Trên cơ sở những kết quả đã đạt được của việc ứng dụng CNTT tại Phòng TT-TV của Viện, để thư viện phát triển hiện đại hơn nữa, để liên kết được với thư viện của các đơn vị nhà trường, các học viện, các quân binh chủng,…trong Bộ Quốc Phòng, việc đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng thông tin là vấn đề cũng cần được quan tâm.
Đầu tư trang thiết bị: một thư viện điện tử muốn hoạt động tốt và đạt hiệu quả phải có một hạ tầng cơ sở kỹ thuật đủ mạnh, có khả năng đáp ứng các yêu cầu khai thác thông tin của đông đảo bạn đọc tại bất kỳ vị trí nào, bất kỳ thời điểm nào. Do đó, Phòng TT-TV cần xây dựng một hạ tầng cơ sở kỹ thuật đủ mạnh, đường truyền mạng kết nối phải có tốc độ cao, băng thông rộng.
Hệ thống máy chủ lớn có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ tra cứu trực tuyến, tra cứu dữ liệu số, dịch vụ webmail,…phải có một hệ thống tường lửa để ngăn chặn các truy cập trái phép, một hệ thống lưu trữ dữ liệu số phải lớn (ổ cứng máy chủ cần tính bằng Terabyte) và một số máy chủ cho các ứng dụng khác. Hệ thống máy chủ phải được thiết kế với khả năng phân tải khi bạn đọc truy cập vào tra cứu với số lượng đông, đảm bảo các yêu cầu về an ninh và an toàn tài nguyên thông tin. Phải có khả năng mở rộng trong tương lai khi có nhu cầu mở rộng hệ thống.
Hệ thống máy trạm đủ để cập nhật dữ liệu cho cán bộ thư viện, khai thác thông tin cho bạn đọc tra cứu. Hệ thống máy trạm cho các cán bộ làm công tác số hoá, xử lý tài liệu số, đặc biệt các tài liệu video phải được trang bị loại cấu hình cao.
Trong tương lai, các kho tài liệu phục vụ bạn đọc của Phòng TT-TV phải tổ chức thành kho mở, do đó việc đầu tư cổng từ cho các kho này cũng cần phải được ưu tiên và lập kế hoạch trước.
KẾT LUẬN
Ngày nay, với sự phát triển của CNTT đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động của mỗi quốc gia. Thông tin trở thành một nguồn lực quan trọng tạo nên ưu thế về kinh tế - chính trị của nhân loại. CNTT có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt CNTT là một công cụ hỗ trợ rất đắc lực trong công tác quản lý. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động TT-TV đã đem lại nhiều lợi ích to lớn, từ việc quản lý, việc điều hành thư viện, cho đến việc phục vụ nhu cầu bạn đọc tra cứu thông tin. Chính vì lẽ đó mà CNTT như là một giải pháp hữu hiệu nhất cho các thư viện ở Việt Nam và Phòng TT-TV của Viện KH&CNQS. Nó cũng đánh dấu một bước phát triển mới trong việc ứng dụng lợi ích CNTT vào công tác học tập, giảng dạy, nghiên cứu nói chung và của công tác TT-TV nói riêng. Việc ứng dụng thành công CNTT vào hoạt động TT-TV của Viện sẽ đem lại cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu một hạ tầng CNTT đảm bảo và một hệ thống TVĐT hiện đại. Do đó việc ứng dụng này cần được sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo đơn vị nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TT-TV tại Viện KH&CNQS” đã xem xét các khía cạnh của việc ứng dụng phần mềm ILIB, phần mềm DLIB và cổng thông tin tích hợp tra cứu PORTAL vào hoạt động thư viện. Việc ứng dụng này cũng chính là làm hiện đại hoá phòng TT-TV của Viện, từ thực trạng ứng dụng các thiết bị phần cứng và phần mềm quản trị vào hoạt động thực tiễn, đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong hoạt động TT-TV nói chung và đặc biệt trong công tác TT-TV của các đơn vị, học viện nhà trường, các trường Sĩ quan và các Viện nghiên cứu thuộc Bộ Quốc Phòng nói riêng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Minh Kiểm (2008), Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông tin, thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (Số 1)
2. Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về việc "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH" 3. Công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC (2008), Giải pháp phần mềm thư
viện điện tử, Hà Nội.
