Các nguồn lực chưa được đầu tư tương xứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 90 - 100)

6. Bố cục của luận văn

4.2. Hạn chế còn tồn tại

4.2.1. Các nguồn lực chưa được đầu tư tương xứng

Trường PTDTNT là môi trường giao tiếp, học tập thuận lợi cho nhiều con em các dân tộc khác nhau. Do tắnh chất nội trú, cách quản lắ giáo dục tập trung nên

nhiều cơ hội để mở rộng quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh. Cũng như HS bậc THPT nói chung, ở các em đã có sự trưởng thành về nhiều mặt, như nhu cầu tình cảm, nhu cầu tự ý thức, sự phát triển thế giới quanẦ Tuy nhiên, HS trường PTDTNT nói chung, HS các DTTS nói riêng còn có những đặc điểm giao tiếp đòi hỏi những người làm công tác giáo dục phải chú ý. Vì vậy mỗi thầy cô giáo phải như người cha, người mẹ, người chị của các em: luôn luôn tìm cách gỡ rối những tâm tư suy nghĩ của các em, phải luôn mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc, phong cách sống. Muốn gần gũi giúp đỡ các em trong học tập và rèn luyện nhân cách, mỗi GV cũng cần học tiếng dân tộc để giao lưu nói chuyện với HS, các em sẽ cởi lòng mình hơn, tâm sự thật những tâm tư nguyện vọng, suy nghĩ, vướng mắc của bản thân mình, gỡ rối những vướng mắc trong chuyện tình cảm của tuổi học trò. Là mô hình trường chuyên biệt, người GV không chỉ áp dụng những phương pháp dạy học đã học trong trường sư phạm mà còn luôn luôn tìm tòi những PPDH cho phù hợp với đối tượng HS của mình.

Vấn đề giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc và tri thức địa phươngcho HS trong các trường còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và có hiệu quả. Trước thực trạng đó, Bộ GD&ĐT đang có kế hoạch xây dựng Chương trình giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc và tri thức địa phương cho học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú. Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục dân tộc, trong một bài phỏng vấn đã cho biết: ỘThông qua chương trình giáo dục này, các HS sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội của địa phương; hiểu biết vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc trên quê hương, xứ sở của mình. Nội dung giáo dục vừa phù hợp với mục tiêu, điều kiện dạy và học của nhà trường, vừa đảm bảo sự hài hoà giữa hai phương diện địa phương và tộc người. Mặt khác nội dung giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương sẽ được lựa chọn, căn cứ vào sự hiện diện của các dân tộc đang cư trú tại địa phương và giá trị đặc sắc của các hiện tượng văn hoá mà chúng tôi đưa vào giới thiệu, học tập...Ợ. Theo đó, nội dung giảng dạy sẽ bao gồm 3 chủ đề chắnh: Tri thức địa phương (địa lý, kinh tế, lịch sử, xã hội); Văn hoá dân tộc (lễ tục, kiến trúc thủ công

mỹ nghệ, trang phục truyền thống, ngôn ngữ, ẩm thực, văn học- nghệ thuật) và Chắnh sách dân tộc. Tổng số tiết dạy học dự kiến khoảng 180 - 200 tiết/năm. Việc phân bố nội dung và thời lượng dạy học cho từng khối lớp trong tuần (số tiết/tuần), trong ngày tuỳ thuộc vào điều kiện dạy học cụ thể của từng địa phương, từng trường... Hy vọng với kế hoạch nói trên, việc giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương sẽ được áp dụng trong các trường PTDTNT cả nước nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng ĐBKK.

Hiện nay, hiệu quả đào tạo của các trường PTDTNT có được nâng lên, tuy vậy, chất lượng học tập của một số trường DTTN còn thấp so với yêu cầu, rất ắt HSG cấp tỉnh, cấp Quốc gia,tỷ lệ HS có học lực trung bình, yếu kém còn cao. Nhìn chung, chất lượng đào tạo trong trường PTDTNT còn thấp và chưa tương xứng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. Hiệu quả đào tạo chưa đáp ứng với mục tiêu, nhiệm vụ của loại trường chuyên biệt, với tắnh chất: Phổ thông - Dân tộc - Nội trú.

Hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG trong các trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên tuy có những ưu điểm như: nhà trường đã tổ chức triển khai đầy đủ các chuyên đề đổi mới PPDH và KTĐG đến tổ chuyên môn và từng GV; CSVC, trang thiết bị được sự đầu tư trong chương trình dự án của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên, công tác xã hội hoá giáo dụcẦ; các trường đã lập Ban CNTT hoạt động có bài bản theo kế hoạch ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy cho GV, đồng thời quan tâm việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ; đa số GV xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH và KTĐG, có trách nhiệm và lòng nhiệt tình trong công việc; nhà trường đã nhận được sự quan tâm ủng hộ tắch cực từ HS, phụ huynh và các tổ chức xã hội trong nhà trường. Nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục: một bộ phận GV chưa kịp thời cập nhật nội dung kiến thức, PPDH, KTĐG mới; trình độ nghiệp vụ của một số thầy, cô giáo chưa đáp ứng được việc đổi mới PPDH và KTĐG, nhiều GV trẻ mới tốt nghiệp ra trường kinh nghiệm dạy học chưa nhiều; chất lượng đầu vào chưa cao, không đồng đều, khả năng tiếp thu của HS còn nhiều hạn chế;

một số tổ chuyên môn chưa thực hiện triệt để các giải pháp hữu ắch làm thay đổi căn bản PPDH.

Vẫn còn tỉ lệ HS bỏ học tại hệ thống trường PTDTNT ở tỉnh Thái Nguyên. Có trường hợp do học yếu kém, không thể theo nổi với chương trình học và các bạn nên nảy sinh tâm lắ chán nản và dẫn đến bỏ học. Có trường hợp vì hoàn cảnh gia đình không thể tiếp tục theo học, có trường hợp vì không ý thức được vai trò quan trọng và cần thiết của việc học, coi nhẹ việc đến trường. Để giảm tỷ lệ HS bỏ học, đối với HS có hoàn cảnh khó khăn thì nhà trường quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ các em thông qua các hoạt động, như cho mượn sách giáo khoa, phát động xây dựng ỘHũ gạo tình thươngỢ, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan đơn vị tặng học bổng cho các em; phát động phong trào ỘXuân ấm tình thươngỢ. Với HS học yếu, kém, các thầy cô cần thường xuyên quan tâm, động viên các em, tổ chức dạy học bồi dưỡng kiến thức theo yêu cầu cha, mẹ HS, phát động phong trào dạy học tình nguyện không thu tiền trong chi bộ, chi đoàn GV. Bên cạnh đó, các trường cần tắch cực tuyên truyền giáo dục cho HS để các em thấm nhuần tư tưởng ỘBiết chữ cuộc sống sẽ tốt đẹp hơnỢ. Đặc biệt tắch cực thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để HS vui vẻ đến trường. Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - chắnh quyền địa phương trong giáo dục HS cũng cần được tăng cường.

Năm học 2011 - 2012, hệ thống trường PTDTNT tiếp tục có sự phát triển quy mô, mạng lưới ngày càng đáp ứng nhu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ và NNL có chất lượng cao cho vùng DTTS và miền núi. Các địa phương đã chủ động quy hoạch mạng lưới trường PTDTNT giai đoạn 2010 - 2015, thành lập thêm nhiều trường PTDTNT nhằm đáp ứng nhu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ. Ở tỉnh Thái Nguyên, có rất đông HS người DTTS có nhu cầu vào học trường DTNT cấp THPT và cấp THCS, trong khi quy mô trường hiện chỉ có thể đáp ứng được một mức nhất định. Đối với cấp THPT, vì chỉ có 01 trường trên phạm vi cả tỉnh nên Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đã phải giải quyết bằng cách áp dụng hình thức thi tuyển để chọn lựa HS theo chỉ tiêu hàng năm. Như vậy, số lượng được đỗ vào trường rất ắt: mỗi năm 120 HS và từ 15 - 20 chỉ tiêu vào trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc, còn

