6. Bố cục của luận văn
1.5. Hệ thống trường PTDTNT ở Thái Nguyên
1.5.1. Vài nét về tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm chắnh trị, kinh tế của khu vực trung du miền núi phắa Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Diện tắch tự nhiên của tỉnh là 3.562,82 kmỗ. Phắa bắc Thái Nguyên tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phắa tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phắa đông giáp với hai tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phắa nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chắnh: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số có 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Về dân số, theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người, trong đó tổng dân số đô thị là 293.600 người (chiếm 25,95% dân số toàn tỉnh) và tổng dân cư nông thôn là 837.700 người (chiếm 74,05%).
Về thành phần dân tộc, người Kinh chiếm 73,1% dân số của tỉnh, trong đó, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện phắa nam như Phổ Yên, Phú Bình cũng như tại các khu vực ven quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn có tỉ lệ người Kinh chiếm cao hơn.
Bảng 1.1: Các dân tộc có dân số trên 7000 ngƣời ở tỉnh Thái Nguyên
Dân tộc Dân số (ngƣời) Tỉ lệ so với tổng dân số tỉnh Dân số đô thị (ngƣời) Tỉ lệ so với dân số dân tộc Dân số nông thôn (ngƣời) Tỉ lệ so với dân số dân tộc Kinh 821.083 73,1% 249.305 30,4% 571.778 69,6% Tày 123.197 11% 21.319 17,3% 101.878 82,7% Nùng 63.816 5,7% 7.716 12,1% 56.100 87,9% Sán Dìu 44.134 3,9% 3.941 8,9% 40.193 91,1% Sán Chay 32.483 2,9% 1.101 3,4% 31.382 96,6% Dao 25.360 2,3% 1.186 4,7% 24.174 95,3% Hmông 7.230 0,6% 237 0,03% 6.993 99,97% Hoa 2.064 0,18% 712 34,5% 1.352 65,5%
Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ
Thái Nguyên còn được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo NNL lớn thứ ba cả nước sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chắ Minh với 6 trường đại học, 11 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề. Mỗi năm tỉnh đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động. Thái Nguyên cũng là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 bệnh viện đa khoa Trung ương, 09 bệnh viện cấp tỉnh và 14 trung tâm y tế cấp huyện. Tỉnh đồng thời là một nơi có những địa danh du lịch lịnh
sử, sinh thái - danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ như: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa - Thác Mưa Bay, Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và khu đô thị hai bờ sông Cầu.
Thái Nguyên còn có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, như: than, thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngânẦ Đây là một lợi thế lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng các loại. Thái Nguyên còn có Tổ hợp gang thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kắn từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Khu công nghiệp đầu tiên của Thái Nguyên là khu công nghiệp Sông Công và hiện nay tỉnh đã được Chắnh phủ chấp thuận để hình thành 6 khu công nghiệp trên cả địa bàn toàn tỉnh.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh những năm gần đây có nhiều phát triển đáng kể, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất. Các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định được vị trắ của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần. Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông - lâm nghiệp trong GDP. Tuy vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội Thái Nguyên đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tắch cực.