Yếu tố tộc người ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 100 - 130)

6. Bố cục của luận văn

4.2. Hạn chế còn tồn tại

4.2.2. Yếu tố tộc người ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục

Trường PTDTNT là một mô hình trường đặc biệt, đối tượng HS theo học trong các trường PTDTNT là con em các DTTS, vì thế các em đều mang trong mình những yếu tố tộc người khác nhau. Nhân một chuyến về thăm trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Bác Hồ đã dặn dò các em HS: ỘCác cháu mới xa nhà thì nhớ nhà rồi sẽ quên đi, nhưng phải ngoan, phải chịu khó học tập vì đồng bào các dân tộc ta xưa kia bị áp bức, bị khổ nhiều, không được học tập. Bây giờ các cháu được Đảng cho đi học phải ngoan ngoãn nghe lời thày cô dạy bảo, phải chịu khó học tập để sau này có khả năng xây dựng bản làng, phục vụ các dân tộc. Bác dặn các cháu thuộc nhiều dân tộc ở nhiều địa phương khác nhau lại càng phải đoàn kết giúp đỡ nhau như anh em trong một nhà. Bác dặn các thày cô giáo và cán bộ trong trường phải chăm sóc giáo dục các cháu như người cha, người mẹ, người anh, người chị của các cháuỢ. Quả thật, sống xa nhà trong môi trường có đông người, thuộc nhiều dân tộc, nhiều địa phương với nhiều cá tắnh và phong tục tập quán khác nhau không thể tránh khỏi sự va chạm hàng ngày. Nói như người xưa : ỘBát đũa trong rổ còn có khi va chạmỢ, nói chi đến con người trong một xã hội năng động và phát triển, nhất là khi các em đều đang trong độ tuổi đi học, mang những đặc trưng tâm sinh lắ của lứa tuổi mới lớn.

Trong cuộc sống hàng ngày các em HS các dân tộc khác nhau ở các trường PTDTNT nói chung và các trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên nói chung rất dễ xảy ra xắch mắch do đặc thù khác nhau về tập quán, lối sống riêng của từng dân tộc. Thậm chắ các em vẫn còn mang nhiều hủ tục đến trường như uống rượu, giấu giếm mang cả rượu vào phòng kắ túc xá, đêm ngủ cởi trần nằm nền nhà mà không nằm

giường... Cá biệt có trường hợp còn chưa nói thạo cả tiếng phổ thông, điều đó gây khó khăn rất nhiều trong việc dạy học và quản lắ sinh hoạt nội trú của các em, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả, chất lượng giáo dục trong các trường PTDTNT.

Trong một mái trường đa dân tộc thì vấn đề bình đẳng dân tộc là một vấn đề được coi trọng. Các em HS đã được dạy rằng, bất kể đó là dân tộc có dân số ắt như La Hủ, Pà Thẻn, Hmông hay các dân tộc có dân số đông hơn như Tày, Nùng, Thái, không dân tộc nào hèn kém hoặc vĩ đại hơn dân tộc nào. Do vậy, không được có thái độ kỳ thị hoặc chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các dân tộc trong trường.

Tuy nghiên, trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường, vẫn không thể tránh khỏi tình trạng va chạm, mâu thuẫn giữa những HS thuộc các dân tộc khác nhau. Hơn nữa, HS đa phần đều ở độ tuổi tâm sinh lắ có nhiều thay đổi, thắch thể hiện mình, thắch giao lưu nhưng kiến thức về xã hội, pháp luật còn hạn chế. Bên cạnh đó, do đặc thù là trường tập trung các HS dân tộc ắt người nên kẻ địch và các phần tử tiêu cực luôn tìm cách lôi kéo, tác động xấu vào HS nhà trường.

Ngôn ngữ trong giao tiếp cũng là một vấn đề khó khăn trong các trường PTDTNT khi mà các em HS nhiều khi còn nói tiếng dân tộc ắt người trong đám đông có các dân tộc khác, dẫn đến những hiểu lầm không đáng có. Nhiều em còn có thói quen nói từ đệm tục tĩu ở đầu mỗi câu. Tật này tuy không phổ biến nhưng vẫn tồn tại ở một số bạn kể cả bạn nữ.

Đối với đặc thù trường PTDTNT, các em HS khi vào trường đều phải xa gia đình, bố mẹ, phải sống tự lập, thiếu sự quan tâm lo lắng của người thân. Mặc dù đã có bạn bè, thầy cô bên cạnh nhưng ắt nhiều điều đó vẫn ảnh hưởng đến tâm lý của các em. Nhiều phụ huynh vì tâm lý xa con nên chiều chuộng con thái quá, dân chủ quá mức đối với con cái, đã vô tình tạo điều kiện cho con cái sống tự do, tự lập nhưng thiếu định hướng khi ở ngoài xã hội nhiều cám dỗ.

