Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 73 - 76)

6. Bố cục của luận văn

3.4. Thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh

3.4.2. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá

Ngoài việc chỉ đạo đổi mới PPDH, các nhà trường còn đổi mới trong công tác ra đề, kiểm tra, đánh giá, trước hết là đối với HS. Trong kiểm tra đánh giá HS, nội dung kiểm tra đánh giá phải toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kĩ năng và phương pháp, không phải chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức. Các trường đã áp dụng biện pháp hướng dẫn HS biết cách tự đánh giá, có thói quen đánh giá lẫn nhau. Bên cạnh nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống, các thầy cô giáo cũng tìm hiểu và áp dụng phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan, sử dụng phối hợp, hợp lắ giữa các hình thức kiểm tra truyền thống với kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan.

Trong kế hoạch đổi mới PPDH và KTĐG năm học 2012 - 2013, trường PTDTNT Thái Nguyên đã đưa ra các nội dung hoạt động như sau: Ban giám hiệu nhà trường cần đưa ra các hoạt động, các giải pháp nhằm ngày càng nâng cao nhận thức của giáo viên về đổi mới PPDH, KTĐG; nâng cao năng lực đổi mới PPDH, KTĐG cho GV; Tăng cường CSVC hỗ trợ đổi mới PPDH, KTĐG; tăng cường, kiểm tra giám sát hoạt động dạy học của GV; ban hành các văn bản có liên quan trong đó có quy định về tiêu chắ dạy tốt, tiêu chắ đánh giá giờ dạy; tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm hiệu quả; tổ chức các chuyên đề, hội thi GVDG, GV chủ nhiệm giỏi; xây dựng các tấm gương điển hình về đổi mới PPDH, KTĐG; cho GV đăng ký và thực hiện 01 đổi mới trong năm học. Cuối năm học, khi tổng kết các chương trình hoạt động đều có đánh giá cụ thể từng trường hợp.

Tại trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai - ngôi trường DTNT lâu đời nhất của tỉnh, trường luôn triển khai các hoạt động chuyên môn một cách nghiêm túc, đúng quy chế, đổi mới công tác thi và đánh giá thực chất đối với HS, thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG, tăng cường sử dụng thiết bị dạy học và phòng học bộ môn, làm và sử dụng thiết bị dạy học tự làm, tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy và thực hành. Kiện toàn đội ngũ thanh tra, đảm bảo cơ cấu và số lượng đảm nhiệm tốt công việc được giao. Có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác thanh tra, đội ngũ này đã giúp nhà trường đánh giá sát thực tế việc thực hiện kế hoạch năm học và các hoạt động sư phạm tại đơn vị.

Năm học 2012 - 2013 nhà trường đã thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đã tổ chức kiểm tra đánh giá về chuyên môn, kiểm tra nội bộ trường học và thanh tra toàn diện GV theo định kì và đột xuất; thanh và kiểm tra việc quản lắ và sử dụng thiết bị dạy học, công tác quản lắ tài chắnh, kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy đối với GV, kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua đối với các tổ chuyên môn. Qua việc tự thanh, kiểm tra tại đơn vị đã giúp nhà trường tăng cường và chấn chỉnh việc quản lý hồ sơ, CSVCẦ góp phần nâng cao hiệu quả công tác rèn luyện, ý thức phấn đấu của đội ngũ, ý thức và trách nhiệm trong công tác xây dựng tập thể cán bộ, công nhân viên chức. Kết quả kiểm

tra hồ sơ và đánh giá giờ dạy của 24 GV trong năm học (số lần kiểm tra: 02), trong đó: hồ sơ đạt loại tốt là 21/24 (chiếm 87,5%), loại khá là 3/24 (chiếm 12,5%). Giờ dạy: 102 giờ, trong đó xếp loại giỏi là 92/102 (chiếm 90,2%), loại khá là 7/102 (chiếm 6,9%), loại trung bình là 3/102 (chiếm 2,9%) (Theo Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013 của trường gửi Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên). Qua kết quả kiểm tra, đánh giá của ngành về công tác quản lắ tài chắnh của trường định kì hàng năm, kết hợp với công tác tự kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm, kiểm tra công tác thi đua của nhà trường, kết quả nhà trường được xếp loại tốt và được đánh giá cao về công tác tự thanh, kiểm tra.

Bên cạnh đó, nhà trường còn thực hiện đổi mới việc đánh giá thi đua trên từng lĩnh vực công tác. Có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác thi đua, đội ngũ này đã giúp nhà trường triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua theo từng giai đoạn, hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt, quản lắ tốt. Công tác kiểm tra, thanh tra của nhà trường có nhiều chuyển biến tắch cực, góp phần đáng kể vào việc giữ vững kỷ cương nền nếp học đường.

Ở trường THPT Bình Yên, năm học 2012 - 2013 cũng đã xây dựng một bản kế hoạch đổi mới PPDH, KTĐG năm học rất công phu. Kết quả cuối năm học, những mục tiêu trong bản kế hoạch đều đạt được kết quả tốt. Cụ thể, đối với cán bộ quản lý và GV năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Cán bộ quản lắ, GV đều nắm được yêu cầu và cách thức đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG, trên cơ sở đó tạo bước chuyển mạnh mẽ và thực chất về công tác đổi mới PPDH. Ứng dụng có hiệu quả CNTT trong quản lý và giảng dạy góp phần thúc đẩy đổi mới PPDH.Duy trì tốt nề nếp dạy - học, tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của HS dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng, thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Đổi mới một cách thiết thực phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò. Tắch cực sưu tầm, mua sắm, tự làm các phương tiện, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Mỗi GV của nhà trường đã chủ động đổi mới PPDH của mình từ việc soạn bài đến giảng dạy trên lớp sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.

Nhìn chung trong năm học, 100% GV thực hiện nghiêm túc các PPDH, có ắt nhất một sáng kiến đổi mới trong năm học. Sử dụng hợp lý và tối đa thiết bị dạy học hiện có để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Có kế hoạch bồi dưỡng HSG để tham gia dự thi HSG các môn học ở các khối và các cấp. Đối với HS,90% tắch cực chủ động trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống. HS gian lận trong học tập và trong thi cử chiếm tỉ lệ rất nhỏ, và ngày càng giảm xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)