Trong phát triển con ng-ời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trung quốc trong công cuộc cải cách mở cửa (1978 2008) (Trang 136 - 147)

3. Một số liên hệ với vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

3.3 Trong phát triển con ng-ời

Phụ nữ Việt Nam đang dần khẳng định, hoàn thiện và phát triển bản thân với t- cách là công dân, là lực l-ợng sản xuất, ng-ời vợ, ng-ời mẹ và ng-ời lãnh đạo.

Trong những năm qua, trình độ học vấn, trình độ văn hóa của phụ nữ đã thay đổi cả về chất l-ợng và số l-ợng. Số l-ợng nữ cán bộ, công chức trong ngành giáo dục – đào tạo chiếm tới 69% trên tổng số lao động của ngành này. Đội ngũ nữ văn nghệ sĩ, nhà báo, huấn luyện viên, vận động viên đã phát huy tài năng, trí tuệ đóng góp cho sự phát triển văn hóa thông tin, nghệ thuật, thể dục thể thao n-ớc nhà. Đặc biệt là các đội bóng đá, bóng chuyền nữ và nhiều nữ vận động viên đã làm rạng danh đất n-ớc trong thi đấu thể thao khu vực và quốc tế. Phong trào phụ nữ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục rèn luyện sức khỏe quần chúng cũng ngày càng phát triển. Lĩnh vực này là cơ hội tốt cho sự phát triển tài năng và con ng-ời của phụ nữ. Phụ nữ cũng chiếm 57,2% lực l-ợng lao động ngành y tế đã giúp phụ nữ có điều kiện tốt hơn trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, gia đình và bản thân mình. Họ đã phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức, nhất là trong việc chăm sóc sức khỏe cho ng-ời nghèo, ng-ời ở vùng sâu, vùng xa, ng-ời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Là ng-ời mẹ, ng-ời thầy đầu tiên của con ng-ời, phụ nữ có vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Quả thật chỉ sau hơn 20 năm Đổi mới mà hình ảnh ng-ời phụ nữ Việt Nam đã khác tr-ớc rất nhiều, hình ảnh đó cũng đã giúp thay đổi diện mạo tổng thể của đất n-ớc.

phụ nữ. Tuy vậy cũng nh- phụ nữ Trung Quốc, những đóng góp ấy còn ch-a thực sự t-ơng xứng với tiềm năng dồi dào của họ yêu cầu phát triển đất n-ớc. Tỷ lệ phụ nữ tham gia trong ủy ban nhân dân các cấp thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nữ trong Hội đồng nhân dân các cấp (khoảng 5,3% ở nhiệm kỳ 2004 – 2009), do vậy tuy vai trò đại diện và giám sát của phụ nữ đã đ-ợc phát huy, song vai trò ra quyết định và chỉ đạo thực hiện ở các cơ quan hành pháp lại bị hạn chế. Trong các cơ quan ủy Đảng và quản lý nhà n-ớc, số nữ cán bộ giữ vị trí trọng trách còn ít, chủ yếu là giữ vai trò cấp phó giúp việc cho cấp tr-ởng và nam giới. Trong một số lĩnh vực nh- khoa học, ngoại giao, quản lý kinh tế, quy hoạch còn thiếu hụt nhiều cán bộ nữ. Các cán bộ nữ còn bị hạn chế bởi tuổi về h-u và tuổi đề bạt.... Bên cạnh đó, rào cản về quan niệm giới ở n-ớc ta còn khá rõ nét, không chỉ ng-ời đàn ông ch-a nhận thức hoặc có thái độ không thừa nhận vai trò của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng còn e dè tự ti thậm chí ch-a nhận thức rõ những vấn đề liên quan đến vai trò và vị trí của mình. Ngoài ra, thời đại kinh tế tri thức mà chúng ta đang b-ớc vào còn đặt ra cho phụ nữ nhiều yêu cầu phát triển mới, và để tiếp tục đóng vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n-ớc trong kỷ nguyên hội nhập, phụ nữ Việt Nam có thể vận dụng và tham khảo đ-ợc nhiều những giải pháp trong việc nâng cao và phát huy vai trò của phụ nữ Trung Quốc. Cụ thể là việc không ngừng học tập tiếp thu tri thức khoa học kỹ thuật mới để nâng cao tố chất tổng thể và bản lĩnh ng-ời phụ nữ hiện đại; biết kết hợp, kế thừa những truyền thống tốt đẹp của ng-ời phụ nữ Việt Nam để tạo nên hình ảnh phụ nữ Việt Nam hiện đại, đóng góp nhiều hơn cho đất n-ớc trên chặng đ-ờng thế kỷ XXI.