Do đặc thù của trường, các em được học 2 buổi/ngày, buổi tối các em còn có giờ tự học ở lớp. Thời gian học của các em khá nhiều mà nghỉ ngơi ắt nên cảm thấy mệt mỏi, chán trường, chán lớp. Tinh thần căng thẳng, áp lực học tập lại không được vui chơi giải trắ nên dẫn đến sự mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Nhiều HS

do chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, HS các DTTS còn tồn tại quan điểm học chỉ để không thua kém bạn bè, học để vui lòng cha mẹ. Điều đó cho thấy một bộ phận HS chưa có động cơ đúng đắn, chưa xác định được rõ mục tiêu học tập, còn nặng tắnh hình thức, phô trương.

Chắnh vì vậy, việc dạy và học ở các trường PTDTNT nói chung đòi hỏi mỗi cán bộ GV đều phải có trình độ chuyên môn tốt, đồng thời phải có tâm huyết với nghề và một tầm nhìn sâu rộng. Tắnh cách của HS ở từng vùng miền khác nhau thì khác nhau, nên phải tạo ra sự thân thiện cao nhất cho các em tự do nói năng, phát hiểu ý kiến. Dậy HS ngay từ đầu năm học, GV chủ nhiệm hướng dẫn HS từ cái nhỏ nhất, như sử dụng thiết bị vệ sinh vì nhiều vùng vẫn chưa có nhà vệ sinh tự hoại, đến lên án và kiên quyết loại bỏ việc nói tục, chửi thề chửi bậy, phải mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trong các sinh hoạt tập thể, cố gắng rèn luyện kỹ năng diễn đạt và thuyết trình trước các bạn vì đơn giản là chúng ta đang sống trong một cộng đồng chia sẻ, một cộng đồng tự học và tự rèn.

Đối với các HS vùng DTTS, bên cạnh việc dạy chữ thì việc hoàn thiện nhân cách cho các em là một việc làm vô cùng quan trọng. Nói vừa dạy vừa phải dỗ các em cũng không hề sai. Bởi các em đến với mái trường PTDTNT hầu hết có những hoàn cảnh đặc biệt, ắt có sự quan tâm hỗ trợ từ gia đình. Người GV không chỉ đơn thuần là người có trình độ chuyên môn giỏi mà còn là một người cha người mẹ có tấm lòng yêu trẻ, tâm huyết với nghề, biết lắng nghe và chia sẻ, sẵn sàng hy sinh cho những học trò thân yêu.

4.3. Tiểu kết

Trường PTDTNT có vị trắ quan trọng trong việc tạo nguồn cán bộ có trình độ cho vùng dân tộc, miền núi. Xã hội ngày càng phát triển, càng hiện đại thì yêu cầu lớp nhân lực chất lượng cao sẽ ngày càng bức thiết. Chắnh vì thế, công tác đào tạo NNL chất lượng cao người DTTS trong trường PTDTNT ngày càng được coi trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển và quản lý phát triển xã hội. GV các trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên luôn chú ý và lựa chọn để bồi dưỡng những em HS giỏi, có năng lực. Nhà trường trả kinh phắ cho giáo viên, ngoài ra GV có thể dành thời gian, công

sức hơn nữa miễn phắ cho HS. Nếu đi thi đạt thành tắch tốt có phần thưởng, đặc biệt có thưởng nóng cho các học sinh đặc biệt trắch từ các quỹ: ỘQuỹ khuyến học khuyến tàiỢ, ỘQuỹ thắp sáng ước mơ Việt NamỢ. Trường PTDTNT Thái Nguyên và trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai đã có HSG đạt giải Quốc gia. Trong kì thi tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013, trường PTDTNT Thái Nguyên đã có 01 HS đạt điểm thi tốt nghiệp cao nhất tỉnh, 03 HS đạt điểm cao thứ 3 tỉnh (Trong khi đó, cả tỉnh cũng chỉ có 2 HS đồng hạng đạt điểm cao nhất, trường đã chiếm 1 vị trắ. Xếp thứ 2 đồng hạng có 4 HS thì trường đã có tới 3 em).

Trong những năm qua, các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã giáo dục, đào tạo rất nhiều lứa HS là con em của các DTTS trong tỉnh. Trường PTDTNT Thái Nguyên đã có lứa HS thi đại học thứ 4 và cho kết quả rất tốt. Số ắt còn lại vào học Trung học chuyên nghiệp hoặc các trường dạy nghề, rất ắt HS trở về địa phương. Chủ tịch Hồ Chắ Minh năm 1945 đã nói: ỘMột dân tộc dốt là một dân tộc yếuỢ. Vào tháng 9 - 1945, trong thư gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Người cũng đã viết: ỘNon sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chắnh là nhờ một phần ở công học tập của các emỢ. Tin tưởng rằng, khi các em HS khi ra trường, nhiều người sẽ trở thành cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước hay những bác sỹ, kỹ sư, nhà giáo, nhà báo, nhà khoa học... góp phần xây dựng địa phương Thái Nguyên giàu mạnh.

