Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 76)

6. Bố cục của luận văn

3.5. Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù

Với đặc thù của mô hình trường PTDTNT, song song với hoạt động dạy và học thì công tác nuôi dạy nội trú cũng là một phần vô cùng quan trọng trong hoạt động của nhà trường. Công tác nuôi dạy trong các trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên được thực hiện tương đối nghiêm túc, các điều kiện học tập, sinh hoạt, nuôi dưỡng HS cơ bản được bảo đảm.

Trong công tác tổ chức và quản lý học sinh DTTS ở nội trú, các trường PTDTNT đều tổ chức bộ máy quản lý nội trú theo quy định, xây dựng và quán triệt học sinh DTTS thực hiện các nội quy của khu nội trú, quy tắc ứng xử văn hóa trong trường, trong khu nội trú. Các trường đều có tổ quản sinh để quản lý, giáo dục HS ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là quản lý hoạt động tự học, lao động tăng gia cải thiện cuộc sống, giáo dục học sinh đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt. Ngoài ra còn có nhân viên bảo vệ, y tế, cấp dưỡng để chăm sóc sức khỏe và ăn ở, sinh hoạt cho HS.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho HS nội trú được các trường hết sức quan tâm, nhờ đó góp phần hết sức quan trọng trong việc phát triển nhân cách toàn diện cho HS. Cả 3 trường: PTDTNT tỉnh Thái Nguyên, PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Võ Nhai, THPT Bình Yên đều rất chú trọng tạo điều kiện cho HS có được sân chơi bổ ắch, đây cũng là điều kiện thuận lợi để HS giao lưu, học hỏi, mở rộng kiến thức, rèn kĩ năng sống. Vì thế nên hàng tháng hoặc các ngày lễ lớn trường ta đều có kế hoạch hoạt động sôi nổi, đã tổ chức thành công các chương trình như ỘChúng tôi là học sinh nội trúỢ có trình diễn trang phục và tiếng nói dân tộc, ỘGặp nhau cuối nămỢ, ỘPhòng chống

HIV/AIDSỢ, hay ỘTuyên truyền về an toàn giao thôngỢ, ỘTuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc láỢ... Những buổi hoạt động ngoài giờ đó thực sự đã thu hút đông đảo HS tham gia, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn, có kĩ năng sống tắch cực, tự giác khi va chạm với các tệ nạn xã hội. Ở trường PTDTNT Thái Nguyên, cứ thứ 6 hàng tuần sẽ có buổi sinh hoạt nội trú toàn trường tại nhà đa năng với nội dung: rà soát lại tình hình hoạt động trong tuần của HS như học, vui chơi. Mỗi tuần sẽ có một chủ đề để sinh hoạt, cuối mỗi buổi sẽ giao chủ đề tuần sau để học sinh chuẩn bị trước. Đây là hoạt động giao lưu thầy - trò và giữa các lớp với nhau, xâu chuỗi các ý kiến của HS rất bổ ắch.

Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cũng tạo cho HS nhiều hứng thú sau những giờ học trên lớp căng thẳng. Các giải cầu lông, bóng đá, điền kinhẦ thu hút được các em tham gia nhiệt tình, sôi nổi, vừa giáo dục tắnh tập thể vừa nâng cao thể lực cho HS. Các hoạt động dạng này được tổ chức thường xuyên, tạo một sân chơi lành mạnh, lắ thú cho các em. Ngoài ra, các cuộc thi khéo tay, nữ công gia chánh cũng được tổ chức vào những dịp kỉ niệm ngày lễ trong năm. Những hoạt động ấy đã tạo ra không khắ phấn khởi, thân thiện, đoàn kết và thi đua trong khu nội trú.

Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc được các nhà trường PTDTNT duy trì đều đặn với nhiều nội dung phong phú như: tổ chức Hội khỏe Phù đổng cấp trường, tổ chức ngày Tết dân tộc, hội thi HS các dân tộc thanh lịch, thi văn nghệ, thể dục thể thao, tìm hiểu văn hóa các dân tộc và di tắch lịch sử. Các trường PTDTNT luôn là hạt nhân khi tham gia phong trào văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương. Các hoạt động đều có sự tham gia tắch cực của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường nên đã mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực.