Phần Kết luận

Trong lịch sử loài ng-ời từ tr-ớc đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu dân c- và là đội quân lao động trong công cuộc duy trì phát triển con ng-ời và xã hội. Bằng tài năng, trí tuệ và những phẩm chất tốt đẹp của phái nữ, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con ng-ời. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

Trong khu vực Châu á, phụ nữ Trung Quốc đ-ợc coi là lực l-ợng có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển và phồn vinh của đất n-ớc. Để có đ-ợc vị thế và vai trò nh- ngày nay, các thế hệ phụ nữ Trung Quốc đã phải trải qua một quá trình vận động t-ơng đối dài từ trong lịch sử. Hàng nghìn năm phong kiến với những lễ giáo hà khắc, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, ng-ời phụ nữ Trung Quốc sống d-ới tầng tầng lớp lớp bóc lột và kìm kẹp, họ phải sống một cuộc sống vô cùng tủi khổ, không địa vị chính trị, không quyền lợi kinh tế, không đ-ợc học hành, không có vị trí trong gia đình và hôn nhân... Chính từ địa vị thấp kém ấy, vai trò của ng-ời phụ nữ (thậm chí cả vai trò gia đình) cũng hết sức mờ nhạt và không đ-ợc xã hội công nhận. Tuy nhiên trong lịch sử tăm tối ấy vẫn sáng lên nhiều tấm g-ơng phụ nữ xuất sắc mà những cống hiến của họ cho nền văn hóa, chính trị và an ninh quốc gia đã đ-ợc nhân dân cả n-ớc ghi nhận. Đây chính là nền tảng quý báu giúp phụ nữ Trung Quốc phát huy sức mạnh của mình ở các điều kiện xã hội thuận lợi về sau này. Bắt nguồn từ cội rễ này, trải qua các cuộc vận động từ những năm cuối thế kỷ XIX (giai đoạn tiếp xúc với Ph-ơng Tây) đến cuộc vận động nữ quyền theo t- t-ởng dân chủ t- sản (20 năm đầu thế kỷ XX) cho đến cuộc vận động phụ nữ theo t- t-ởng vô sản (từ sau khi ĐCS Trung Quốc thành lập) vị trí và vai trò của ng-ời phụ nữ trong đời sống đã có những chuyển biến hết sức to lớn, tự ý thức đ-ợc về vai trò và quyền lợi của ng-ời phụ nữ càng đ-ợc nâng lên. Đây chính là th-ớc đo sự tiến bộ và tr-ởng thành của xã hội Trung Quốc.

Tuy vậy, phải đến khi Đảng và Nhà n-ớc Trung Quốc b-ớc vào công cuộc cải cách mở cửa (năm 1978) đem lại nhiều thành vĩ đại cho tổng thể nền kinh tế xã hội, đời sống nhân dân đ-ợc đảm bảo và cải thiện, địa vị của Trung Quốc trên chính tr-ờng cũng nh- th-ơng tr-ờng quốc tế nâng cao hơn bất kỳ giai đoạn nào tr-ớc đó. Trong điều kiện nh- vậy, những thành quả của quá trình vận động giải phóng tr-ớc cải cách của phụ nữ đã đ-ợc khẳng định và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Quá trình 30 năm cùng cả n-ớc tiến hành công cuộc xây dựng đất n-ớc theo đ-ờng lối Xã hội chủ nghĩa là quá trình 30 năm phụ nữ Trung Quốc nỗ lực khẳng định và cống hiến. Họ không chỉ tham gia mà còn đóng góp quan trọng trong tất cả các ph-ơng diện của đời sống xã hội nh-: chính trị, kinh tế, văn hóa – khoa học – giáo dục, hôn nhân gia đình, bảo vệ môi tr-ờng.... Trong lĩnh vực nào cũng xuất hiện những cá nhân và tập thể nữ tiêu biểu với nhiều đóng góp có giá trị. Phụ nữ là lực l-ợng thúc đẩy xây dựng dân chủ hóa chính trị ở Trung Quốc, số l-ợng nữ đảng viên ĐCS Trung Quốc đã lên tới hơn 15 nghìn đảng viên (chiếm hơn 20% tổng số đảng viên tính đến cuối năm 2007); tỷ lệ nữ đại biểu trong Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc luôn ổn định ở mức 20%; phụ nữ có mặt ở hầu hết các cơ quan Đảng và chính quyền trong hệ thống chính trị. Lực l-ợng đông đảo này đã có đóng góp nhiều trong việc đề xuất các ý kiến, xây dựng chính sách và tham gia quản lý đất n-ớc. Trong lĩnh vực kinh tế, phụ nữ là đội ngũ lao động đông đảo làm giàu cho đất n-ớc, là hạt nhân của chính sách xóa đói, giảm nghèo, đóng góp quan trọng cho công cuộc chấn h-ng và phát triển kinh tế nông thôn với giá trị đóng góp lên đến 60%. Phụ nữ cũng đang trở thành một đội ngũ cán bộ giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật có chuyên môn, nhiệt huyết, góp sức cho công tác nâng cao tố chất và thể chất cho ng-ời dân Trung Quốc. Trong lĩnh vực thể thao, văn hóa văn nghệ, hàng loạt các nữ nghệ sĩ, vận động viên đã giúp Trung Quốc ghi danh mình trong bảng thành tích cao của thế giới, mang nhiều vinh quang về cho quốc gia. Đặc biệt là với thiên chức làm mẹ, làm vợ, cộng với tri thức văn hóa, khoa học ngày càng cao, phụ nữ không những đảm đ-ơng vai trò truyền thống chăm sóc chồng con gia đình rất tốt mà còn là lực l-ợng nòng cốt trong xây dựng gia đình hiện đại , hài hòa, bồi đắp tố chất cho

