9. Cấu trúc của Luận văn
1.2. Kiểm soát độc lập đối với chỉ dẫn địa lý
1.2.2. Nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò của kiểm soát trong quy trình quản lý chỉ dẫn
quản lý chỉ dẫn địa lý
Liên minh châu Âu là khu vực có lịch sử bảo hộ CDĐL lâu đời nhất, [29;361] và có số lƣợng các CDĐL đƣợc bảo hộ nhiều nhất trên thế giới [24;211]. Quá trình phát triển CDĐL ở các nƣớc này cũng cho thấy rằng song
song với cơ chế bảo hộ cần phải có cơ chế kiểm soát nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm đƣợc bảo hộ đáp ứng các tiêu chuẩn đã công bố. Dƣới góc độ xã hội học, “Bản mô tả tính chất chất lƣợng đặc thù của sản phẩm” (Bản mô tả) có thể đƣợc coi là một “khế ƣớc xã hội”. Trong đó, Nhà nƣớc chấp nhận bảo hộ các CDĐL và có các chế tài để thực thi thiết chế đó, đổi lại các chủ thể quyền CDĐL cam kết cung cấp cho thị trƣờng các sản phẩm có nguồn gốc địa lý xác định đạt các tiêu chí về chất lƣợng đƣợc nêu trong Bản mô tả. Và nhƣ vậy, kiểm soát CDĐL chính là quy trình đƣợc thực hiện bởi cả Nhà nƣớc và cả chủ thể quyền nhằm đảm bảo các cam kết về bảo hộ CDĐL đã đƣợc thực thi. Hay nói cách khác đó chính là quá trình kiểm tra ở các cấp độ khác nhau nhằm đảm bảo sản phẩm mang CDĐL đƣợc thƣơng mại hóa đáp ứng các tiêu chí nêu tại Bản mô tả. Nhƣ vậy, kiểm soát CDĐL là khâu không thể thiếu trong một quy trình bảo hộ CDĐL nhằm đạt đến mục tiêu của nó là khuyến khích sự phát triển của các sản phẩm có chất lƣợng đảm bảo gắn liền với nguồn gốc xuất xứ xác định. Kiểm soát CDĐL mặt khác cũng là cơ chế song song không thể thiếu bên cạnh quy trình xác lập quyền CDĐL nhằm chống lại sự giả mạo nguồn gốc xuất xứ, lợi dụng danh tiếng của các sản phẩm nổi tiếng nhằm trục lợi bất chính. Các sản phẩm mang CDĐL có giá bán cao gấp nhiều lần đối với các sản phẩm cùng loại khác. Các ví dụ cụ thể đƣợc thống kê nhƣ: giá của trà Xihu Longjing tăng lên 10% vào năm 2005 kể từ khi đƣợc bảo hộ CDĐL năm 2001; tại Pháp pho mát đƣợc bảo hộ CDĐL có giá cao hơn xấp xỉ 30% so với pho mát nói chung; dầu ôliu Tuscan có giá cao hơn so với giá của dầu có chất lƣợng tƣơng đƣơng; thịt gà Bresse tại Pháp có giá cao gấp 4 lần so với thịt gà không đƣợc chứng nhận CDĐL …[24;21]. Điều này chứng tỏ rằng ngƣời tiêu dùng đã đặt niềm tin rất lớn vào các sản phẩm đƣợc bảo hộ CDĐL đồng thời cũng cho thấy giá trị của các sản phẩm mang CDĐL cao hơn rất nhiều lần so với các sản phẩm chƣa có danh tiếng khác. Các sản phẩm đƣợc chứng nhận CDĐL đƣa lại cho các quốc gia giá trị kinh tế không nhỏ, doanh thu của các sản phẩm này trên toàn thế giới ƣớc tính khoảng 40 tỷ đô la Mỹ.[24;19]. Trƣớc những nguồn lợi to lớn mà CDĐL mang lại nhƣ vậy, việc giả mạo các
sản phẩm mang CDĐL, việc cố tình gia tăng số lƣợng sản phẩm mà không tuân thủ các quy định về kiểm soát chất lƣợng sản phẩm của các nhà sản xuất… là nguy cơ không thể tránh khỏi nếu không có cơ chế kiểm soát.