Hoạt động lao động sản xuất và lao động công ắch tiếp tục được các nhà trường PTDTNT phát huy như lao động vệ sinh trường lớp, khu nội trú, trồng cây và chăm sóc cây... Ngoài ra, vì là môi trường nội trú nên HS không chỉ học tập trên lớp mà còn ăn ở tại kắ túc xá, vì thế việc giáo dục cho các em cách sống trong môi trường tập thể, biết quý trọng sức lao động cũng rất được quan tâm. Trong đó hoạt

động trồng rau xanh đã được hưởng ứng nhiệt tình. Các em vừa có rau sạch để sử dụng thêm, vừa cung cấp một phần cho nhà bếp.

Công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS nội trú là một trong năm nội dung được Bộ GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng ỘTrường học thân thiện, học sinh tắch cựcỢ đối với các trường phổ thông nói chung. Đối với HS trường PTDTNT thì công tác ấy còn giữ vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Các em HS người DTTS ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, còn do đặc thù là con em các DTTS, từ vùng sâu vùng xa xuống học tập và sinh hoạt tập thể, mang theo rất nhiều phong tục tập quán ở địa phương trong sinh hoạt hằng ngày, còn thiếu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân. Thậm chắ nhiều em không biết chào hỏi khi gặp gỡ, không biết cảm ơn khi được quan tâm giúp đỡ, không biết xin lỗi khi mình sai, dễ bị sự lôi kéo, dễ giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, đánh giá sự việc theo cảm tắnhẦ Vì thế vai trò của việc rèn kỹ năng sống cho HS các trường PTDTNT là rất quan trọng.

Có lẽ với HS các DTTS, việc giáo dục kỹ năng sống là một quá trình và là sự kết hợp của tất cả tập thể cán bộ GV trong nhà trường. Ngay từ khi các em mới nhập trường đã được các GV chủ nhiệm giáo dục những kỹ năng tối thiểu nhất như cách chào hỏi các thầy cô, cán bộ công nhân viên trong nhà trường, cách xưng hô, cách giao tiếp không nói trống không, không dùng từ địa phương; cách sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở khoa học, sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp; cách hòa mình trong cuộc sống tập thể; cách tự học tập và đặc biệt cách tôn trọng bản sắc của mỗi dân tộc. Các thầy cô đã uốn nắn cho HS từng những kỹ năng thiết thực nhất,

như cách sử dụng các thiết bị trong phòng ở, vệ sinh cá nhân, cách gấp và phơi chăn màn, quần áo, cách xưng hô, giao tiếp với thầy cô, bạn bèẦ đến những kĩ năng khác như: kỹ năng đứng vững trước sự lôi kéo vào những hành vi, việc làm xấu như chơi game, chơi bài ăn tiền, uống rượu, gây gổ lẫn nhau, thậm chắ là sự dụ dỗ của các thế lực thù địch với Nhà nước.

Bên cạnh đó, các trường đã phát động phong trào anh chị lớp trên hướng dẫn, bảo ban các em lớp dưới, vì vậy HS nội trú nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống tập thể. Bên cạnh đó cũng tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ HS nội trú tự học, tự lập kế hoạch, thời gian biểu để tự học, tổ chức cho HS tự học trên lớp và ở nhà, lập dàn bài chi tiết để tự học, truy cập internet để lấy các thông tin hỗ trợ việc tự họcẦ