các thế hệ t-ơng lai. Họ cũng là những nhà hoạt động vì môi tr-ờng hết sức tích cực, giúp thực hiện chiến l-ợc phát triển bền vững của Nhà n-ớc, đảm bảo môi tr-ờng sinh sống an toàn cho cả xã hội. Quả thật ở lĩnh vực nào phụ nữ cũng phát huy vai trò nòng cốt và quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển chung.

Ngày nay, khi công cuộc cải cách – mở cửa đã đi vào chiều sâu, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã hoạch định con đ-ờng phát triển của đất n-ớc, kiên định xây dựng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, mở rộng xu thế hội nhập với thế giới và h-ớng tới một xã hội khá giả toàn diện, phụ nữ Trung Quốc vẫn tiếp tục là lực l-ợng đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung. Tuy vậy, trên con đ-ờng khẳng định và thể hiện vai trò của mình, phụ nữ Trung Quốc đã gặp không ít khó khăn và trở ngại từ t- t-ởng bất bình đẳng trong xã hội cũng nh- chính quan niệm hạn chế của ng-ời phụ nữ khiến những đóng góp của họ ch-a t-ơng xứng với tiềm năng mà họ có. Bên cạnh đó, Trung Quốc và thế giới đã chính thức b-ớc vào kỷ nguyên của tri thức và tiến bộ khoa học đã và đang đặt ra cho phụ nữ những yêu cầu mới về tạo dựng hình ảnh ng-ời phụ nữ Trung Quốc hiện đại, có tri thức, văn hóa; có ý thức cầu tiến; có kỹ năng sống và chắt lọc tinh túy từ trong truyền thống: tự tôn, tự tin, tự lực, tự c-ờng của dân tộc. Đứng tr-ớc yêu cầu mới của thời đại và yêu cầu giải quyết những khó khăn, tồn tại hiện nay để phụ nữ Trung Quốc có thể xây dựng, khẳng định và phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của mình trong t-ơng lai, bản thân ng-ời phụ nữ và toàn xã hội cần hết sức nỗ lực, tạo môi tr-ờng xã hội và môi tr-ờng pháp lí ổn định, thuận lợi hơn nữa cho phụ nữ.

Chúng ta hoàn toàn có thể tin t-ởng rằng vị thế của phụ nữ Trung Quốc sẽ không ngừng nâng cao, phụ nữ Trung Quốc sẽ có nhiều đóng góp quý báu hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất n-ớc Trung Quốc giàu mạnh. T-ơng lai phát triển của phụ nữ sẽ vô cùng t-ơi sáng, xứng đáng với tiềm năng, tố chất của họ cũng nh- sự kỳ vọng của toàn thể nhân dân Trung Quốc.

Th- mục tài liệu tham khảo I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

1. Trần Thị Vân Anh – Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên), Bình đẳng giới ở Việt Nam, NXB Khoa học XH, Hà Nội, 2008.