Các nghiên cứu đi trƣớc chỉ ra rằng nếu không có quy trình kiểm soát chặt chẽ thì CDĐL không phải là một mô hình hiệu quả. [24;19]. Ngƣời tiêu dùng ngày càng có xu hƣớng thận trọng hơn khi lựa chọn các sản phẩm, đặc biệt là lƣơng thực và thực phẩm, họ cũng sẵn sàng trả tiền cao hơn cho các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chất lƣợng đảm bảo.[31;110]. Chính vì vậy, một hệ thống kiểm soát chất lƣợng đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực chất lƣợng theo đúng cam kết, đúng nguồn gốc xuất xứ sẽ là yếu tố quyết định giúp cho các sản phẩm CDĐL có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trƣờng. Hệ thống kiểm soát chất lƣợng cho phép truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lƣợng nhờ tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất đã đƣợc thiết lập tại Bản mô tả. Và do đó, các sản phẩm mang CDĐL có đƣợc các giá trị gia tăng nhờ danh tiếng và niềm tin của ngƣời tiêu dùng. Có thể nói, trong bốn bƣớc để đảm bảo cho một quy trình CDĐL thành công là nhận diện, chứng nhận, thƣơng mại và tái sản xuất (Sơ đồ 1.1) thì việc chứng nhận đóng vai trò quan trọng và kiểm soát chất lƣợng chính là khâu không thể thiếu trong quá trình chứng nhận này.
Xuất phát từ thực tiễn đó trong quá trình bảo hộ CDĐL, với ý tƣởng là cần phải tách biệt các tổ chức tập thể và tổ chức kiểm soát để đảm bảo tính khách quan và minh bạch trong quy trình CDĐL, nhằm nâng cao tính tin cậy của hệ thống CDĐL, Liên minh châu Âu đã ban hành các quy định chính thức nhằm thiết lập cơ chế kiểm soát CDĐL. Và cho đến thời điểm hiện nay, các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu cũng là các nƣớc thành công trong việc bảo hộ và kiểm soát các CDĐL.11
11
Theo Daniele Giovaninucci: Liên minh châu Âu có khoảng 6021 chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ, trong đó rƣợu vang và rƣợu mạnh chiếm đến 5200 sản phẩm; trong đó các quốc gia dẫn đầu bao gồm Pháp với thị trƣờng các sản phẩm chỉ dẫn địa lý chiếm 10% tổng giá trị thị trƣờng thực phẩm, ƣớc tính 19 tỷ Euro; 430 chỉ dẫn địa lý của Italia thu đƣợc 12 tỷ Euro, 133 chỉ dẫn địa lý của Tây Ban Nha tạo ra khoảng 3,5 tỷ Euro. Các chỉ dẫn địa lý tại bảy
Sơ đồ 1.1. Vòng tròn đảm bảo chất lƣợng nhờ xuất xứ sản phẩm
(nguồn: Emilie Vadencandelaere)
1.2.3. Hệ th.3. Emilie Vadencandelaerv)hờ xuất xứ sản p - Khái niệm
Luận văn lựa chọn lý thuyết hệ thống để tiếp cận và nghiên cứu hệ thống kiểm soát độc lập đối với CDĐL. Từ cách tiếp cận của lý thuyết hệ thống, có thể định nghĩa hệ thống kiểm soát độc lập đối với CDĐL nhƣ sau: Hệ thống kiểm soát độc lập đối với CDĐL là hệ thống có mục tiêu đảm bảo các sản phẩm mang CDĐL đáp ứng các tiêu chuẩn đƣợc công bố trong Bản mô tả sản phẩm. Trong đó, chủ thể của hệ thống là các Tổ chức kiểm soát độc lập và đối tƣợng bị điều khiển là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL.
quốc gia châu Âu khác tạo ra giá trị gia tăng khoảng 5,2 tỷ Euro hàng năm chiếm 10% ngân sách nông nghiệp,
Tái sản xuất Thƣơng mại Các nguồn lực địa phƣơng Thị trƣờng Xã hội Sản phẩm Chính sách Nhận diện Chứng nhận
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổng quát của hệ thống Kiểm soát độc lập đối với CDĐL
Vào Ra (Mục tiêu)
Điều khiển Phản hồi
Nguồn: tác giả tự tổng hợp dựa trên sơ đồ của Nobert Wiener
- Cấu trúc của hệ thống kiểm soát độc lập đối với CDĐL
+ Chủ thể của hệ thống là tổ chức kiểm soát độc lập
Khái niệm tổ chức kiểm soát độc lập đƣợc đề cập đến tại một số quy định của Liên minh châu Âu và trong một số nghiên cứu của các tác giả châu Âu:
Quy chế số 882/2004 của Liên minh châu Âu định nghĩa tổ chức kiểm soát độc lập (control body) là “bên độc lập thứ ba có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ kiểm soát”. [21;Điều 2.5].