Rèn luyện kĩ năng sống trong nhà trường là một nội dung hết sức quan trọng, giúp các em HS tự tin hơn, ứng xử có văn hóa, ý thức chung sống trong cộng đồng thực sự thân thiện, giải quyết hợp lý các tình huống mâu thuẫn, xung đột. Tuy nhiên để giáo dục kỹ năng sống rất cần sự chung tay, chung sức của tất cả gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội để các em HS hôm nay sẽ thực sự là thế hệ tiềm năng của nước nhà trong tương lai.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho HS được các trường duy trì và làm tốt. Việc khám bệnh, tiêm phòng, cân đo HS được tổ chức theo định kỳ. Công tác phòng chống dịch bệnh và giáo dục HS chăm sóc sức khỏe hàng ngày đã được các nhà trường thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả như: tổ chức vệ sinh trường, lớp, khu nội trú, tiêm phòng cho HS, giáo dục HS ăn uống điều độ, hợp vệ sinh... Vì vậy sức khỏe của các em đã được đảm bảo, các bậc cha mẹ cũng yên tâm khi con em mình đi học xa nhà.

Tổ chức đời sống tinh thần, vui chơi cho HS nội trú được các trường hết sức quan tâm. Nhà trường tổ chức ngày lễ, Tết dân tộc, tổ chức thi HS DTTS thanh lịch, thi tìm hiểu văn hóa các dân tộc, thi văn nghệ, thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ. Trường còn có các quỹ khuyến học, quỹ Hội cha mẹ học sinh, quỹ thắp sáng ước mơ trao thưởng cho các em HS có hoàn cảnh ĐBKK: mồ hôi, điều kiện kinh tế ĐBKK; mua tặng áo ấm mùa đông, vào dịp tết để khuyến khắch, động viên tinh thần cho HS.

Ở các trường PTDTNT Thái Nguyên, hằng năm nhà trường đều tổ chức cho HS đi học thực tập thực tế. Lớp 10 được đi trong phạm vi tỉnh, với các địa điểm như Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, ATK Định Hóa, sau đó về đều phải viết bài thu hoạch. Lớp 11 sẽ tổ chức đi ngoài tỉnh, tới các di tắch lịch sử, văn hóa trong nước, như Khu di tắch Pác Bó - Cao Bằng, về thăm quê Bác Hồ, ngã 3 Đồng Lộc -

Hà Tĩnh. Khối lớp 12 được tổ chức đi Lăng Bác Hồ và học tập thực tế ở văn miếu Quốc Tử Giám, hoặc đi dâng hương ở ATK Định Hóa để chuẩn bị cho các kì thi cuối cấp và đại học. Những chuyến đi ấy đã góp phần giúp HS tiếp thu và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.

Trường PTDTNT Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tổ chức cho các em HS khối 9 đi thực tế tại Đền Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và tìm hiểu hệ sinh thái biển tại khu du lịch Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Từ những chuyến đi đó, giúp cho các em HS hiểu thêm về danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nhà trường vinh dự được mang tên, đồng thời giúp các em mở mang tầm hiểu biết về hệ sinh thái biển. Đây cũng là một trong những hoạt động có ý nghĩa trong phong trào ỘXây dựng trường học thân thiện, học sinh tắch cựcỢ của nhà trường trong năm 2010. Trường THPT Bình Yên, năm học 2012 - 2013 đã tổ chức cho các em HS nội trú và các HS có thành tắch cao trong học kì I khối THCS tham quan các khu di tắch lắch sử ATK Phú Đình và Tân Trào (Tuyên Quang) với tinh thần Ộvề nguồnỢ. Thực hiện kế hoạch hoạt động của học sinh khối nội trú năm học 2012 - 2013, tháng 01- 2013 trường THPT Bình Yên đã tiếp tục tổ chức cho các em HS nội trú khối 6,7 đi thực tế tại Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, tham quan Hồ Núi Cốc - huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Qua buổi thực tế các em đã hiểu thêm về văn hoá của các dân tộc Việt Nam, hiểu được những nét văn hoá của dân tộc mình cũng như các dân tộc khác, từ đó thêm yêu dân tộc mình, yêu quê hương đất nước hơn. Cũng thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với HS khối nội trú năm học 2012 -2013, trường THPT Bình Yên đã tổ chức cho học sinh nội trú khối 8, 9 đi thực tế tại tỉnh Hoà Bình. Chuyến đi thành công tốt đẹp, giúp các em hiểu thêm về giá trị tinh thần đoàn kết, hữu nghị, hợp tác để từ đó vận dụng vào trong cuộc sống và quá trình học tập của bản thân.

