Đội ngũ học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 45 - 55)

6. Bố cục của luận văn

2.3. Đội ngũ học sinh

Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, hệ thống trường PTDTNT đã hình thành và phủ kắn các tỉnh, vùng có DTTS sinh sống và khu vực miền núi trên cả

nước, tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ em dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới được tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng. Giờ đây, hàng nghìn HS không còn cảnh trèo đèo, lội suối tới trường nữa. Hệ thống trường PTDTNT trên địa bàn mỗi tỉnh đã trở thành mái nhà chung, là cánh cửa mở ra tương lai cho hàng nghìn HS người DTTS thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, đến nay, tất cả các DTTS của nước ta đều có con em theo học tại trường PTDTNT, chiếm khoảng trên 6% tổng số HS người DTTS trên cả nước. Năm học 2011 - 2012, trường PTDTNT có ở 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 300 trường với quy mô 80.832 HS hưởng học bổng chắnh sách, trong đó có 52.522 HS cấp THCS và 28.310 HS cấp THPT. HS trường PTDTNT chiếm khoảng 7,6% số HS người DTTS cấp THCS và THPT của cả nước [47, tr.18-23]. HS các trường PTDTNT có phẩm chất đạo đức tốt, giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu các nét đẹp văn hóa ứng xử văn minh, tiên tiến thông qua các hoạt động của nhà trường.

Trường PTDTNT Thái Nguyên năm học 2013 - 2014 có 12 lớp với tổng số 360 HS. Ở cấp THCS, trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai được xây dựng với quy mô 8 lớp học, tổng số 250 HS thuộc các huyện: Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình và Phổ Yên. Còn trường THPT Bình Yên là trường học với mô hình nội trú lồng ghép trường cấp 2 - 3. Hệ THCS của nhà trường cũng được chia làm hai bộ phận: bộ phận HS học cấp THCS thông thường và bộ phận HS học nội trú. Năm học 2003 - 2004 là năm trường tuyển lớp HS nội trú đầu tiên với 29 em vào học lớp 6. Năm học 2012 - 2013, toàn trường THPT Bình Yên có 1352 HS được chia thành 34 lớp, trong đó cấp THCS là 11 lớp với 397 HS, cấp THPT có 23 lớp với 955 HS. Trong cấp THCS có 200 HS nội trú được chia làm 7 lớp, khối lớp 9 chỉ có 01 lớp. Tổng số HS tuyển mới đầu năm là 430 học sinh (cấp THCS:110 em, trong đó có 60 HS nội trú lớp 6, 50 HS lớp 6 bình thường, 320 em cấp THPT). Học sinh toàn trường trên 70% là người dân tộc sinh sống ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK. Trong khuôn khổ luận văn chỉ đề cập đến các lớp nội trú cấp THCS của nhà trường.

Bảng 2.2: Hiện trạng đội ngũ học sinh các trƣờng PTDTNT tỉnh Thái Nguyên (năm học 2013 - 2014)

Theo giới tắnh, độ tuổi và địa bàn cư trú

Trƣờng Khối Tổng số (HS) Giới tắnh Độ tuổi đi học Địa bàn cƣ trú Nam Nữ PTDTNT Thái Nguyên 10 120 28 92 100% HS đúng tuổi (năm sinh 1998) Định Hóa: 47 HS, Đại Từ: 17 HS, Võ Nhai: 23 HS, Đồng Hỷ: 12 HS, Phú Lương: 14 HS, Phú Bình: 4 HS, Phổ Yên: 3 HS. 11 120 33 87 02/120 HS quá 01 tuổi (= 1.67%) Định Hóa: 42, Đại Từ: 22 HS, Võ Nhai: 25 HS, Đồng Hỷ: 16 HS, Phú Lương: 10 HS, Phú Bình: 4 HS, Phổ Yên: 1 HS 12 120 25 95 02/120 HS (= 1,67%) quá 01 tuổi Định Hóa: 58, Đại Từ: 17 HS, Võ Nhai: 22 HS, Đồng Hỷ: 9 HS, Phú Lương: 11 HS, Phú Bình: 3 HS, Phổ Yên: 0 HS 12 lớp 360 88 272 4/360 HS quá 01 tuổi (1,11%) Định Hóa: 147, Đại Từ: 56 HS, Võ Nhai: 70 HS, Đồng Hỷ: 37 HS, Phú Lương: 35 HS, Phú Bình: 11 HS, Phổ Yên: 4 HS

PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm 6 60 7 53 100% đúng tuổi 100% HS ở Võ Nhai 7 64 14 50 04 HS quá 01 tuổi Đồng Hỷ: 22 HS, Võ Nhai: 42 HS 8 67 19 48 01 HS quá 01 tuổi Đồng Hỷ: 16 HS, Đại Từ: 22 HS, Phú Bình: 02 HS, Phổ Yên: 01 HS, Võ Nhai: 26 HS 9 59 18 41 01 HS quá 01 tuổi Đại Từ: 18 HS, Đồng Hỷ: 12 HS, Phú Bình: 03 HS, Phổ Yên: 01 HS, Võ Nhai: 25 HS 12 lớp 250 58 192 6/250 HS quá 01 tuổi (2,4%) 97/250 HS ở huyện ngoài Võ Nhai (chiếm 38,8%) THPT Bình Yên 6 59 11 48 100% HS

đúng tuổi 100% cư trú ở huyện Định Hóa

7 57 14 43

02 HS quá 01

tuổi Như trên

8 59 8 51 01 HS quá 01

tuổi Như trên

9 26 3 23 03 HS quá 01 tuổi

7 lớp 201 36 163 6/201 HS quá 01 tuổi (2,99%) Như trên TS 19 lớp 451 94 365 16/811 HS đi học quá tuổi quy định (1,97%)

Nguồn: Số liệu các trường cung cấp. Một vài nhận xét:

Qua bảng số liệu thành phần HS phân theo giới tắnh, thống kê được toàn trường PTDTNT Thái Nguyên có 88 HS nam (chiếm 24,4%) và 272 HS nữ (chiếm 75,6%). Với con số như trên, có thể khẳng định rằng, vấn đề trọng nam khinh nữ, định kiến không cho các em nữ đi học và xa nhà không còn là vấn đề đáng ngại.

Phạm vi tuyển sinh của trường PTDTNT Thái Nguyên là trên địa bàn các xóm, thôn, bản có điều kiện ĐBKK, chắnh vì thế, ngoại trừ thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công, còn lại 07 huyện của tỉnh đều có HS các DTTS theo học tại trường. Huyện Định Hóa với đặc thù là huyện vùng sâu vùng xa, điều kiện khó khăn vào bậc nhất của tỉnh, cũng là địa phương cư trú của nhiều DTTS ở Thái Nguyên, nên hàng năm số HS vào trường đều cao hơn các huyện khác. Xếp sau Định Hóa về số lượng HS là các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ và Phú Lương. Đây là số lượng HS do Sở GD&ĐT tỉnh căn cứ vào điều kiện riêng biệt của từng huyện để đặt ra chỉ tiêu tuyển sinh nhằm đảm bảo sự công bằng đối với các DTTS trên toàn tỉnh.

Cũng qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy tỷ lệ nam - nữ của các trường PTDTNT ở Thái Nguyên đều có một đặc điểm giống nhau: số lượng HS nữ Ộáp

đảoỢ số HS nam (trung bình gấp khoảng 3 lần). Ở những trường phổ thông bình thường, tỷ lệ này thường là 1/1, và đặc biệt với sự tăng trưởng dân số mất cân bằng giới tắnh như hiện nay, HS nữ còn có xu hướng ắt hơn số HS nam. Thái Nguyên cũng là một tỉnh thành đang trong tình trạng như vậy. Chắnh vì thế, lấy nguyên nhân mất cân bằng giới tắnh, Ộthừa nam thiếu nữỢ để giải thắch là không phù hợp. Ở đây, có thể lấy đặc điểm giới tắnh để giải thắch cho hiện tượng mất cân bằng giới tắnh, số lượng HS nữ vượt trội so với HS nam ở các trường PTDTNT của tỉnh. Các em HS nam nói chung và nhất là các em trong độ tuổi học tiểu học thường chểnh mảng, mải chơi, chưa chú tâm vào việc học, tắnh tình thường nhanh ẩu đoảng. Trong khi đó, các em nữ thường chăm chỉ, chịu khó và cẩn thận hơn rất nhiều. Chương trình học bậc tiểu học là chương trình nền, cung cấp những kiến thức căn bản nhất cho HS, các em HS nữ có thể học đều tất cả các môn và đạt học sinh giỏi toàn diện. Chắnh vì thế, khi tham gia xét tuyển vào trường PTDTNT, các em nữ thường đỗ nhiều hơn các em nam.

Ở cấp THPT, ngoại trừ nguyên nhân đặc điểm giới tắnh, còn có một nguyên nhân liên quan đến đặc điểm vùng miền dẫn đến tỷ lệ không cân bằng nam nữ trong trường PTDTNT. Đối tượng tuyển sinh của trường PTDTNT là HS ở những vùng có điều kiện kinh tế ĐBKK, những HS nam trong độ tuổi học THCS thường đã là lao động quan trọng trong nhà, phải làm việc nhiều nên không có điều kiện học tập. Khi dự thi vào trường PTDTNT, các em nam sẽ không đạt được kết quả cao bằng các em nữ, dẫn đến tình trạng HS đỗ vào trường tỷ lệ lớn là HS nữ.

