Lý thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã đội bình, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay (Trang 52 - 54)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cách tiếp cận trong nghiên cứu

1.2.2. Lý thuyết hệ thống

Các ý tưởng về hệ thống trong CTXH bắt nguồn từ lý thuyết về những hệ thống tổng quát được triển khai ở những thập kỷ 1940 và 1950 trong các ngành học về khoa học quản trị và tâm lý học, và được Von Bertalanffy (1971) tổng hợp lại. [16]

Một hệ thống được định nghĩa bởi Bertalanffy là “một tập hợp các yếu tố đứng trong sự tương tác”, một tập hợp có đủ điều kiện để xác định là một nhóm sẽ được nhìn nhận giống như một hệ thống, những nhóm nhỏ hơn tồn tại trong nhóm lớn. Mỗi hệ thống được phân định bởi một vài dạng “ranh giới”- một đường kẻ khơng có thực để xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống. Những thứ đa dạng vượt qua ranh giới của hệ thống, có thể được gọi là năng lượng. Chúng tồn tại ở những dạng khác nhau và có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới tiến trình phát triển của cộng đồng. Hệ thống đóng là những hệ thống khơng có những sự trao đổi vượt qua ranh giới, hệ thống mở là những hệ thống xảy ra khi năng lượng vượt ra được những ranh giới có thể thẩm thấu được. [16]

Pincus và Minahan (1973) xác định 3 loại hệ thống trong xã hội như sau: Hệ thống khơng chính thức hay hệ thống tự nhiên (như gia đình, bạn bè, người đưa thư, các đồng nghiệp…); hệ thống chính thức: các tổ chức xã hội, hiệp đồn xã hội (như nhóm cộng đồng, cơng đồn…); hệ thống xã hội: những chương trình, phong trào xã hội, hệ thống cung cấp dịch vụ phúc lợi xã hội (như bệnh viện, trường học…). [16]

Tiếp theo, Warren (1978) cho rằng thuyết hệ thống xã hội đặt ra triển vọng cho sự hiểu biết về các cộng đồng. Warren nêu ra một cộng đồng không chỉ là một hệ thống mà là một hệ thống của nhiều hệ thống trong đó tất cả những dạng nhóm chính thức, nhóm khơng chính thức và từng cá nhân tương tác nhau. Từ sự đa dạng của nhóm lớn và nhóm nhỏ, cộng đồng có một phạm vi rộng về khả năng cấu trúc và chức năng, khơng theo một mục đích tập trung. Hệ thống cộng đồng là một phạm vi phức tạp trong đó những nhóm đa thành phần với những giá trị khác biệt nhau có thể đồng thời tồn tại. Một hệ thống lâu dài qua thời gian sẽ có “ý thức cộng đồng”. Warren cũng xác định cấu trúc bên trong và bên ngồi mà ơng cho là những mối liên hệ cộng đồng theo chiều dọc và chiều ngang. Việc duy trì ranh giới là một phần của thuyết hệ thống và cần thiết để một hệ thống tồn tại. Một sự bổ sung từ cách nhìn của Cohen (1985) đó là ranh giới cộng đồng khơng gắn chặt với nơi chốn/khơng gian. Ranh giới có thể thuộc vật chất, nhưng có thể thuộc chủng tộc, sắc tộc, ngơn ngữ, hoặc tôn giáo,… [16]

Lý thuyết hệ thống trợ giúp đề tài trong việc tìm hiểu đặc điểm của cộng đồng thực hiện nghiên cứu như kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội. Từ đó nhìn nhận được những tác động từ phía cộng đồng chi phối đời sống của người nghèo, những vấn đề tồn tại trong việc cải thiện cuộc sống của họ và giải pháp để giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, tập hợp người nghèo là đối tượng đích cũng có thể được coi như một hệ thống mở với mối quan tâm là giảm nghèo bền vững thông qua việc kết nối nguồn lực tại địa phương. Những hoạt động người nghèo trong q trình này có ảnh hưởng từ sự tương tác giữa các thành viên với nhau và với những hệ thống có sự liên quan trực tiếp và gián tiếp tới nhu cầu thoát nghèo của họ.

Khi tiến hành nghiên cứu tại địa phương, cấu trúc hệ thống gồm 3 nhóm là chính thức, phi chính thức và xã hội chiếm vị trí quan trọng, điều này cho thấy người nghèo tại cộng đồng đang có mối liên kết hiệu quả với những thành tố nào trong các nhóm này, ngược lại cộng đồng có mang đến được những hỗ trợ tích cực tới việc cải thiện điều kiện sống cho người nghèo hay không. Hơn nữa, công tác giảm nghèo không thể đạt được hiệu quả bền vững nếu khơng có sự phối hợp

hoạt động đa dạng của các hệ thống trong cộng đồng từ chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, người dân và hộ nghèo. Như vậy, những thành tố tồn tại trong 3 nhóm này có thể trở thành nguồn lực hoặc rào cản cho cơng tác XĐGN tại xã Đội Bình. Điều cốt yếu là dựa vào lý thuyết này mà nghiên cứu làm sáng tỏ được vai trò của các nhóm, sự hữu ích cũng như những thiếu hụt của chúng trong việc hình thành và triển khai các hoạt động giảm nghèo tại xã Đội Bình để từ đó có phương hướng can thiệp phù hợp với văn hóa của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã đội bình, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)