lại, những con em DTTS của tỉnh muốn tiếp tục đi học thì phải theo học tại các trường THPT thông thường. Theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên, tổng số lượng HS người DTTS được tuyển vào trường PTDTNT tỉnh và trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc hàng năm mới chiếm 2,7% trong tổng số con em DTTS trong độ tuổi đi học (số liệu do Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên cung cấp). Đây quả là một con số rất khiêm tốn, bởi theo quy định của Bộ GD&ĐT, số lượng HS người DTTS ở mỗi tỉnh được học ở trường DTNT phải chiếm tới 5 - 6%. Song song với đó, với những điều kiện về CSVC, thiết bị trường học, đội ngũ GV và công tác giảng dạy hiện tại, cả 3 trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều đã được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia. Nhưng những điều kiện ấy chỉ có thể đáp ứng tốt việc dạy và học cho số lượng HS hiện tại của trường. Còn nếu để đạt được con số 5 - 6% như trên thì quy mô của trường phải tăng gấp đôi hiện tại (vẫn thỏa mãn ắt hơn 45 lớp và mỗi lớp it hơn 45 học theo chuẩn quốc gia về trường phổ thông). Đây vừa là trách nhiệm vừa là thách thức của các trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên trên bước đường thực hiện sứ mệnh cao cả là đào tạo, bồi dưỡng NNL các DTTS cho tỉnh nhà và cả trong khu vực Đông Bắc Việt Nam.

Để khắc phục những khó khăn trong phát triển hệ thống trường PTDTNT, cần: quan tâm tới tỷ lệ HS người DTTS so với dân số của địa phương; quan tâm tuyển sinh con em những DTTS có dân số ắt, chưa có HS vào học ở trường PTDTNT, chưa có HS vào đại học, cao đẳng; có dự báo trước về nhu cầu cán bộ trong các lĩnh vực để có kế hoạch đào tạo theo ngành, lĩnh vực tránh tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ. Mặt khác, theo các chuyên gia giáo dục, ngành GD&ĐT cần đẩy mạnh công tác đổi mới quản lý trong các trường PTDTNT, nhất là phát triển mạng lưới, quy mô các trường gắn với đặc thù và quy hoạch đào tạo của địa phương. Mở rộng đào tạo liên cấp đối với các trường PTDTNT cấp huyện, đồng thời tắch cực khắc phục tình trạng HS không ở nội trú trong trường. Riêng với các trường, cần rà soát, phân loại HS theo năng lực học tập, tổ chức ôn tập củng cố kiến thức theo từng nhóm đối tượng, cử GV kèm cặp bồi dưỡng HS yếu kém nhằm bảo đảm chất lượng dạy học của trường PTDTNT phải tương đương hoặc cao hơn chất

lượng các trường tại địa phương. Tạo ra môi trường học tập thân thiện thu hút ngày càng nhiều HS tới trường học. Công tác quản lý ở trường PTDTNT phải bảo đảm tắnh Phổ thông - Dân tộc - Nội trú. Mặt khác, để sử dụng hết số HS trường PTDTNT tốt nghiệp ra trường cần xây dựng cơ chế đào tạo liên thông từ tiểu học, THCS, THPT và đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề trong hệ thống trường PTDTNT.

Trong khâu tuyển sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên cũng còn một số bất cập. Vì các trường cấp THCS chỉ áp dụng hình thức xét tuyển nên chất lượng đầu vào có phần hạn chế. Tỷ lệ HS một số dân tộc đặc biệt ắt người còn rất thấp. Căn cứ xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, Sở GD&ĐT tỉnh chủ yếu đang dựa vào quy mô trường, lớp, điều kiện CSVC, biên chế giáo viên, chưa căn cứ quy mô dân số DTTS, đặc biệt chưa gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và công tác quy hoạch, đào tạo nguồn cán bộ người DTTS tại chỗ. Đây là vấn đề tồn tại không chỉ riêng ở tỉnh Thái Nguyên mà còn là của cả nước nói chung.