Nhìn chung, đối tượng tuyển sinh của trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên là con em các DTTS ở những xã, thôn, bản có điều kiện ĐBKK trên địa bàn tỉnh theo quyết định 164/2006/Qđ-TTg của thủ tướng Chắnh phủ. Đây là những xã vùng sâu vùng xa với điều kiện kinh tế ĐBKK, cũng là nơi cư trú của phần lớn DTTS trên địa bàn tỉnh. Vì thế tỷ lệ HS phân theo giới tắnh lại càng cho thấy, nhận thức của người DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được nâng cao rất nhiều. Họ đã sẵn sàng tạo điều kiện cho các em HS gái đến trường học tập, bình đẳng với các em trai.

Phạm vi tuyển sinh của các trường PTDTNT cấp THCS cũng tương tự như của trường cấp THPT, đó là con em các dân tộc cư trú tại những xã ĐBKK trên địa bàn. Chỉ tiêu này được huyện phân bổ xuống các xã, căn cứ theo điều kiện hoàn cảnh và thành phần dân tộc ở xã đó. Đối với trường THPT Bình Yên, HS của trường chỉ cư trú trong phạm vi huyện Định Hóa. Nhưng trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai thì có chút khác biệt. Địa bàn tuyển sinh của trường rộng hơn, trải dài qua các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình và Phổ Yên. Trong năm học 2012 - 2013, tỷ lệ HS ngoài huyện Võ Nhai lên đến gần 50%. Tuy nhiên, cũng từ năm học 2013 - 2014 trở đi, HS của trường sẽ chủ yếu là HS trên địa bàn huyện Võ Nhai mà thôi (60 em HS tuyển mới năm học 2013 - 2014 đều cư trú tại Võ Nhai). Nguyên nhân chắnh là vì trên địa bàn huyện Đại Từ, Phú Lương đã được xây dựng mới trường PTDTNT cấp THCS, trực tiếp đào tạo HS các DTTS trên địa bàn huyện.

Bảng 2.3: Học sinh các trƣờng PTDTNT tỉnh Thái Nguyên (năm học 2013 - 2014) Theo thành phần dân tộc

Trƣờng/ Khối

Thành phần dân tộc

Tày Nùng Dao Sán

Dìu Ngái Hmông

Sán Chay (Cao Lan và Sán Chắ) Kinh PTDTNT Thái Nguyên 10 55 27 7 8 0 17 4 11 64 24 10 6 1 8 6 12 67 19 8 6 0 15 5 360 HS 186 70 25 20 1 40 15 PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm 6 23 11 16 1 0 6 3 7 18 18 17 0 1 6 4 8 22 23 14 2 1 1 4

9 20 21 13 1 0 2 2 250 HS 83 73 60 4 2 15 13 0 THPT Bình Yên 6 24 12 9 2 1 7 4 7 19 13 14 1 0 6 4 8 25 18 12 0 1 2 1 9 9 7 5 0 1 2 2 201 HS 87 50 40 3 3 17 11 0 Tổng 451 HS 170 123 100 7 5 32 24 15

Nguồn: Các trường cung cấp

HS của trường PTDTNT Thái Nguyên bao gồm đủ mọi thành phần dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Sán Dìu, Hmông, Sán Chay (gồm 2 nhóm địa phương là Cao Lan và Sán Chắ). Trong đó, dân tộc Mường, Hmông có số HS theo học không đồng đều, năm có, năm không. Những dân tộc còn lại, năm nào cũng có HS theo học.

Như vậy, có thể thấy, trừ dân tộc Ngái và dân tộc Hoa (số lượng dân cư quá ắt) không có HS học tập tại trường thì đến nay trường PTDTNT cấp tỉnh đã Ộphủ sóngỢ lên phạm vi tất cả các dân tộc có trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chay đều là những dân tộc có số lượng dân cư đông đảo. Chắnh vì thế, HS thuộc các dân tộc đó nhiều hơn những dân tộc khác cũng là điều dễ hiểu.

Đối với các trường nội trú cấp THCS, dân tộc Ngái là một dân tộc số lượng dân cư rất ắt ỏi nhưng cũng đã có con em theo học trường PTDTNT. Qua đó, có thể thấy, công tác giáo dục cho người DTTS đã thực sự đi sâu đi sát, trải rộng đến tận những vùng sâu xa khó khăn nhất, đến những đồng bào DTTS ắt người nhất của tỉnh.

