Vai trò của phụ nữ Trung Quốc trong công cuộc cải cách – mở cửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trung quốc trong công cuộc cải cách mở cửa (1978 2008) (Trang 63)

cải cách – mở cửa

Sự lớn mạnh và ổn định của Trung Quốc về mọi mặt đời sống xã hội đã ghi nhận rất nhiều công sức to lớn của ng-ời phụ nữ. Phụ nữ Trung Quốc góp công, góp sức tạo ra vai trò không thể thiếu của mình trong tất cả các ph-ơng diện: chính trị – xã hội, kinh tế, văn hóa – giáo dục – khoa học, hôn nhân gia đình, bảo vệ môi tr-ờng....

2.1 Vai trò trong chính trị và quản lý đất n-ớc

Sự tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội từ x-a đến nay luôn hàm chứa nhiều thiên kiến đối với phụ nữ, cả một quá trình lịch sử phong kiến, đây luôn được coi là một “địa hạt” không dành cho phụ nữ. Tuy nhiên d-ới các điều kiện kinh tế, pháp luật và xã hội mới, phụ nữ Trung Quốc đã tham gia rộng rãi và toàn diện các công việc chung của quốc gia và công tác quản lý xã hội, đã có những đóng góp to lớn cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và dân chủ của Trung Quốc. Việc phụ nữ có quyền lợi chính trị bình đẳng với nam giới là một dấu mốc quan trọng đánh dấu vị trí ng-ời phụ nữ đ-ợc nâng cao, sự nghiệp giải phóng phụ nữ một cách toàn diện. Đây cũng là yêu cầu cơ bản của văn minh chính trị xã hội chủ nghĩa. Không có sự tham gia của phụ nữ thì hệ thống chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ không thể đ-ợc kiện toàn và cải thiện. 30 năm qua, sự nghiệp tham gia vào hoạt động chính trị và quản lý xã hội của phụ nữ thu đ-ợc những tiến bộ rõ rệt, hàng loạt các cán bộ -u tú đã đứng vào hàng ngũ lãnh đạo của đất n-ớc. Với tài đức song toàn, tinh thần hiến kế hiến công mạnh mẽ, trong mọi c-ơng vị phụ nữ Trung Quốc đều có những đóng góp hết sức quan trọng và có ý nghĩa.

Quá trình tham gia vào hoạt động chính trị, quản lý đất n-ớc của phụ nữ Trung Quốc bắt đầu từ việc thông qua cơ quan lập pháp, tham gia vào việc thảo luận và ban hành pháp luật; đảm nhận các chức vụ lãnh đạo ở các cấp chính phủ để tham gia vào quản lý các công việc của quốc gia và xã hội; thông qua các hội liên hiệp phụ nữ và tổ chức công đoàn để đ-a ra ý kiến và bảo hộ quyền lợi của chính mình, trực tiếp phản ánh những ý kiến và kiến nghị tới các cơ quan, bộ

phận có liên quan của Chính phủ. Qua đó, năng lực quản lý của phụ nữ đ-ợc tăng c-ờng, trình độ chính trị đ-ợc nâng cao.

2.1.1 Tích cực tham gia các hoạt động bầu cử, hoàn thiện tính dân chủ của chế độ chính trị Trung Quốc. chủ của chế độ chính trị Trung Quốc.

Từ sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách – mở cửa, cùng với tiến trình cải cách và dân chủ hóa thể chế chính trị, ý thức pháp luật tăng thì năng lực nhận thức chính trị của phụ nữ Trung Quốc cũng không ngừng đ-ợc cải thiện. Với ph-ơng diện hiểu biết và nhận thức chính trị trong cuộc điều tra “Vị trí xã hội của phụ nữ Trung Quốc lần thứ nhất” năm 1990 chúng ta có thể thấy: Tỷ lệ hiểu biết về Tổng Bí th- Đảng Cộng sản Trung Quốc là 55,7%; Chủ tịch n-ớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là 44,9%; Thủ t-ớng Quốc Vụ viện là 52,9%. Đến năm 2000, tỷ lệ phụ nữ quan tâm đến các công việc của quốc gia, hiểu biết về các công tác của chính phủ tăng lên rõ rệt. Theo cuộc điều tra lấy mẫu về vị trí xã hội của phụ nữ Trung Quốc lần thứ hai năm 2000 cho thấy, tỷ lệ hiểu biết về các cấp Chủ tịch n-ớc là 87,1%, tăng 42,3% so với năm 1990. Trong đó tỷ lệ nhận thức chính trị của phụ nữ ở thành phố đạt đến con số 96,7%; ở nông thôn là 83,8% [48].