Về CSVC và thiết bị trường học, sân chơi của các trường còn khá chật hẹp. Vắ như sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, sân học thể dục thể thao cho các em còn chưa theo quy chuẩn. Lắ do chắnh là vì diện tắch mặt bằng tổng thể của trường còn hạn chế đối với trường PTDTNT. Tổng diện tắch mặt bằng của trường là 14.000m2, nếu so với một trường THPT bình thường thì diện tắch đó là đạt yêu cầu trên số lượng HS. Nhưng vì là trường PTDTNT, với rất nhiều khối công trình cả chung cả riêng cho HS nội trú và HS lại ăn ở, sinh hoạt, học tập ngay tại trường nên diện tắch như vậy vẫn còn hạn hẹp. Khuôn viên trong nhà trường do không có tài chắnh nên chủ yếu đều phải nhà trường tự lực. Nhà trường cũng huy động sức lao động của HS để làm các công tác lao động như dọn dẹp, quét dọn khuôn viên để cảnh quan nhà trường luôn sạch đẹp. Mặc dù các trường đã được trang bị khá đầy đủ dụng cụ dạy học, phòng và thiết bị thắ nghiệm, máy vi tắnh, nhưng một số thiết bị, loại hoá chất phục vụ thắ nghiệm, thực hành chưa phù hợp, chất lượng chưa tốt. Hoạt động thực hành còn hình thức, chưa quan tâm nâng cao chất lượng; chưa gắn lý thuyết với thực hành, áp dụng thực tiễn (nhất là phần thực hành của các môn Vật lý, Hoá

học, Sinh học); tài liệu, sách tham khảo cho HS rất ắt. Đa số CSVC ở các trường đã được đầu tư, xây dựng từ nhiều năm nay, nên đã xuống cấp, bị hư hỏng. Hầu hết các trường đều thiếu diện tắch khuôn viên, thiếu phòng thực hành, sân tập thể thao, công trình vệ sinh, hệ thống cấp, thoát nước và không có đất để tăng gia, thực hành, giáo dục nâng cao ý thức yêu lao động sản xuất, vừa có sản phẩm cải thiện thêm chất lượng bữa ăn của học sinh. Có một bộ phận bàn ghế HS và GV đã cũ, hư hỏng và không phù hợp.

CSVC, trang thiết bị được Nhà nước đầu tư (cụ thể là Sở GD&ĐT) xây dựng, cấp phát. Về số lượng cơ bản là đầy đủ, nhưng về chất lượng và hiệu quả sử dụng thì còn nhiều yếu kém, có khi vừa trang bị chưa được sử dụng thì đã hỏng. Thực tế đây là thực trạng chung của các trường phổ thông hiện nay. Chất lượng của các hạng mục công trình xây dựng của trường do công tác giám sát thi công của nhà thầu còn yếu kém nên chất lượng không cao, xuống cấp rất nhanh. Nhà đa năng với diện tắch rộng, là nơi vui chơi giải trắ của các em HS nhưng chưa được vài năm lớp sơn đã bong tróc, trần nhà bị dột. Tương tự, các thiết bị phục vụ sinh hoạt của HS như thiết bị ở kắ túc xá, nhà ăn được nhà nước đâu tư chỉ cho một lần đầu tiên, sau một số năm đã hỏng nhưng nguồn kinh phắ để nhà trường sửa và trang bị mới thì lại gặp rất nhiều khó khăn. Thư viện được nhà nước đầu tư nhưng còn lạc hậu so với sự phát triển chung hiện nay. Thư viện chưa được trang bị hệ thống CNTT để giúp các em tra cứu nhanh tiện trên máy tắnh mà vẫn phải tra phiếu tên sách trong hộp phắch. Vì thế thư viện chưa thực sự cuốn hút được đông đảo HS đến đọc và học tập.

Như vậy, khó khăn lớn nhất và bao quát nhất vẫn là thiếu hụt rất lớn các nguồn tài chắnh và ngân sách đầu tư. Đây cũng là khó khăn chung đối với các trường PTDTNT trên cả nước. Để phần nào giải quyết vấn đề đó, các trường đã thực hiện nhiều hoạt động huy động nguồn tài chắnh nhưng cũng vấp phải khó khăn và bất cập. Đối với các trường THPT bình thường với số lượng HS đông thì nguồn xã hội hóa giáo dục chủ yếu được huy động từ sự đóng góp của phụ huynh HS. Nhưng đối với trường PTDTNT để thực hiện được điều đó là rất khó, bởi số lượng HS toàn trường so với các trường bình thường thì thực sự là một con số ắt ỏi (số

lượng HS tại trường THPT bình thường tầm khoảng 2000 HS). Hơn nữa, đối tượng HS của trường lại khá đặc biệt, đều là con em DTTS những vùng kinh tế ĐBKK. Như vậy, sự đóng góp, ủng hộ của phụ huynh HS hầu như là không có (có thì cũng chỉ là những công trình nhỏ như bồn hoa, cây cảnh).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 90 - 100)