Quản lý chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản lý các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (Trang 27 - 29)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.1. Chỉ dẫn địa lý

1.1.3. Quản lý chỉ dẫn địa lý

- Khái niệm quản lý CDĐL

Cùng với khái niệm CDĐL, khái niệm quản lý CDĐL cũng đƣợc đề cập đến trong một số nghiên cứu quốc tế [27] và một số nghiên cứu của các tác giả Việt Nam. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu định nghĩa khái niệm quản lý CDĐL. Luận văn chƣa tìm thấy định nghĩa nào về quản lý CDĐL ngoại trừ định nghĩa của tác giả Đỗ Lê Văn: “Quản lý CDĐL là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức tập thể (hiệp hội) của các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu đề ra.” [17;27]. Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có đề cập đến khái niệm quản lý CDĐL, cụ thể là Luật SHTT năm 2005 có đề cập đến khái niệm “quyền quản lý CDĐL”, “tổ chức quản lý CDĐL”, tuy nhiên không định nghĩa thế nào là “quản lý CDĐL”. Mặc dù không định nghĩa khái niệm quản lý CDĐL nhƣng Luật

SHTT năm 2005 quy định thẩm quyền quản lý CDĐL thuộc về Nhà nƣớc. Cụ thể hơn, Nghị định 103/2006/NĐ-CP của Chính Phủ quy định Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng có trách nhiệm quản lý CDĐL thuộc địa phƣơng. [2;Điều 3.2].

Tiếp cận từ góc độ lý thuyết hệ thống, Luận văn cho rằng quản lý CDĐL là quá trình chủ thể quản lý tác động đến đối tƣợng CDĐL nhằm đạt đƣợc mục tiêu chống lại các hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất, lừa dối ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc và chất lƣợng của sản phẩm có chất lƣợng và danh tiếng nhờ nguồn gốc địa lý, từ đó thu lại các giá trị gia tăng của các sản phẩm CDĐL.

- Các cấp độ quản lý CDĐL:

Dựa vào chủ thể quản lý, có thể phân loại các cấp độ quản lý CDĐL khác nhau:

+ Cấp độ vĩ mô tƣơng ứng với chủ thể quản lý CDĐL là Nhà nƣớc, thực hiện các hoạt động quản lý CDĐL thông qua việc ban hành các chính sách bảo hộ CDĐL, thiết lập các công cụ nhằm thực thi chính sách bảo hộ đối với CDĐL.

+ Cấp độ vi mô tƣơng ứng với chủ thể quản lý CDĐL là cộng đồng các tác nhân trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm CDĐL (các tổ chức tập thể, hiệp hội các nhà sản xuất, chế biến sản phẩm CDĐL).

- Sự khác biệt của quản lý CDĐL so với các đối tƣợng SHTT khác

Xuất phát từ mục tiêu của chính sách bảo hộ CDĐL là nhằm chống lại các hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất, lừa dối ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc và chất lƣợng của sản phẩm; và đặc trƣng của đối tƣợng đƣợc bảo hộ đó là các sản phẩm gắn với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý có danh tiếng, chất lƣợng và đặc tính cụ thể nhờ vào nguồn gốc địa lý của nó, có thể coi CDĐL là một dạng chứng nhận đặc biệt. Hay nói cụ thể hơn, việc bảo hộ CDĐL không chỉ bao gồm riêng yếu tố dấu hiệu mà luôn luôn phải đi kèm với các điều kiện về nguồn gốc xuất xứ và đặc trƣng về chất lƣợng tƣơng ứng. Nếu nhƣ các quy định về bảo hộ nhãn hiệu thông thƣờng

không yêu cầu các sản phẩm gắn nhãn hiệu đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lƣợng thì điều kiện bảo hộ CDĐL phải là có tính chất, chất lƣợng đặc trƣng nhờ các điều kiện địa lý quy định. Chính vì vậy mà tài liệu nộp đơn đăng ký CDĐL của các quốc gia bảo hộ CDĐL theo hệ thống quy định riêng đều yêu cầu cần phải có Bản mô tả CDĐL trong đó phải có các thông tin mô tả rõ về các đặc tính chất lƣợng của sản phẩm, điều kiện địa lý, mối quan hệ giữa đặc tính sản phẩm và điều kiện địa lý... Bản mô tả CDĐL có thể đƣợc coi là một cam kết của chủ sở hữu đối với Nhà nƣớc về các tiêu chuẩn chất lƣợng, nguồn gốc của sản phẩm mang CDĐL. Đây là cơ sở để phân biệt sản phẩm mang CDĐL với các sản phẩm cùng loại khác. Vấn đề đặt ra là để thực thi có hiệu quả chính sách bảo hộ CDĐL, Nhà nƣớc phải có cơ chế để đảm bảo rằng sản phẩm đƣợc bảo hộ CDĐL đáp ứng đầy đủ các quy định đƣợc nêu tại Bản mô tả sản phẩm. Từ đó mới có thể phân biệt đƣợc sản phẩm có nguồn gốc và đảm bảo chất lƣợng nhƣ đã nêu với các sản phẩm cùng loại khác và có cơ sở để xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với CDĐL, bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và của các nhà sản xuất sản phẩm CDĐL. Hay nói cách khác, để đạt đƣợc mục tiêu bảo hộ CDĐL, quy trình quản lý CDĐL yêu cầu cần phải có các cơ chế kiểm soát chất lƣợng đối với các sản phẩm đƣợc gắn CDĐL đƣợc bảo hộ nhằm đảm bảo sản phẩm đƣợc chứng nhận CDĐL đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về nguồn gốc và chất lƣợng nhƣ đã cam kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản lý các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)