Xuất phát từ nhận thức chính trị ngày càng cao, cùng với quyền bình đẳng tham gia mà Luật Bầu cử đã quy định, phụ nữ Trung Quốc đã tích cực tham gia bầu chọn cơ quan lãnh đạo các cấp từ Trung -ơng đến địa ph-ơng. Tham gia bầu chọn những đại biểu -u tú, đủ đức đủ tài để đảm nhận trọng trách quản lý, lãnh đạo đất n-ớc (xem phụ lục 2). Việc phụ nữ, với một lực l-ợng tham gia đông đảo vào công tác bầu chọn này chứng tỏ một vai trò không thể thiếu của phụ nữ trong hệ thống chính trị dân chủ của Trung Quốc.

2.1.2 Là lực l-ợng đông đảo trong các cơ quan, tổ chức từ Trung -ơng đến địa ph-ơng. -ơng đến địa ph-ơng.

Không chỉ quan tâm đến các vấn đề chính trị và xã hội của đất n-ớc, phụ nữ Trung Quốc còn tham gia tích cực, đông đảo trong các cơ quan, ban ngành trong cả n-ớc: Các tổ chức Đảng, Chính phủ, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc; Các

cơ quan lập pháp; Hội nghị Chính trị Hiệp th-ơng toàn quốc; Các cơ quan quản lý cấp cơ sở.

a. Đảng Cộng sản và các Đảng dân chủ

Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo hợp nhất các Đảng, phái chính trị là một trong những chế độ chính trị cơ bản của n-ớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. Phụ nữ trong Đảng Cộng sản đã chiếm một số l-ợng nhất định và liên tục tăng qua các năm. Năm 2004 số nữ đảng viên có khoảng 12,96 triệu ng-ời chiếm 18,6% trên tổng số, tăng 3% so với thống kê năm 1995 [59]. Theo thống kê gần đây nhất của bộ phận tổ chức thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, đến cuối năm 2007 toàn quốc có hơn 74 triệu đảng viên, trong đó đảng viên nữ khoảng 15,1 triệu ng-ời chiếm 20,4% trên tổng số đảng viên, tăng 0,7% so với cuối năm 2006 [70].

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nữ đảng viên qua các năm từ 1990 đến 2007 (%)

14.5 15.6 17.8 18.6 19.7 20.4 0 5 10 15 20 25 1990 1995 2000 2004 2006 2007 %

* Nguồn: Thống kê của Ban Tổ chức Trung -ơng Đảng [70]

Văn phòng Quốc Vụ viện [66]

Theo số liệu điều tra vị trí xã hội của phụ nữ Trung Quốc lần thứ 2 (năm 2000) cho thấy trong đội ngũ nữ đảng viên Đảng CS Trung Quốc đã có 53,5% nữ đảng viên đ-ợc kết nạp chỉ trong vòng 10 năm từ năm 1990 đến năm 2000 [48]. Đặc biệt trong năm 2007, ĐCS Trung Quốc đã phát triển đ-ợc 994 nghìn nữ đảng

viên, chiếm hơn 35,7% tổng số đảng viên đ-ợc phát triển [70]. Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức chú trọng đến công tác phát triển đảng viên mà đặc biệt là đảng viên nữ.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ghi nhận số l-ợng đại biểu nữ chiếm tới 18% tổng số Đại biểu, tăng hơn 1,2% so với kỳ Đại hội tr-ớc [60] (xem phụ lục 3). Và trong tiến trình các Khóa ủy ban Trung -ơng Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa cũng cho chúng ta thấy sự phát triển và tiến bộ không ngừng của các ủy viên nữ. Trong ủy ban Trung -ơng Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 16, phụ nữ chiếm 7,6% số l-ợng ủy viên và ủy viên trù bị, tăng hơn 0,3% so với khóa tr-ớc (xem phụ lục 4).

Trong hệ thống đảng phái chính trị ở Trung Quốc, bên cạnh Đảng Cộng sản với t- cách lãnh đạo và trụ cột còn phải kể đến 8 đảng phái khác. Số l-ợng nữ giới trong 8 đảng này cũng chiếm một tỷ lệ t-ơng đối cao, trong đó số nữ đảng viên của 7 đảng phái đã v-ợt qua con số 30% (trừ Đảng Trí Công) (xem phụ lục 5). Phụ nữ tham gia các đảng, phái chính trị không chỉ chiếm số l-ợng lớn mà còn cho thấy sự tăng tr-ởng nhanh và liên tục. Ngoài ra cũng có nhiều phụ nữ là cán bộ chính trị, tổ chức quan trọng của các Đảng khác. có hai thời điểm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ nhất là tại các năm 1990 và 2002 (xem phụ lục 6).