Thái Nguyên lại là một tỉnh có khá đông người DTTS sinh sống và nhiều vùng còn có điều kiện khó khăn, chắnh vì thế chỉ với 02 trường PTDTNT cấp THCS

được yêu cầu học tập của người DTTS. Nhiều HS phải học ở các trường bình thường, có em thì nghỉ học sớm ở nhà. Để giải quyết vấn đề nan giải đó, tỉnh đã cho xây mới ở huyện Phú Lương và Đại Từ mỗi huyện 01 trường PTDTNT cấp THCS. Số HS người DTTS được học tập trong các ngôi trường PTDTNT tăng lên đồng nghĩa với trình độ dân trắ của người DTTS ở các địa bàn có điều kiện kinh tế ĐBKK sẽ ngày càng được nâng cao. Tương lai đây cũng sẽ là nguồn cán bộ có chất lượng trực tiếp về phát triển miền quê mình.

2.4. Tiểu kết

Năm 1995, trường DTNT huyện Võ Nhai được thành lập (nay là trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai) đã đặt dấu mốc đầu tiên cho sự thành lập và phát triển của hệ thống trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đến nay, năm học 2013 - 2014, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 01 trường PTDTNT cấp THPT và 04 trường cấp THCS thực hiện công tác tuyển sinh và đào tạo con em DTTS ở các địa bàn ĐBKK của tỉnh. Đó là trường PTDTN Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai, hệ nội trú cấp THCS của trường THPT Bình Yên, trường PTDTNT huyện Đại Từ (bắt đầu tuyển sinh năm học 2012 - 2013) và trường PTDTNT huyện Phú Lương (bắt đầu tuyển sinh năm học 2013 - 2014).

Trường PTDTNT Thái Nguyên đào tạo một hệ duy nhất là hệ THPT với ba khối lớp: khối 10, 11 và 12. Năm 2008, khi trường bắt đầu đi vào hoạt động, CSVC còn thiếu thốn vô cùng, khó khăn tiếp khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết và sự quyết tâm, nhà trường đã không phụ kỳ vọng của nhân dân các dân tộc và lãnh đạo cấp trên. Để đến ngày 25 - 7 - 2013, sau 5 năm hình thành và phát triển, trường PTDTNT Thái Nguyên đã đủ điều kiện đề nghị công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. Và đến ngày 3 - 9 - 2013, trong ngày khai giảng năm học mới, nhà trường đã vinh dự đón nhận quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia do UBND tỉnh trao tặng.

Ở cấp THCS, hai ngôi trường THPT Bình Yên và trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai đã có thâm niên trong việc dạy và học HS nội trú người DTTS, đồng thời CSVC đã được hoàn thiện đúng theo tiêu chắ trường chuẩn Quốc gia, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học tập, ăn ở và học tập của HS trong trường.

Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, với những nỗ lực không ngừng trong công tác dạy và học, trường THPT Bình Yên đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia vào tháng 7 - 2011. Từ đó, chất lượng giáo dục nhà trường không ngừng được nâng lên. Trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai với môi trường xanh - sạch - đẹp, vệ sinh và an ninh trật tự tốt - đã tạo nên một mô hình giáo dục hoàn thiện, mẫu mực của địa phương cả về hoạt động dạy - học và hoạt động xã hội khác. Với hiện trạng CSVC và thiết bị trường học như trên cộng với chất lượng dạy và học đạt chuẩn, vào tháng 11 - 2009 trường cũng đã được UBND tỉnh Thái Nguyên sớm công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia.

Đối với trường PTDTNT huyện Đại Từ và trường PTDTNT huyện Phú Lương mới bước đầu đi vào hoạt động và sẽ vẫn còn được hoàn thiện dần dần trong thời gian tới. Được sự quan tâm đầu tư của các cấp chắnh quyền và trực tiếp là Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên, các trường sẽ từng bước hoàn bị các công trình để đảm bảo được những điều kiện tối thiểu đáp ứng các hoạt động sinh hoạt ăn ở và học tập của HS. Trong tương lai, hai ngôi trường này đều được xây dựng CSVC và thiết bị trường học theo hướng trường chuẩn Quốc gia.

Với mạng lưới trường PTDTNT như trên, tuy chưa thể đủ quy mô để đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học cho con em đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng ĐBKK trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhưng mô hình giáo dục chuyên biệt này đang từng bước phát triển và khẳng định vị trắ quan trọng trong sự nghiệp tạo nguồn đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 45 - 55)