2. Cẩm nang nghiệp vụ công tác phụ nữ thời kỳ hội nhập WTO, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1997.

3. Bùi Hạnh Cẩn, 20 nữ nhân Trung Quốc, NXB Văn hoá - Thông tin, hà Nội, 2000.

4. Chân dung ng-ời phụ nữ tự lập nghiệp giàu nhất thế giới,

(URL:http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Tulieu/2006/10/3B9EF38C/)

5. Dương Thị Duyên, “Phụ nữ thế giới tham gia hoạt động chính trị và lãnh đạo đất nước”, Tạp chí Khoa học và phụ nữ, tr. 46 – 47, Hà Nội, 1/1996.

6. Nguyễn Văn Độ, “Đặc điểm kinh tế – xã hội Trung Quốc từ khi cải cách – mở cửa đến nay (1978 – 2006)”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 5(75)/2007.

7. Phạm Thị Kim Giao, Vài nét về số phận ng-ời phụ nữ Trung Quốc trong những năm gần đây, 1984

8. L-u Thiếu Kỳ, Thái X-ớng, Đặng Dĩnh Siêu, Ng-ời đàn bà có thể làm đ-ợc gì?, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1957.

9. Phùng Thị Mỹ, 10 phụ nữ có ảnh h-ởng trên thế giới, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2006.

10. Nguyễn Văn Hồng, “Nhận thức về chiến lược Khoa giáo hưng quốc xây dựng văn hóa XHCN đặc sắc Trung Quốc”, Trung Quốc cải cách mở cửa – Những bài học kinh nghiệm, NXB Thế giới, tr. 284 – 291, Hà Nội, 2003.

11. Nguyễn Văn Hồng, Mấy vấn đề về lịch sử Châu á và lịch sử Việt Nam – Một cách nhìn, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001.

12. Sơ Huệ, “Vấn đề phụ nữ ở đại lục trong cải cách kinh tế của Trung cộng, Tạp chí Trung Cộng nghiên cứu, tr. 88 – 95, số 223, 7/1985.

13. Lê Ngọc Hùng, Vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại, (URL:http://www.ubphununcfaw.gov.vn/?lang=V&func=newsdt&catid=152&

newsid=1564&MN=65)

14. Phụ nữ Việt Nam nắm nhiều trọng trách trong xã hội,

(URL:http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/252308/De

fault.aspx)

15. Lê Chân Ph-ơng (Biên soạn), Phong trào phụ nữ ba đảm đang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu n-ớc, NXB. Phụ nữ, Hà nội, 2006.

16. Lê Thị Quý, Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong những năm gần đây,

(URL:http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=14331554&news_

ID=28358001)

17. Đỗ Tiến Sâm, Báo cáo phát triển Trung Quốc – Tình hình và triển vọng, NXB Thế giới, Hà Nội, 2007.

18. Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên), Trung Quốc năm 2006 – 2007, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.

19. Mã Đức Tín, Phụ nữ Trung Quốc đang nhảy vọt, Bắc Kinh Ngoại Văn, 1960.

20. Đinh Công Tuấn, Quá trình cải cách kinh tế – xã hội của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Từ 1978 đến nay), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.

21. Nh- Quỳnh (Biên soạn), Giới thiệu phụ nữ Trung Hoa, NXB Sự thật, Hà Nội, 1950.

II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh

22. Ngan – Ling Chow, “Womnen’s studies and Sociology of women/Gender in Contemporary China”, Gender and Society, Vol.18, No.2, pp. 161 – 188, 2004.

24. Cherlyn Skromme Granrose, Gender differences in career perceptions in the People’s Republic of China,

(URL:http:// www.ermeraldinisight.com/1362-0436.htm)

25. Karen Hardee, “Family Planning and Women’s life in Rural China”,

International Family Planing Perspectives, Vol.30, No.2, pp. 68 – 76, 2004 26. Ping – Chun Hsiung, Maria Jaschok, Cecilia Milwertz, Chinese women organizing, Oxford International Publishers Ltd, NewYork, 2001.

27. Images of The “Mordern woman” in Asia, RoutledgeCurzon, Taylor & Francis Group, London, 2001.

28. Jen Tai, The status of Women in China, Publ by The council of intern affair, Nanking, 1936.

29. Li Yu – ning (Editor), Chinese women through Chinese eyes, An East Gate Book, NewYork, USA, 1991.

30. Janet W. Salaff, “Chinese Women in development: unfinished revolution”, Contemporary Sociology, Vol. 13, No.3, pp. 260 – 264, 1984.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trung quốc trong công cuộc cải cách mở cửa (1978 2008) (Trang 136 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)