4. Công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC (2010), Hướng dẫn quản trị cổng thông tin điện tử tích hợp PORTAL, Hà Nội.
5. Công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC (2009), Hướng dẫn sử dụng phần mềm thư viện điện tử ILIB4.0, Hà Nội.
6. Công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC (2010), Hướng dẫn sử dụng phần mềm thư viện số DLIB, Hà Nội.
7. Đặng Thị Mai (2007). Quá trình 20 năm tin học hoá và xây dựng thư viện điện tử tại Thư viện Quốc gia và hệ thống thư viện công cộng Việt Nam 1986-2006. Xu hướng phát triển đến năm 2020. Tạp chí thông tin & Tư liệu, tr. 19-24.
8. Đặng Thị Mai (2008), Xây dựng thư viện điện tử tại Thư viện Quốc gia Việt Nam nguồn lực thông tin điện tử và các dịch vụ phục vụ bạn đọc. Tạp chí Thư viện Việt Nam, tr. 48-53.
9. Đoàn Phan Tân (1995), Tin học trong hoạt động thông tin thư viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội, 105tr.
10. Đoàn Phan Tân (2009), Tin học tư liệu: giáo trình dành cho sinh viên ngành thông tin – thư viện và quản trị thông tin, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 11. Đỗ Tiến Vượng (2006), Ứng dụng Công nghệ thông tin tại trung tâm Thông
tin – Thư viện Đại học Giao thông vận tải. Thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
12. Đỗ Văn Hùng (2008), Hiện đại hoá và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho các phòng tư liệu của các Khoa/Bộ môn trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
13. Hội thảo phần mềm ILIB với việc xây dựng thư viện điện tử trong Hệ thống thư viện công cộng. Quảng Ninh, ngày 19/7 - 21/7/2006
14. Lê Văn Viết (2006), Xu hướng phát triển của thư viện trong 20 năm tới và phương hướng đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam, Thư viện học những bài viết chọn lọc, Nxb Văn hóa Thông tin, tr. 20-32.
15. Lịch sử Trung tâm Thông tin Khoa học – Công nghệ - Môi trường (1982 – 2002), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002, 179 tr.
16. Lịch sử Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự (1960-2010), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, 606 tr.
17. Mạc Thùy Dương (2003), Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại thư viện Quân đội, Luận văn thạc sỹ. ĐH Văn hoá Hà Nội, 99 tr.
18. Nguyễn Hoàng Sơn (2006). “Đào tạo nguồn nhân lực thư viện số: yếu tố quan trọng phát triển nguồn nhân lực thư viện số”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Ngành Thông tin- Thư viện trong Xã hội Thông tin. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 347-356
thư viện số ở Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm” trong khuôn khổ hội thảo quốc tế về thư viện số châu Á lần thứ 10 IACDL. NACESTI, Hà Nội, tr. 15 – 32.
20. Nguyễn Hoàng Sơn (2008), Bài giảng Thư viện Điện tử. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 70 tr.
21. Nguyễn Huy Chương, Lâm Quang Tùng (2005), Vài nét về hoạt động số hoá tài liệu tại Trung tâm thông tin thư viện, ĐHQGHN, Kỷ yếu Hội thảo chuyên đề Quản trị và chia sẻ các nguồn tin số hoá.
22. Nguyễn Huy Chương (2007), Xây dựng và phát triển thư viện điện tử trong hệ thống thư viện đại học Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tiếp cận xây dựng thư viện số ở Việt Nam: Hiện trạng và vấn đề, tr. 96-106.
23. Nguyễn Huy Chương (2008), Tập bài giảng thư viện điện tử, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội.
24. Nguyễn Hữu Hùng (2006), Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hoá tại Việt Nam, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, tr. 5-10.
