Vai trò của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 55)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Vai trò của nguồn nhân lực

3.1.1. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước của đất nước

Thực tế đã chứng minh, xây dựng một đất nước giàu mạnh phụ thuộc vào sự phát triển của con người và cách thức tổ chức hoạt động NNL của đất nước ấy. Các nguồn lực khác như tài chắnh, tài nguyên thiên nhiên, viện trợ nước ngoài cũng như thương mại quốc tế đều đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế, song không có nguồn lực nào quan trọng hơn nguồn lực con người. So với các nguồn lực khác, NNL nổi trội hàng đầu là nguồn lực trắ tuệ, nguồn chất xám có ưu thế nổi bật nếu biết khai thác, sử dụng hợp lắ, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người một cách có hiệu quả.

Năm 1990, Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên đưa ra ỘChỉ số phát triển con ngườiỢ (gọi tắt là HDI) để đánh giá sự phát triển. Chỉ số HDI bao gồm các yếu tố cơ bản: tuổi thọ bình quân, thành tựu giáo dục và mức thu nhập. Nội dung ba yếu tố này hiện nay đã được phát triển chi tiết hơn nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên vị trắ và ý nghĩa của nó trên cơ sở được chắnh xác hóa và chi tiết bằng các chỉ số khác. Chỉ số này cho phép các nước thấy được khoảng cách mà mình đã đạt được trên con đường tiến đến giá trị lý tưởng là 1. Qua đây có thể thấy được, con người chắnh là tiêu chắ để đánh giá sự phát triển.

Đứng về phương diện xã hội thì toàn bộ chiến lược phát triển con người cuối cùng cũng phải là phát triển NNL. ỘPhát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vữngỢ [14, tr.108-109]. Phát triển con người là mục tiêu cơ bản của sự phát triển, là nguyên tắc hạt nhân của sự

phát triển bền vững. Về thực chất phát triển xã hội chắnh là phát triển NNL của đất nước. Xã hội càng phát triển thì quan điểm về NNL cũng được bổ sung những tư tưởng mới. Hiện nay, người ta đã coi con người là một loại ỘvốnỢ đặc biệt (human capital), là Ộlực lượng sản xuất hàng đầuỢ, là Ộnguồn lực cơ bảnỢ, là Ộnguồn lực có khả năng tái sinhỢ và là Ộnguồn lực của mọi nguồn lựcỢ.

Con người không chỉ là mục tiêu và động lực của sự phát triển, thể hiện mức độ chế ngự tự nhiên, bắt thiên nhiên phụ vụ cho con người, mà còn tạo ra những điều kiện để hoàn thiện chắnh bản thân con người. Phát triển kinh tế - xã hội là nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh. Con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội, nó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Mặc dù mức độ phát triển của sản xuất quyết định mức độ tiêu dùng, song nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất, định hướng phát triển sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Trên thị trường nếu nhu cầu tiêu dùng của một loại hàng hoá nào đó tăng lên, sẽ lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó và ngược lại.

Nhu cầu con người vô cùng phong phú, đa dạng và thường xuyên tăng lên, bao gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, về số lượng và chủng loại hàng hoá càng ngày càng phong phú và đa dạng, điều đó tác động tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng trải qua quá trình lao động hàng triệu năm mới trở thành con người ngày nay và trong quá trình đó, mỗi giai đoạn phát triển của con người lại làm tăng thêm sức mạnh chế ngự tự nhiên, tăng thêm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát triển tới bản thân con người cũng nằm trong chắnh bản thân con người. Điều đó lý giải tại sao con người được coi là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất của sự phát triển.

Hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam ngày nay đều quan tâm đến phát triển NNL. Trên văn bia tại Văn Miếu năm 1442 đã viết rằng: ỘTruyền thống đạo lý của cha ông ta từ trước đến nay là: ẤHiền tài là nguyên khắ của quốc gia‟. Nguyên

khắ thịnh thì nước mới mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khắ suy thì thế nước yếu và thấp kém. Vì thế, các bậc thánh đế, minh vương chẳng ai không coi trọng kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng khuyên khắ là công việc cần kắp. Bởi vì kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế, cho nên, nhân tài quan trọng không biết nhường nàoỢ.

Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chắ Minh cũng quan niệm NNL là một yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ thực tế của đất nước trước và sau đổi mới cũng như nắm bắt được xu hướng đầu tư, phát triển của các nước trên thế giới, từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn vai trò của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người luôn được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã ghi rõ: ỘCon người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triểnỢ. Đồng thời, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định: ỘPhát triển và nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vữngỢ. Trong điều kiện hiện tại, khi nguồn lực tài chắnh và nguồn lực vật chất của nước ta còn hạn hẹp thì nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng, quý báu nhất, có vai trò quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

3.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số và yêu cầu đổi mới việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số hiện nay ở nước ta việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số hiện nay ở nước ta

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc là không đồng đều, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và những phong tục tập quán cũng không giống nhau. Các DTTS ở nước ta đa phần sinh sống ở những vùng miền núi, hải đảo, biến giới sâu xa. Đây là những khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế to

lớn mà trước hết là tiềm lực tài nguyên rừng và khoáng sản, nhưng lại chưa được khai thác và phát huy đúng mức. Không những thế, miền núi còn có vai trò đặc biệt quan trọng về môi trường sinh thái đối với cả nước như điều hòa khắ hậu, điều tiết nguồn nước, bảo vệ lớp đất màu trong mùa mưa lũ. Đặc biệt, hiện nay sự tàn phá tài nguyên thiên nhiên của con người làm cho môi trường và nguồn nước đang đứng trước những đe dọa nghiêm trọng thì việc giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Khu vực miền núi, biên giới còn có vị trắ chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, đã được thực tế lịch sử đã khẳng định từ xa xưa. Các thế lực thù địch bên ngoài thường sử dụng địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo để xâm nhập tiến tới phá hoại đất nước ta, vì thế bảo vệ tốt khu vực này là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng chống giặc ngoại xâm và trong cả cuộc cách mạng xây dựng đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Ở vùng biên giới, một số dân tộc có quan hệ đồng tộc với dân tộc các nước láng giềng, nên cũng có nhu cầu thăm thân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa ở hai bên biên giới. Bởi vậy các chắnh sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta không chỉ vì lợi ắch của các DTTS mà còn vì lợi ắch của cả nước, không chỉ vì đối nội mà còn vì đối ngoại, không chỉ vì kinh tế - xã hội mà cả về chắnh trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, nhất là trong giai đoạn mở cửa hội nhập với thế giới ngày nay.

Từ những lắ do kể trên, có thể nói rằng, sự đóng góp của các DTTS giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bởi thế, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng DTTS và miền núi là một trong những nhiệm vụ quốc sách hàng đầu. Cũng nhận thức rõ vai trò của NNL DTTS, là những lao động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho bản thân cộng đồng các DTT, Đảng và Nhà nước đã xác định điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội các vùng DTTS là phải phát triển NNL DTTS. Nếu không xây dựng được một đội ngũ cán bộ DTTS vững mạnh, có đủ phẩm chất và năng lực thì mọi chắnh sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước không thể đi vào cuộc sống, không thể phát huy được nội lực của đồng bào các dân tộc, đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ khi thực hiện công tác đổi mới đến nay, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, chắnh trị, văn hóa, giáo dục ở các cùng DTTS và miền núi. Nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều điều chưa làm được hoặc chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Cụ thể như: tình trạng du canh du cư vẫn chưa được khắc phục, đời sống kinh tế và văn hóa của đồng bào còn thấp, nghèo đói vẫn còn trên diện rộng, sinh hoạt văn hóa thiếu thốn, tỷ lệ số người mù chữ còn nhiều, một số hủ tục còn chưa được xóa bỏẦ Ở một số vùng DTTS và miền núi, đặc biệt là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các thế lực thù địch còn ra sức thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình do lợi dụng địa hình phức tạp, rộng lớn và trình độ dân trắ thấp của nhân dân các DTTS. Nhìn chung, những tiến bộ đạt được có thể nói còn nhỏ bé so với khả năng cũng như yêu cầu phát triển của bản thân những vùng DTTS miền núi.

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì phải thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kĩ thuật, nghĩa là NNL phải được đào tạo có chất lượng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc tiếp thu các tiến bộ khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động có chất lượng cao hay không. Do vậy, con đường duy nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay là phải đầu tư để phát triển NNL. Phát huy nguồn lực lao động DTTS, bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lắ NNL này đầu tiên là để phát triển chắnh những vùng sâu xa, vùng DTTS. Chỉ có trên cơ sở phát triển mạnh NNL các DTTS, chúng ta mới có được các thế hệ cán bộ đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực, bổ sung vào các chức danh lãnh đạo quản lý của hệ thống chắnh trị các cấp và bổ sung cho đội ngũ cán bộ công chức là người DTTS ở các địa phương. Từ đó mà tạo thành nguồn lực tổng hợp thúc đẩy sự phát triển chung của cả đất nước.