Ngoài tri thức khoa học, học sinh các trường PTDTNT còn được trang bị thêm những hiểu biết về văn hoá dân tộc và tri thức địa phương nhằm nâng cao kiến thức người cán bộ trong tương lai, đáp ứng những yêu cầu của công cuộc xây dựng cuộc sống mới trên quê hương. HS đều có trang phục truyền thống của dân tộc

mình, nhà trường cũng xây dựng nhà trưng bày hiện vật văn hóa dân tộc (hay còn gọi là phòng truyền thống). Phần lớn những trang thiết bị này chủ yếu là do sự Ộtự thân vận độngỢ của nhà trường trong việc huy động cộng đồng, các tổ chức xã hội tại địa phương ủng hộ; còn kinh phắ của Nhà nước dành cho việc mua sắm trang thiết bị này hầu như chưa có; tỉnh cũng chưa thật sự chú trọng đến việc đầu tư kinh phắ cho hạng mục này. Tuy còn ắt ỏi, sơ sài nhưng phòng truyền thống của mỗi trường đã là nơi góp phần vào việc học tập và tìm hiểu văn hóa dân tộc, tri thức địa phương cho các em HS trong trường.

3.6. Tiểu kết

Năm học 2012 - 2013 là năm thứ 2 toàn ngành giáo dục tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động ỘHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chắ MinhỢ, cuộc vận động ỘMỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạoỢ và phong trào thi đua ỘXây dựng trường học thân thiện, học sinh tắch cựcỢ. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các địa phương, các trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên đã và đang nỗ lực phấn đấu của trong sự nghiệp đào tạo con em DTTS, phục vụ công tác tạo nguồn cán bộ cho các vùng sâu vùng xa.

Việc đầu tư xây dựng CSVC nói chung còn nhiều khó khăn, đặc biệt là với các trường PTDTNT. Xác định đây mới chỉ là những tiền đề để hướng tới một môi trường giáo dục phát triển về mọi mặt, vì vậy, trong thời gian tới, các trường tiếp tục phấn đấu để trường có một cơ sở khang trang hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Để làm được điều đó, nhà trường tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động ỘHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chắ MinhỢ, cuộc vận động ỘHai khôngỢ với 4 nội dung, tắch cực tham gia phong trào thi đua ỘXây dựng trường học thân thiện, học sinh tắch cựcỢ; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học vào nâng cao chất lượng giờ dạy; tiếp tục bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, GV hàng năm để nâng chuẩn; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tiếp tục đưa nhà trường vững bước đi lên.

Đáng chú ý, các trường PTDTNT đã quan tâm đến công tác giáo dục đặc thù, giáo dục kỹ năng sống, văn hóa dân tộc, tổ chức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho HS... Các trường đã thực hiện nhiều biện pháp để duy trì sĩ số và tỷ lệ chuyên cần của HS trong năm học. Bên cạnh đó, nhiệm vụ tổ chức nội trú cho HS cũng được quan tâm với nhiều giải pháp như: xây dựng tổ quản sinh để quản lý, giáo dục HS ngoài giờ lên lớp; nhất là quản lý hoạt động tự học, lao động tăng gia cải thiện cuộc sống; giáo dục HS đoàn kết tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt tại khu nội trú. Việc tạo môi trường học tập, cuộc sống nội trú thân thiện, ấm cúng như chắnh ngôi nhà của HS đã động viên, khuyến khắch các em yên tâm học tập, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện để đạt kết quả cao nhất.

Bằng lòng yêu nghề, quyết tâm của tập thể cán bộ, GV cùng với sự phát huy truyền thống hiếu học trên quê hương cách mạng, sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chắnh quyền, sự chăm lo của lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên, các trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên đã vượt qua những khó khăn trong quá trình hoạt động và phát triển, đạt nhiều thành tắch trong các lĩnh vực hoạt động. Đến hôm nay, các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)