KẾT LUẬN

1. Trong xã hội văn minh hiện đại, con người được khẳng định là Ộnguồn lực của mọi nguồn lựcỢ, là tài nguyên to lớn của mỗi quốc gia. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chương trình mang tắnh chất chiến lược về đầu tư và phát triển nguồn lực con người của riêng mình, hướng theo một nguyên tắc chung là: đặt con người vào trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự thành bại của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước đang tuỳ thuộc vào những bắ quyết về đào tạo, sử dụng và phát huy nguồn lực con người. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng rất chú trọng đến phát triển nguồn lực con người. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: ỘĐáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoáỢ. Vì vậy, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và phát huy NNL là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2020 của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương trong cả nước.

2. Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chắnh trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh là xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

3. Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc anh em trong tỉnh sớm nhận thức được vai trò của NNL các DTTS trong phát triển chung của cả tỉnh, vì thế hệ thống trường PTDTNT trên địa bàn đã được tỉnh quan tâm và đầu tư đúng mức. Trong quyết định 3264 /QĐ - UBND tỉnh Thái Nguyên, ngày 23 - 11 - 2011, Về việc Phê duyệt chương trình phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 đã chỉ rõ sẽ đầu tư xây

dựng mới 3 trường PTDTNT cấp THCS ở các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ. Như vậy, khi 3 ngôi trường này đi vào hoạt động, cùng với các các trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai, THPT Bình Yên và PTDTNT Thái Nguyên thì mạng lưới trường PTDTNT có thể coi là trải rộng khắp các huyện trong tỉnh.

4. Các trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên khi mới đi vào hoạt động đều vấp phải muôn ngàn khó khăn, do thời điểm mới xây dựng chưa hề nhận được nhiều các chắnh sách quan tâm đầu tư của các cấp chắnh quyền. Đơn cử như trường PTDTNT Thái Nguyên, đội ngũ GV, nhân viên ban đầu cũng là do Sở GD&ĐT tạm thời điều động từ số GV, nhân viên của trường THPT Bán công Việt Bắc vào làm việc, trường lớp thiếu thốn phải nhờ địa điểm khác để lập lớp học cho HS. Để đạt được những thành tắch như ngày nay, các trường đã trải qua rất nhiều gian nan thử thách trong quá trình xây dựng và phát triển. Đến nay, các trường đều đã có đầy đủ cơ sở vậy chất - kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, GV theo quy định hiện hành của Điều lệ trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong nhà trường. Công tác nuôi dạy trong trường PTDTNT được thực hiện tương đối nghiêm túc, các điều kiện học tập, sinh hoạt, nuôi dưỡng HS cơ bản được bảo đảm. Các trường có Ban quản lý nội trú, có nhân viên bảo vệ, y tế, cấp dưỡng... Các hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tập thể, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... được duy trì khá tốt. Cả 3 trường: trường PTDTNT Thái Nguyên, trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai, trường THPT Bình Yên huyện Định Hóa đều đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia.

5. Mặc dù có những bước phát triển đáng kể trong công tác phục vụ nhu cầu học tập của con em DTTS, nhưng so với nhu cầu thực tiễn, hệ thống trường PTDTNT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục, đào tạo nguồn cán bộ và NNL có chất lượng phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi của tỉnh. Quy mô HS của các trường PTDTNT còn nhỏ bé so với nhau cầu thực tế, tình trạng thiếu phòng nội trú, phòng học và các phòng chức năng, khuôn viên, sân chơi, bãi tập... vẫn còn diễn ra, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức, nuôi dạy HS.

6. Để nâng cao chất lượng dạy và học đối với HS các trường PTDTNT, Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên cần chỉ đạo các trường tiếp tục đổi mới PPDH, phương pháp tuyển sinh, nâng cao chất lượng đầu vào để nâng cao chất lượng các trường. Ngoài ra, các trường PTDTNT thực hiện đổi mới phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp đặc điểm HS và bảo đảm các điều kiện giáo dục đặc thù HS DTTS.

Hệ thống trường PTDTNT sẽ phát triển quy mô, mạng lưới theo hướng trường trung học đạt chuẩn Quốc gia và bảo đảm các điều kiện thực hiện giáo dục đặc thù. Ngành giáo dục và các địa phương cần sử dụng hiệu quả nguồn kinh phắ ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác để đầu tư CSVC, tăng cường thiết bị dạy học cho các trường PTDTNT. Đặc biệt, ngành giáo dục tiếp tục triển khai có hiệu quả Đềán Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 - 2015 nhằm tạo chuyển biến tắch cực về CSVC và chất lượng giáo dục, góp phần tắch cực trong vai trò tạo nguồn đào tạo cán bộ DTTS.

Chúng ta tin tưởng rằng hệ thống trường PTDTNT sẽ tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy các trường PTDTNT trở thành trường hàng đầu về chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc, miền núi; thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các DTTS, đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo NNL có chất lượng cao người DTTS, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chắnh trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết tháng 8 -1952 về chắnh sách dân tộc thiểu số của Đảng hiện nay.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chương trình VII: Nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả các trường PTDTNT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1999), C. Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập 39, Nxb Chắnh trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Hữu Chắ (2005), Thực hiện tăng cường đội ngũ giáo viên dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 100 - 130)