3.2. Công tác tuyển sinh, dạy nghề và hƣớng nghiệp

3.2.1. Công tác tuyển sinh

Công tác tuyển sinh của các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của các trường PTDTNT trên cả nước nói chung được nhà nước quy

định trong Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông

(ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú (ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cụ thể như sau:

Công tác tuyển sinh của trường PTDTNT Thái Nguyên

UBND tỉnh Thái Nguyên có quy định cụ thể trong văn bản được gửi đến trường hàng năm, đảm bảo trường tuyển sinh đúng đối tượng, đúng vùng tuyển, đủ chỉ tiêu được phê duyệt, ưu tiên tuyển sinh đối với các dân tộc rất ắt người.

Phương án tuyển sinh vào lớp 10 những năm học gần đây được Sở GD&ĐT đưa ra cho nhà trường cũng như các trường THPT trên địa bàn (trừ trường THPT chuyên Thái Nguyên) vẫn là thi tuyển kết hợp với xét tuyển. HS sẽ thi viết 2 môn Ngữ văn và Toán. Nội dung đề thi trong phạm vi chương trình THCS, chủ yếu là lớp 9. Hệ số điểm bài thi 2 môn nhân hệ số 2. Ngoài điểm thi 2 môn nêu trên là điểm tắnh theo kết quả học tập, rèn luyện, điểm cộng nếu đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh, cấp quốc gia các môn văn hóa, thể thao, văn nghệẦ trong 4 năm THCS hoặc là con em đối tượng chắnh sách. Điểm xét tuyển là tổng điểm của 2 bài thi tắnh theo hệ số, tổng số điểm tắnh theo kết quả học tập, rèn luyện 4 năm ở THCS.

Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển vào trường PTDTNT Thái Nguyên như sau: đã tốt nghiệp THCS; có học lực từ khá trở lên; cư trú và học tập cấp 2 ở các xã, thôn, bản có điều kiện ĐBKK (theo Quyết định 164 của Thủ tướng Chắnh phủ). Bất kì dân tộc gì đều có quyền nộp hồ sơ dự thi, miễn là đáp ứng đủ 3 điều kiện trên, kể cả dân tộc Kinh (riêng dân tộc Kinh số lượng được tuyển sẽ không quá 5% trên tổng chỉ tiêu). Thường thường, HS dự tuyển vào trường cũng chắnh là những HS học tại các trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai và hệ nội trú của trường THPT Bình Yên. Đặc biệt, còn có thêm một yêu cầu nữa là gia đình HS phải chưa có anh (chị) hoặc em đang học tại các trường PTDTNT.

Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của trường PTDTNT Thái Nguyên trong văn bản của UBND tỉnh Thái Nguyên quy định là 120 em, trong đó có 60 chỉ tiêu lấy điểm từ cao xuống thấp, 60 chỉ tiêu còn lại được phân bổ cho các địa phương trong tỉnh như sau: Võ Nhai và Đại Từ mỗi huyện 13 em, Định Hóa: 20 em, Phú Lương: 4 em, Đồng Hỷ: 3 em, các huyện còn lại tổng cộng là 7 em. Sở GD&ĐT tỉnh sẽ căn cứ theo điều kiện của từng huyện trong tỉnh để phân bổ chỉ tiêu cho mỗi huyện sao cho hợp lý. Hội đồng tuyển sinh khi xét các chỉ tiêu ở mỗi huyện cũng căn cứ theo nguyên tắc từ cao xuống thấp. Đối với những HS thuộc diện dân tộc rất ắt người (như: Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Mảng, Cờ Lao) nếu dự tuyển không đạt vào trường sẽ được tuyển thẳng vào các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh (trừ trường THPT chuyên Thái Nguyên).

Về quy trình tuyển sinh, hàng năm, Sở GD&ĐT giao chỉ tiêu cho trường, trường tổ chức tuyển sinh, hội đồng tuyển sinh phê duyệt, thông báo danh sách trúng tuyển. Trường căn cứ danh sách trúng tuyển, gửi thông báo nhập học. Phương thức tuyển sinh của trường được thực hiện theo Quyết định số 12/QĐ-BGD&ĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 55)