25. Nguyễn Minh Hiệp, "Vấn đề tin học hoá và phần mềm quản lý thư viện”, Website Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh, truy cập ngày 10/4/2011, địa chỉ:
http://www.glib.hcmuns.edu.vn/clb/bt2002/pmemthuvien.htm
26. Nguyễn Thị Thanh Mai (2007), Tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm hiện đại hóa các thư viện công cộng theo hướng xây dựng thư viện điện tử, Kỷ yếu hội thảo quốc tế về Thư viện số lần thứ X tại Hà Nội, tr. 8-14. 27. Nguyễn Tiến Đức (2005), Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hoá tài
28. Nguyễn Tiến Đức (2007), Nghiên cứu xây dựng mô hình thư viện điện tử về khoa học và công nghệ tại cơ quan khoa học và công nghệ địa phương, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ.
29. Trần Thị Quý (2005), Liên kết chia sẻ nguồn lực thông tin yếu tố quan trọng để các thư viện đại học phát triển bền vững, Kỷ yếu “Hội thảo chia sẻ nguồn lực thông tin” tại Trung tâm Thông tin Thư viện, ĐHQGHN.
30. Trần Thị Quý (2005), Đào tạo cán bộ Thông tin – Thư viện ở Việt Nam – nhu cầu cấp bách trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, Hội thảo Khoa học về đào tạo nguồn nhân lực Thông tin – Thư viện ở Việt Nam, Viện Gorthe.
31. Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hoá trong hoạt động Thông tin – Thư viện, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
32. Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Công nghệ Quân sự - Bộ quốc phòng: quá trình hình thành và phát triển, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005, 428 tr. 33. Viện kỹ thuật quân sự (1994). Những trang hồi ký về Viện kỹ thuật Quân
sự, Hà Nội, 146 tr.
34. Vũ Thị Xuân Hương (2000), Ứng dụng tin học trong hoạt động Thư viện tỉnh Bắc Giang thực trạng và tương lai phát triển: Luận văn thạc sĩ Thông tin thư viện, Hà Nội.
35. Vũ Văn Sơn (1999), Xây dựng thư viện điện tử ở Việt Nam và tính khả thi,
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
VIỆN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ PHÒNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN
---***---
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin tại thư viện Viện KH&CNQS Bộ Quốc phòng, xin đồng chí vui lòng cho biết những thông tin sau:
1. Đồng chí có thường xuyên tới Thư viện không?
Thường xuyên Không thường xuyên Chưa bao giờ
2. Đồng chí đến Thư viện với mục đích gì?
Học tập Nghiên cứu
Giải trí Khác
3. Đồng chí thường sử dụng tài liệu thuộc lĩnh vực khoa học nào?
Công nghệ Thông tin Văn học Quân sự Kinh tế Vật lý Toán học Hoá học
4. Loại tài liệu Đồng chí thường sử dụng?
Sách Báo, tạp chí Luận văn, luận án Công trình NCKH Đĩa CD-ROM Bản đồ Tài liệu điện tử
Việt Anh Nga Pháp Đức Trung Quốc Ngôn ngữ khác
6. Đồng chí thường sử dụng tài liệu được xuất bản vào thời gian nào?
Trước 1980 Từ 1980-1990 Từ 1990-2000 Từ 2000-2010 Từ 2010 – nay
7. Đồng chí có thường xuyên truy cập vào trang Web của Thư viện không?
Thường xuyên Không thường xuyên Chưa bao giờ
8. Khi truy cập vào trang Web của Thư viện Đồng chí quan tâm tới loại tài liệu nào?
Sách Luận văn, Luận án Báo tạp chí Công trình NCKH Bản tin điện tử
9. Đồng chí có nhận xét gì về mức độ tra cứu tài liệu trên web của Thư viện?
Tìm kiếm chậm Tìm kiếm nhanh Không ra kết quả
10. Trang web tra cứu tài liệu của Thư viện có thân thiện khi sử dụng không?
Thân thiện Không thân thiện
11. Nhu cầu của Đồng chí về tài liệu điện tử?
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Mức độ đáp ứng Nội dung tài liệu Mức độ cập nhật thông tin
Số lượng bản
Thoả mãn Chưa thoả mãn
13. Đồng chí sử dụng các sản phẩm và dịch vụ nào của Thư viện. Đồng chí có nhận xét gì về chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ đó?