Tổ chức kiểm soát cũng có thể đƣợc định nghĩa là “Tổ chức độc lập có trách nhiệm kiểm soát việc tuân thủ các quy định của Bản mô tả CDĐL, là tổ chức được cấp phép bởi cơ quan chứng nhận quốc gia”. [19;2]. Quy chế số 510/2006 của Liên minh châu Âu về bảo hộ CDĐL và chỉ dẫn nguồn gốc cho nông sản và thực phẩm mặc dù không định nghĩa khái niệm “tổ chức kiểm soát độc lập”, nhƣng làm rõ nội hàm của khái niệm này khi quy định tổ chức kiểm soát độc lập có thể là cơ quan có thẩm quyền do Nhà nƣớc chỉ định hoặc các tổ chức chứng nhận (certification body). [22;Điều 11.1;11.2]. Các tổ chức chứng nhận ở đây đƣợc hiểu là các tổ chức tƣ nhân có chức năng chứng nhận, đáp ứng Tiêu chuẩn Châu Âu EN 45011 hoặc ISO/IEC Guide 65 (Tiêu chuẩn chung cho các tổ chức quản lý hệ thống chứng nhận sản phẩm).[22;Điều 11.3]. Hay nói cách khác, để có thể thực hiện chức năng kiểm soát độc lập,
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
Tổ chức kiểm soát độc lập
các tổ chức tƣ nhân cần đƣợc cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đạt đƣợc tiêu chuẩn châu Âu EN 450011 hoặc ISO/IEC GUIDE 65.
Tiêu chuẩn châu Âu EN 45011 hoặc ISO/IEC GUIDE 65 (tƣơng đƣơng với TCVN 7457:2004) là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với tổ chức tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy. Đây là tiêu chuẩn đƣợc sử dụng để thiết lập hệ thống chứng nhận sản phẩm và xin công nhận có đủ năng lực chứng nhận sản phẩm. Cụ thể là, để tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm, tổ chức chứng nhận phải có cơ cấu thích hợp cho hoạt động chứng nhận; có các chuyên gia đánh giá về sản phẩm đƣợc chứng nhận và hệ thống đảm bảo chất lƣợng của cơ sở xin chứng nhận; quy định về các phƣơng thức đánh giá chứng nhận sản phẩm gồm các bƣớc nhƣ: lấy mẫu, thử nghiệm, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lƣợng.13
Năm 2012, ISO/IEC GUIDE 65 đã đƣợc thay thế bởi ISO/IEC 17065:2012. Theo đó, có một số thay đổi trong nội dung của quy định này nhƣ: sửa đổi cấu trúc tiêu chuẩn theo định dạng mới áp dụng chung đối với các tiêu chuẩn về đánh giá sự phù hợp; sửa đổi về nội dung các yêu cầu; tiếp cận theo chức năng đối với yêu cầu về quá trình chứng nhận; sửa đổi thuật ngữ và định nghĩa theo các thuật ngữ mới về đánh giá sự phù hợp; cải tiến yêu cầu về đảm bảo tính khách quan trong hoạt động chứng nhận; bổ sung yêu cầu về thiết lập hệ thống quản lý khi vận hành hệ thống chứng nhận sản phẩm…14
Nhƣ vậy, tổ chức kiểm soát độc lập là tổ chức có chức năng thực hiện hoạt động kiểm soát sự tuân thủ Bản mô tả CDĐL của các cá nhân/tổ chức đƣợc phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm CDĐL, kiểm soát nguồn gốc và chất lƣợng sản phẩm mang CDĐL. Tổ chức kiểm soát độc lập là tổ chức đƣợc cơ quan có thẩm quyền chỉ định hoặc đƣợc chứng nhận đủ tiêu chuẩn để thực hiện hoạt động kiểm soát và có cơ cấu hoàn toàn độc lập, tách biệt với tổ chức tập thể của những ngƣời sản xuất và kinh doanh sản phẩm CDĐL.
+ Đối tƣợng bị điều khiển của hệ thống là chủ sở hữu CDĐL
13 Nguồn: http://qmt.com.vn/chia-se/1325-ISO-IEC-Guide-65-Tieu-chuan-quy-dinh-cac-yeu-cau-doi-voi-to- chuc-tien-hanh-danh-gia-chung-nhan-san-pham-hop-chuan-hop-quy.html, cập nhật ngày 20/12/2015
Quy định của EC và nhiều nƣớc khác về chủ sở hữu CDĐL có sự khác biệt so với quy định của pháp luật Việt Nam. EC quy định chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký TGXXHH/CDĐL phải là một nhóm đại diện cho các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm CDĐL. [22;Phụ lục 01]. Các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm CDĐL có thể tập hợp thành các Hiệp hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm CDĐL hoặc không. Hiệp hội sản xuất kinh doanh sản phẩm mang CDĐL là “tổ chức tập thể những người sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL tại một khu vực địa lý xác định. Hiệp hội do các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL tự nguyện thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật”. [17;33]. Tuy nhiên, Luật SHTT năm 2005 của Việt Nam lại quy định chủ sở hữu CDĐL là Nhà nƣớc. [9;Điều 121.4]. Điều này dẫn đến việc các cơ quan Nhà nƣớc hiện vừa là chủ thể của hệ thống đồng thời vừa là đối tƣợng bị điều khiển của hệ thống.