b. Đại hội Đại biểu nhân dân

Là cơ quan lập pháp, chế độ Đại hội đại biểu nhân dân là cơ chế chính trị cơ bản của Trung Quốc và Trung Quốc hết sức chú trọng đến việc phát huy vai trò quan trọng của phụ nữ trong Đại hội đại biểu nhân dân các cấp. Luật bầu cử Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội đại biểu nhân dân các cấp ban hành năm 1995 đã quy định: trong hàng ngũ đại biểu của Đại hội đại biểu, các đại biểu nữ phải có một số l-ợng phù hợp, đồng thời từng b-ớc nâng cao tỷ lệ các nữ đại biểu [42, 57]. Gần 30 năm qua, đại đa số phụ nữ đã tích cực tham gia bầu cử, lựa chọn đại biểu nhân dân, thực hiện quyền dân chủ của mình. Tỷ lệ nữ tham gia bầu cử đại biểu nhân dân ở các địa ph-ơng đạt trên 73%. Trong số đại biểu của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc từ khóa 5 đến khóa 11, tỷ lệ đại biểu nữ luôn duy trì ổn định ở mức trên 20% [61].

Bảng 1: Đại biểu nữ và ủy viên nữ trong Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc từ năm 1978.

Các kỳ Đại hội

Đại biểu nữ ủy viên nữ

Số l-ợng Tỷ lệ (%) Số l-ợng Tỷ lệ (%) Khóa 5 (1978) 742 21,2 33 21,0 Khóa 6 (1983) 632 21,2 14 9,0 Khóa 7 (1988) 634 21,3 16 11,9 Khóa 8 (1993) 626 21,0 19 12,3 Khóa 9 (1998) 650 21,8 17 12,7 Khóa 10 (2003) 604 20,2 21 13,2 Khóa 11 (2008) 637 21,33 - 17,7

* Nguồn: T- liệu thống kê của Đại hội Đại biểu ND toàn quốc [66] Hội Liên hiệp phụ nữ Trung Quốc [61]

* (-): Số liệu điều tra ch-a đầy đủ

Không chỉ tăng lên về mặt số l-ợng, trình độ tham gia chính trị của phụ nữ Trung Quốc cũng không ngừng tăng lên. Họ có mặt ở hầu hết các ủy ban quyết sách quan trọng của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (xem phụ lục 7). Tuy còn nhiều chênh lệch so với nam giới và mức độ tham gia vào các chuyên môn càng khó thì số l-ợng phụ nữ càng ít nh-ng đã phần nào thể hiện đ-ợc vai trò ngày càng lớn mạnh của ng-ời phụ nữ. Thể hiện đ-ợc trí tuệ và tài năng của phụ nữ trong việc giải quyết các vấn đề chính trị n-ớc nhà.

Đứng trong hàng ngũ đại biểu cơ quan quyền lực cao của nhân dân, phụ nữ đặc biệt chú ý đến các vấn đề: giáo dục y tế, môi tr-ờng sinh thái, bảo hộ quyền lợi của phụ nữ trẻ em và ng-ời tàn tật, an ninh xã hội. Tích cực tham gia đề xuất các ý kiến xây dựng chính sách và ban hành pháp luật, nỗ lực thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ trong các ph-ơng diện vừa nêu.

c. Hội nghị Chính trị hiệp th-ơng nhân dân

Hội nghị Chính trị Hiệp th-ơng nhân dân là một cơ cấu quan trọng của sự hợp th-ơng chính trị và hợp tác đa Đảng d-ới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Trung Quốc. Phụ nữ Trung Quốc cũng rất tích cực tham gia vào các hoạt động của Hội nghị Chính trị hiệp th-ơng nhân dân. Cải cách – mở cửa năm 1978 đánh dấu thời điểm phụ nữ tham gia Hiệp th-ơng chính trị tăng lên rõ rệt, tăng 2% so với những năm tr-ớc [42, 57]. Sau 25 năm tại Hội nghị khóa 10 năm 2003, nữ ủy viên và nữ ủy viên th-ờng trực đã chiếm 16,8% và 11,71%, tăng hơn 2,1% và 4,1% so với Hội nghị khóa 5 năm 1978. Tỷ lệ nữ ủy viên trong ủy ban Hiệp th-ơng chính trị luôn duy trì ổn định ở mức trên 15% [68].