Sản phẩm và dịch vụ Đánh giá chất lượng
Tốt Trung bình Chưa tốt
Tủ phiếu mục lục
Tra cứu trực tuyến trên máy (PORTAL)
Thư mục thông báo sách mới Sao chụp tài liệu
Mượn về nhà Đọc tại chỗ
14.Thời gian Thư viện đáp ứng nhu cầu tin của Đồng chí
Nhanh Trung bình Chậm
15. Đồng chí đã được hướng dẫn hoặc tham gia vào các lớp tập huấn về cách thức tra tìm tài liệu ở Thư viện chưa?
Có Không
Nếu chưa tham gia do nguyên nhân nào?
Không biết có buổi tập huấn Không có thời gian tham gia Cho rằng không quan trọng Lý do khác
16. Ngoài thư viện của Viện KH&CNQS Đồng chí còn sử dụng tài liệu ở những Thư viện nào?
Thư viện Quân đội Thư viện Quốc gia Các thư viện khác
17. Đồng chí đánh giá gì về cơ sở vật chất trang thiết bị tại Thư viện Viện KH&CNQS?
Tốt Trung bình Chưa tốt
18. Theo Đồng chí, trong thời gian tới Thư viện Viện KH&CNQS cần?
Bổ sung thêm máy tính Tăng tốc độ đường truyền Tăng cường thêm tài liệu điện tử
Tăng cường mở lớp tập huấn sử dụng tài liệu điện tử
Ý kiến khác……….………... ………
19.Xin Đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân?
- Nghề nghiệp?
Cán bộ nghiên cứu Cán bộ quản lý
Cán bộ giảng dạy Học viên Khác
- Trình độ học vấn?
Giáo sư Phó giáo sư Tiến sĩ Thạc sỹ Cử nhân Sinh viên Khác
20. Đồng chí có kiến nghị và đề xuất gì với Thư viện?
……… ……… ………
TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN
Số phiếu phát ra: 150 phiếu Số phiếu thu về: 144 phiếu Tỷ lệ 96%
1. Đồng chí có thường xuyên tới Thư viện không?
Thường xuyên: (54) 37% Không thường xuyên: (76) 53% Chưa bao giờ: (14) 10%
2. Đồng chí đến Thư viện với mục đích gì?
Học tập: (86) 37% Nghiên cứu: (116) 50% Giải trí: (24) 10% Khác: (8) 3%
3. Đồng chí thường sử dụng tài liệu thuộc lĩnh vực khoa học nào?
Công nghệ Thông tin: (76) 30% Vật lý (22) 9%
Văn học (11) 4% Toán học (22) 9%
Quân sự: (66) 26% Hóa học (44) 17%
Kinh tế (12) 5%
4. Loại tài liệu Đồng chí thường sử dụng?
Sách (124) 32% Công trình NCKH (44) 12%
Báo, tạp chí (94) 24% Bản đồ (8) 2%
Luận văn, luận án (64) 16% Tài liệu điện tử (56) 14%
5. Ngôn ngữ tài liệu Đồng chí thường sử dụng là ngôn ngữ nào?
Việt (140) 55% Anh (72) 28% Nga (44) 17% Pháp (0) 0% Đức (0) 0% Trung Quốc (0) 0% Ngôn ngữ khác (0) 0%
6. Đồng chí thường sử dụng tài liệu được xuất bản vào thời gian nào?
Trước 1980 (30) 10% Từ 1980-1990 (34) 12% Từ 1990-2000 (46) 15% Từ 2000-2010 (102) 34% Từ 2010 – nay (88) 29%
7. Đồng chí có thường xuyên truy cập vào trang Web của Thư viện không?
Thường xuyên (50) 35%
Không thường xuyên (80) 55% Chưa bao giờ (14) 10%
8. Khi truy cập vào trang Web của Thư viện Đồng chí quan tâm tới loại tài liệu nào?
Sách (80) 26% Luận văn, Luận án (70) 23% Báo tạp chí (82) 27% Công trình NCKH (46) 15% Bản tin điện tử (26) 9%
9. Đồng chí có nhận xét gì về mức độ tra cứu tài liệu trên web của Thư