- Mục tiêu của hệ thống kiểm soát độc lập đối với CDĐL
Mục tiêu của hệ thống kiểm soát độc lập đối với CDĐL đó là đảm bảo tất cả các thành viên sử dụng CDĐL tuân thủ các quy tắc đƣợc nêu tại Bản mô tả CDĐL, đảm bảo sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc xuất xứ và chất lƣợng sản phẩm đúng với cam kết của ngƣời đăng ký CDĐL. Bản mô tả CDĐL ở đây đƣợc hiểu là tài liệu mà ngƣời đăng ký nộp cho cơ quan có thẩm quyền để đề nghị đƣợc bảo hộ CDĐL, trong đó bao gồm tất cả các thông tin về chất lƣợng đặc thù của sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm, mối liên hệ giữa điều kiện địa lý và tính chất đặc thù của sản phẩm… Việc kiểm tra của tổ chức kiểm soát độc lập chủ yếu dựa vào các yếu tố sau: nguyên liệu thô và quá trình chế biến sản phẩm; truy nguyên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để đảm bảo sản phẩm xuất xứ đúng từ khu vực địa lý đã đƣợc xác định; các thành phần chất lƣợng và hình ảnh cuối cùng của sản phẩm nhƣ đã đƣợc nêu trong Bản mô tả (các chỉ tiêu chất lƣợng, bao bì, nhãn mác…).[31;111].
Trong đó, truy nguyên nguồn gốc xuất xứ đƣợc Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) định nghĩa là “khả năng xác định lịch sử, địa điểm hoặc các biện pháp áp dụng nhờ tài liệu ghi chép” (ISO 8402:1994). Sau đó định nghĩa này
đƣợc cập nhật trong ISO 9000:2000 nhƣ sau: “truy xuất nguồn gốc là khả năng xác định lịch sử, địa điểm hoặc các biện pháp áp dụng được xem xét”.15
Cả hai định nghĩa này đều thể hiện nội hàm của khả năng truy nguyên là mối liên hệ giữa sản phẩm và nguồn gốc nguyên liệu sản xuất, lịch sử sản xuất, lịch sử phân phối cùng với địa điểm tƣơng ứng. Đối với sản phẩm CDĐL, hệ thống truy nguyên cho phép xác định các công đoạn mà sản phẩm phải trải qua khi đến tay ngƣời tiêu dùng, các chủ thể liên quan đến quy trình sản xuất trong chuỗi giá trị, nguồn gốc và sự độc đáo trong việc sử dụng nguyên liệu thô… Từ đó đảm bảo rằng Bản mô tả sản phẩm đƣợc áp dụng một cách đúng đắn. [31;112].
1.2.4. Các quy định của pháp luật của Việt Nam về kiểm soát chỉ dẫn địa lý địa lý
Về khung pháp lý, hiện nay Việt Nam chƣa có các quy định cụ thể về kiểm soát CDĐL. Trong toàn bộ các quy định về CDĐL, chỉ có Điều 106. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đề cập đến việc Bản mô tả CDĐL cần có các thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lƣợng đặc thù của sản phẩm. Tuy nhiên quy định cụ thể tại Thông tƣ số 01/2007/TT-BKHCN về Bản mô tả tính chất, chất lƣợng sản phẩm lại không yêu cầu thông tin này. Các yêu cầu về việc kiểm soát độc lập đối với các sản phẩm mang CDĐL đều chƣa đƣợc quy định trong bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam. Chính vì vậy, về mặt pháp lý, việc kiểm soát độc lập đối với CDĐL ở Việt Nam chƣa phải là một yêu cầu bắt buộc.
Kết luận Chƣơng 1
Trong Chƣơng 1, Luận văn đã tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về CDĐL, bảo hộ CDĐL, quản lý CDĐL, kiểm soát CDĐL đồng thời, sử dụng lý thuyết hệ thống để phân tích hệ thống quản lý và hệ thống kiểm soát CDĐL. Việc thực thi hệ thống quản lý và kiểm soát CDĐL trong thực tiễn
15Nguồn: http://www.tracefood.org/index.php/Fundamentals:Traceability_definition, cập nhật ngày 20/12/2015
nhƣ thế nào và tác động của các yếu tố về thể chế đến hệ thống này ra sao sẽ đƣợc Luận văn trình bày tại Chƣơng 2.
CHƢƠNG 2.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CÁC CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐƢỢC BẢO HỘ Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về thực trạng quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam Việt Nam
Tính từ năm 2001, khi CDĐL đầu tiên của Việt Nam là nƣớc mắm Phú