những kết quả đó, trong những năm qua chính quyền xã đã gắn chương trình XĐGN với mục tiêu phát triển kinh tế, đa dạng hóa sản xuất nơng nghiệp và phát triển nông thôn, tập trung đầu tư tạo cơ hội cho người nghèo chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi, thu hút nhiều lao động, phát triển theo hướng hàng hóa để tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Thực hiện cho vay vốn ưu đãi, tạo điều kiện về tín dụng cho người nghèo để phát triển sản xuất. Thực hiện mục tiêu XĐGN, hàng năm Ủy ban Nhân dân xã tăng cường chỉ đạo các ban ngành đoàn thể ưu tiên hỗ trợ người nghèo như: hỗ trợ về vốn sản xuất, hỗ trợ về chính sách miễn giảm thuế nơng nghiệp, miễn giảm học phí cho con em khi đến trường, thăm khám bệnh miễn phí tại cơ sở y tế của xã,… Nhờ đó cơng tác XĐGN đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2010 là 12,6% (theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010). Năm 2011, có sự thay đổi trong việc xét hộ nghèo với những tiêu chí mới nên tỷ lệ hộ nghèo nâng lên là 22,2%. Với những giải pháp đồng bộ về chính sách và ưu tiên nguồn lực, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 22,2% năm 2011 xuống còn 15,5% cuối năm 2012 (giảm 6,7%), 10% cuối năm 2013 (giảm 5,5%) và 7,6% cuối năm 2014 (giảm 2,4%). Đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm 2,8% (từ 7,6% xuống còn 4,8%) theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015. Như vậy, đến nay tồn xã cịn 79 hộ nghèo chiếm 4,8%. [46] Do đó địi hỏi cần có những chính sách và biện pháp thực hiện quyết liệt hơn để giảm số hộ nghèo tại địa phương, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản xã khơng cịn hộ nghèo.

Cùng với đó, Ban chỉ đạo giảm nghèo xã cũng đã làm tốt công tác rà sốt hộ nghèo tại 14 thơn bản tại địa phương nhằm thống kê số hộ nghèo, số hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ tái nghèo; những khó khăn, vấn đề phát sinh trong cuộc sống của người nghèo. Từ đó, đưa ra các giải pháp kịp thời và phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của người nghèo, góp phần cải thiện đời sống, tiến tới thoát nghèo bền vững.

Bảng 2.1. Kết quả rà sốt hộ nghèo của xã Đội Bình năm 2014 STT Thơn, xóm Tổng số hộ gia đình Số khẩu Hộ nghèo Tổng số hộ Số khẩu Tỷ lệ (%) 1 Chiến Thắng 131 520 9 26 7 2 Độc Lập 133 526 8 16 6 3 Phú Bình 123 432 4 11 3 4 Cầu Chéo 136 444 11 38 8 5 Cây Thị 85 311 5 8 6 6 Đoàn Kết 93 367 16 49 17 7 Dân Chủ 120 462 17 58 14 8 Hịa Bình 156 696 7 20 4,5 9 Xuân Bình 60 255 2 2 3 10 Hưng Quốc 154 636 9 34 6 11 Đồng Giàn 124 520 23 88 18 12 Tân Bình 110 355 2 8 2 13 Liên Bình 114 445 1 3 1 14 Thống Nhất 51 190 0 0 0 Tổng 1590 6159 114 361 7,6

(Nguồn: Thống kê của UBND xã Đội Bình, 2014)

Qua bảng số liệu cũng cho ta thấy, thôn Thống Nhất là thôn trung tâm của xã nên giao thông đi lại thuận tiện hơn so với các thơn khác trong xã. Vì thế khơng có hộ nghèo trên địa bàn của thơn. Trong khi đó thơn Đồng Giàn là thơn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với 18% hộ nghèo. Đây là thơn xa nhất tính từ trung tâm xã (cách trung tâm xã 15km), đường đi lại hiểm trở, nhiều đoạn lầy lội, nhất là vào mùa mưa, đi lại rất khó khăn, gây cản trở tới đời sống của người dân về mọi mặt. Ngồi ra, các thơn xa như thơn Đồn Kết, Cầu Chéo,… xa trung tâm xã, đường

đi lại khó khăn hơn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn các thôn khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến sự tham gia của người dân hạn chế hơn.

Như vậy với sự quan tâm của Nhà nước, các cấp chính quyền, ban ngành đồn thể với các hoạt động, dự án, mơ hình giảm nghèo đời sống của bộ phận người nghèo tại địa phương ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm qua các năm. Tuy nhiên số hộ tái nghèo vẫn còn lớn, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, nhất là trong hoạt động phát triển sản xuất làm cho năng xuất cây trồng thấp và tỷ lệ đói nghèo của xã vẫn còn ở mức cao. Kinh tế của các hộ trên địa bàn xã vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, các thành phần kinh tế khác như dịch vụ, thương mại, công nghiệp chưa phát triển, hiệu quả kinh tế chưa cao. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng tình trạng thốt nghèo chưa vững chắc, đặc biệt là với những hộ nghèo là DTTS có sự chênh lệch về thu nhập, trình độ văn hóa, mức tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản. Bên cạnh sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác XĐGN của chính quyền thì đội ngũ cán bộ cịn hạn chế về trình độ và năng lực, cán bộ cơ sở hay biến động cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình. Nguồn lực huy động cho chương trình XĐGN cịn hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, thiếu các dự án, chương trình của các tổ chức trong nước và Quốc tế về XĐGN trên địa bàn. Nhận thức của một số bộ phận khơng nhỏ người nghèo vẫn cịn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng, chưa chủ động vươn lên thốt nghèo. Một số chính sách, dự án khi triển khai chưa được kiểm tra, giám sát thường xuyên và đánh giá về hiệu quả. Thiếu giải pháp khuyến khích các hộ vừa mới thốt nghèo tiếp tục phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã đội bình, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)