9. Cấu trúc của Luận văn
3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý và kiểm soát CDĐL
minh châu Âu là mô hình phân định rất rõ các cấp độ: tự kiểm soát, kiểm soát nội bộ, kiểm soát độc lập và kiểm soát ngoại vi. Trong đó, nhiệm vụ kiểm soát độc lập do tổ chức chứng nhận thực hiện. Trên cơ sở tham khảo mô hình quản lý và kiểm soát CDĐL của Liên minh châu Âu, Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý và kiểm soát CDĐL của Việt Nam tại Mục 3.2, 3.3., 3.4.
3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý và kiểm soát CDĐL và kiểm soát CDĐL
Kết quả khảo sát tại Chƣơng 2 cho thấy các CDĐL của Việt Nam đang đƣợc quản lý và kiểm soát theo các mô hình khác nhau, thậm chí có những CDĐL mới chỉ đƣợc bảo hộ mà chƣa triển khai hoạt động quản lý và kiểm soát trong thực tế. Nguyên nhân của tình trạng này cũng đƣợc chứng minh tại Chƣơng 2 là do chƣa có các quy định pháp luật cụ thể về quản lý và kiểm soát CDĐL. Để có sự thống nhất về tổ chức và quy trình quản lý, kiểm soát đối với tất cả các CDĐL đƣợc bảo hộ, Luận văn đề xuất các giải pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật nhƣ sau:
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ
Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ cần có các quy định cụ thể về:
- Yêu cầu bắt buộc triển khai hệ thống kiểm soát CDĐL và công khai thông tin về các cơ quan kiểm soát khi CDĐL đƣợc bảo hộ. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ của Việt Nam đƣợc thực hiện theo quy trình từ “trên xuống” có nghĩa là Nhà nƣớc hỗ trợ thực hiện các thủ tục xác lập quyền. Vai trò của các cơ quan quản lý hành chính ở địa phƣơng đang đƣợc xác định là chủ đạo trong việc xây dựng hồ sơ, theo đuổi hồ sơ đăng ký… Trong khi tổ chức tập thể, các cơ sở sản xuất, nhà sản xuất rất ít tham gia vào quá trình này. Sau khi chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ, các cơ quan quản lý mới tiến hành xây dựng mô hình quản lý và kiểm soát, yêu cầu các tác nhân trong khu vực địa lý thực hiện. Điều này dẫn đến hai nguy cơ: Một là, không có cơ chế ràng buộc để đảm bảo chỉ dẫn địa lý đƣợc kiểm soát chất lƣợng sau khi đƣợc bảo hộ. Hai là, có thể mô hình kiểm soát mà cơ quan quản lý địa phƣơng đề xuất là mô hình các nhà sản xuất và tổ chức tập thể không có khả năng thực thi do không đƣợc tham gia xây dựng. Để giải quyết vấn đề này, cần phải quy định việc công khai thông tin về tổ chức kiểm soát là yêu cầu bắt buộc ngay từ thời điểm nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý đồng thời đảm bảo tổ chức tập thể và các tác nhân chính trong khu vực địa lý phải đƣợc tham gia vào quá trình xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý và mô hình kiểm soát.
- Chức năng, nhiệm vụ của các cấp kiểm soát đƣợc phân định theo mô hình 4 bƣớc kiểm soát: tự kiểm soát, kiểm soát nội bộ, kiểm soát độc lập và kiểm soát ngoại vi. Chức năng, nhiệm vụ của các cấp kiểm soát cần đƣợc quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật để tránh tình trạng các cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát một cách chồng chéo hoặc bỏ sót một số nội dung không kiểm soát nhƣ hiện nay.
- Bổ sung các quy định về chức năng kiểm soát độc lập CDĐL cho các tổ chức chứng nhận, các yêu cầu và tiêu chuẩn đối với tổ chức chứng nhận khi thực hiện chức năng kiểm soát độc lập CDĐL. Cần xây dựng kế hoạch hỗ trợ các tổ chức chứng nhận tiếp cận với lĩnh vực kiểm soát độc lập đối với các chỉ dẫn địa lý đã đƣợc bảo hộ. Chính sách khuyến khích các tổ chức chứng
nhận hoạt động trong lĩnh vực kiểm soát độc lập đối với chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ cần phải đƣợc thể hiện tại các văn bản pháp luật, từ đó hình thành dần mạng lƣới các tổ chức chứng nhận hoạt động trong lĩnh vực kiểm soát độc lập đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam.
Việc ban hành các quy định cụ thể về ba nội dung đƣợc nêu ở trên sẽ cho phép hình thành một cơ chế hoàn thiện về kiểm soát chất lƣợng các chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ, tránh tình trạng không thống nhất trong mô hình quản lý các chỉ dẫn địa lý nhƣ hiện nay.
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quản lý và sử dụng CDĐL được bảo hộ
Kết quả khảo sát tại Chƣơng 2 cho thấy mặc dù hiện có 42 CDĐL đƣợc bảo hộ nhƣng chỉ có 33/42 CDĐL đã có các quy chế về việc quản lý và sử dụng CDĐL đƣợc ban hành. Nội dung của các quy chế này cũng còn nhiều vấn đề chƣa thống nhất, nhiều quy định chƣa hợp lý do đó gặp khó khăn khi thực thi. Các quy chế quản lý và sử dụng CDĐL là khung pháp lý cơ bản thiết lập hệ thống quản lý và kiểm soát CDĐL, do đó sau khi các quy định chung về quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý đã đƣợc ban hành, các quy chế quản lý và sử dụng CDĐL do tổ chức quản lý CDĐL ban hành cũng cần đƣợc kiện toàn và hoàn thiện lại trên cơ sở các nội dung cụ thể cần phải có nhƣ:
- Quy định rõ các tổ chức đảm nhận các cấp kiểm soát; - Quy định rõ cơ cấu tổ chức của các cấp kiểm soát;
- Quy định rõ nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các cấp kiểm soát; - Quy định rõ kế hoạch, thời gian và phƣơng thức kiểm soát.
Hiện nay, các quy chế quản lý và sử dụng CDĐL do các tổ chức quản lý CDĐL hầu hết chỉ bao gồm các nội dung chung chung mà chƣa có các thông tin chi tiết về kế hoạch, thời gian, phƣơng thức kiểm soát, hình phạt đối với các hành vi vi phạm Bản mô tả sản phẩm. Chính vì vậy hiệu quả thực thi của các văn bản đƣợc ban hành ở cấp độ này không cao. Việc kiện toàn và hoàn thiện lại toàn bộ hệ thống các văn bản về quản lý chỉ dẫn địa lý ở cấp địa
phƣơng sẽ cho phép cải thiện hiệu quả thực thi chính sách bảo hộ CDĐL và dần thúc đẩy đƣợc sự phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm mang CDĐL.