Bảng 2: Nữ ủy viên và nữ ủy viên th-ờng vụ trong Hội nghị chính trị hiệp th-ơng toàn quốc các khóa

Khóa Năm Nữ ủy viên Tỷ lệ

(%) Nữ th-ờng ủy Tỷ lệ (%) Khóa 1 1954 12 6,6 4 6,9 Khóa 2 1959 83 14,3 5 6,5 Khóa 3 1964 87 8,1 8 5,0 Khóa 4 1975 107 8,9 9 5,6 Khóa 5 1978 293 14,7 24 7,6 Khóa 6 1983 281 13,8 33 11,0 Khóa 7 1988 303 14,5 28 10,0 Khóa 8 1993 193 9,2 29 9,2 Khóa 9 1998 341 15,5 29 8,97 Khóa 10 2003 375 16,8 35 11,71

* Nguồn: T- liệu thống kê của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc [60]

Giống nh- các đại diện nữ tại cơ quan Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, các nữ ủy viên và nữ th-ờng ủy tại Hội nghị Chính trị Hiệp th-ơng nhân dân cũng tham gia vào các công việc chuyên môn tại các ủy ban chuyên trách (xem phụ lục 8). Họ đem sức lực, trí tuệ và năng lực của mình phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, khoa học giáo dục, dân số, tài nguyên môi tr-ờng, các cơ chế xã hội và pháp luật, dân tộc và tôn giáo, vấn đề Macao, Hồng Kông, Đài

Loan và các vấn đề đối ngoại khác. Đóng góp này đ-ợc thể hiện rõ rệt nhất qua Hội nghị Chính trị Hiệp th-ơng nhân dân hai khóa (khóa 9 và khóa 10). Tuy tỷ lệ nữ ở các ủy ban vẫn tồn tại nhiều chênh lệch, đặc biệt là giữa các vấn đề kinh tế và các vấn đề xã hội, song cũng đã thể hiện đ-ợc những đóng góp to lớn của phụ nữ.

d. Cơ quan quản lý cấp cơ sở

Mạng l-ới tham gia chính trị và các công việc quốc gia của phụ nữ Trung Quốc hết sức sâu rộng. Không chỉ dừng lại ở các cơ quan lãnh đạo cấp Trung -ơng, vai trò của phụ nữ còn mở rộng đến cả các cơ quan cấp địa ph-ơng, cơ sở. Các cơ quan này đều có sự tham gia đông đảo và hết sức nhiệt tình của chị em phụ nữ. Là một lực l-ợng đông đảo có mặt ở hầu hết các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, phụ nữ Trung Quốc đã có công lớn trong việc thúc đẩy các hoạt động quản lý ở các địa ph-ơng này. Tạo ra đ-ợc một mạng l-ới dầy đặc các hoạt động xây dựng văn minh tinh thần trong đông đảo quần chúng nhân dân nh-: văn hóa gia đình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, -u tiên xóa mù chữ... tất cả không chỉ cải thiện đời sống cho bộ phận phụ nữ, trẻ em mà còn góp phần quan trọng tạo sự ổn định, đoàn kết chung cho xã hội, hiệu quả chung cho hệ thống chính trị.

Đến năm 2004 đã có 237 nghìn chị em góp mặt trong ủy ban dân c-, nữ ủy viên ủy ban thôn xã có tới hơn 443 nghìn ng-ời, lần l-ợt chiếm tỷ lệ 55,8% và 15,1% trên tổng số ủy viên [69]. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp quản lý ở ủy ban thôn đã tăng lên 16,2% vào năm 2002 và 23,2% vào cuối năm 2007. Lực l-ợng phụ nữ này đã góp phần quan trọng và hết sức tích cực trong việc xây dựng dân chủ ở cấp cơ sở (xem phụ lục 9).

2.1.3 Phụ nữ tích cực đề xuất và kiến nghị trong các quyết sách. Sau khi có đại diện của mình trong các cơ quan quản lý thì một trong những Sau khi có đại diện của mình trong các cơ quan quản lý thì một trong những biểu hiện tiêu biểu cho vai trò ng-ời phụ nữ Trung Quốc ở ph-ơng diện chính trị – xã hội chính là họ phát huy tiếng nói của mình trong tổ chức, cơ quan đó. Phụ nữ đã đóng góp cho sự hoàn thiện về thể chế, cho việc hoạch định các chính sách và ban hành pháp luật. Vai trò của họ đ-ợc thể hiện qua việc họ đ-a ra những đề xuất, kiến nghị quý báu, sát thực và hiệu quả. Đặc biệt là những kiến nghị giúp cải thiện đời sống và bảo vệ cho chính phụ nữ và trẻ em. Về ph-ơng diện này, số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trung quốc trong công cuộc cải cách mở cửa (1978 2008) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)